Bộ Ngoại giao vừa phát thông cáo cho biết, nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romani Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ, thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1.

img 0224 1344.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân. Ảnh: Phạm Hải

WEF là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động theo hình thức hợp tác công – tư, được Giáo sư Klaus Schwab thành lập năm 1971, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. WEF hiện có khoảng 700 đối tác là lãnh đạo của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau.

Sự kiện quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào tháng 1 tại Davos, Thụy Sỹ. Bên cạnh đó là các diễn đàn khu vực: Hội nghị WEF Thiên Tân (hoặc Đại Liên, Trung Quốc), Hội nghị WEF ASEAN… Các sự kiện của WEF thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh, văn hóa, xã hội, nghiên cứu – học thuật…hàng đầu thế giới để định hình các chương trình nghị sự ở cấp độ khu vực và toàn cầu. 

Từ khi Việt Nam và WEF thiết lập quan hệ năm 1989, hợp tác giữa Việt Nam và WEF được lãnh đạo hai bên quan tâm thúc đẩy, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Lãnh đạo Chính phủ thường xuyên tham dự các Hội nghị WEF Davos, cũng như các Hội nghị khu vực về Đông Á và ASEAN.

Việt Nam và Hungary đã có lịch sử 74 năm quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực như giáo dục và đào tạo, pháp luật và tư pháp, văn hóa, thể thao, giao lưu nhân dân. Hungary coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.

Hai nước đã trở thành Đối tác toàn diện vào tháng 9/2018 qua chuyến thăm chính thức Hungary của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời có tiềm năng trong nhiều lĩnh vực như thương mại – đầu tư, nông nghiệp, y tế, du lịch, lao động…

Romania là nước bạn bè truyền thống, có quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp với Việt Nam, là một trong số 10 nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1950. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao.

Giai đoạn 2019 – 2022, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Romania tăng 1,66 lần từ 261 triệu USD lên 425 triệu USD. Con số này sẽ tiếp tục tăng bởi tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Romania còn nhiều hứa hẹn. Hai bên có thể mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực nông sản, hải sản, giày da; đào tạo một số ngành chiến lược như: công nghiệp xây dựng, nông nghiệp, y dược…

Những cái bắt tay thúc đẩy hợp tác bên lề WEF Thiên Tân

Những cái bắt tay thúc đẩy hợp tác bên lề WEF Thiên Tân

Thủ tướng các nước New Zealand, Mông Cổ, Barbados đồng tình với các ý tưởng, đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại các cuộc gặp song phương trong khuôn khổ Hội nghị WEF Thiên Tân.
'Tình bạn quý giá' Việt Nam-Hungary không phải quốc gia nào cũng có

‘Tình bạn quý giá’ Việt Nam-Hungary không phải quốc gia nào cũng có

Việt Nam và Hungary có tình bạn gắn bó, thuỷ chung, luôn giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, cùng chia sẻ những giá trị chung. Đây là tài sản chung, quý giá, không phải quốc gia nào cũng có được.