Những ngân hàng có lãi suất cao
Khảo sát của PV Lao Động với một số ngân hàng trong hệ thống, đa số các nhà băng đang niêm yết lãi suất dưới mức 5,8%/năm. Nhiều tháng qua, các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất nhanh chóng.
Bạn đọc có thể tham khảo bảng tổng hợp các ngân hàng có lãi suất cao trên thị trường. Số liệu được PV Lao Động ghi nhận ngày 11.2.2024:
Hiện nay, PVcomBank và HDBank đang là hai ngân hàng niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống. Tuy nhiên để được hưởng mức lãi suất này khách hàng cần đáp ứng được một số điều kiện khá khắt khe. Cụ thể PVcomBank áp dụng mức lãi suất lên tới 10%/năm cho kỳ hạn gửi 12-13 tháng với số tiền gửi tối thiểu 2.000 tỉ đồng. Mức lãi suất trên áp dụng cho số tiền gửi khá lớn, 2.000 tỉ đồng, kèm theo điều kiện nhận lãi cuối kỳ…
HDBank cũng áp dụng mức lãi suất khá cao, 8,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, điều kiện duy trì số dư tối thiểu thấp hơn nhiều, 300 tỉ đồng, kèm theo điều kiện nhận lãi cuối kỳ…
Gửi tiết kiệm 50 triệu, nhận lãi ra sao?
Để tính tiền lãi bạn có thể áp dụng công thức:
Tiền lãi = tiền gửi x lãi suất %/12 x số tháng gửi
Ví dụ, với 50 triệu đồng, nếu gửi tiết kiệm 12 tháng ở ngân hàng A có lãi 5,2%/năm, bạn có thể nhận được: 50 triệu đồng x 5,2/12 x 12 = 2,6 triệu đồng.
Cùng số tiền trên, nếu bạn gửi vào ngân hàng B, kỳ hạn 12 tháng có lãi suất 4,9% số tiền lãi bạn nhận được sẽ là: 50 triệu đồng x 4,9%/12 x 12 = 2,45 triệu đồng.
Thông tin về lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi trong từng thời kỳ. Vui lòng liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline để được tư vấn cụ thể.
Thu tiền lì xì của con có bị xử phạt hay không?
Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa – Hệ thống Luật sư X (TP. Hà Nội) cho biết – Tùy vào từng độ tuổi nhất định, trẻ em được quyền tham gia các giao dịch dân sự. Đối với tài sản riêng, pháp luật quy định trẻ em hoàn toàn có quyền có tài sản riêng và được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu với tài sản riêng.
Nhiều người không biết hành vi thu tiền lì xì của trẻ em, sử dụng trái phép tiền lì xì của con là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính.
Điều 58, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi bạo lực về kinh tế như “người nào có hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng”.
Do đó, để có căn cứ xử phạt cha mẹ giữ tiền lì xì của con, cơ quan chức năng cần xem xét đây có phải là hành vi “chiếm đoạt tài sản riêng của con” hay không. Nếu giữ tiền lì xì của con thường để con tiết kiệm tiền, không tiêu sai mục đích và dùng chi tiêu cho con trong các hoạt động khác thì không bị phạt.