Trang chủNewsThời sựĐể trà Việt Nam ra thế giới với tâm thế mới

Để trà Việt Nam ra thế giới với tâm thế mới

5 năm trước, giá trị tiềm ẩn của đỉnh núi Suối Giàng (tỉnh Yên Bái) – một trong sáu vùng thủy tổ trà thế giới với hàng nghìn cây trà cổ thụ – chưa được “đánh thức”.

Kế thừa nguồn tài sản quý giá mà nhiều người giàu muốn cũng chẳng có, song hàng nghìn hộ gia đình người dân tộc Mông mãi không ra khỏi được danh sách hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn.

“Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu trà với sản lượng hơn 200.000 tấn/năm nhưng rất nhiều người làm trà, chăm chè, giữ gìn cây chè lại đang nghèo nhất thế giới. Chúng ta xuất khẩu thô nên không có thương hiệu. Nhiều sản phẩm trà Việt Nam mang sang nước ngoài được bán với giá cao gấp hơn 300 lần. Đây là một nỗi đau lớn”, dòng suy nghĩ khiến chàng trai thuộc thế hệ 8x Đào Đức Hiếu nhói lòng trong buổi đầu dừng chân ở Suối Giàng năm 2016.

Tình yêu trà Suối Giàng từ ông nội (cụ Đào Thanh, nhân chứng sống của Đường mòn Hồ Chí Minh) sau nhiều năm âm ỉ trong huyết mạch và tâm trí của Hiếu, bỗng bùng lên mạnh mẽ.

Tích lũy kha khá kinh nghiệm sau những chuyến trải nghiệm tới hơn 30 quốc gia trên thế giới để tìm hiểu về trà, chàng kiến trúc sư sinh ra và lớn lên ở Hà Nội quyết định giúp bà con dân tộc Mông ở Suối Giàng thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ những cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi được “trời dưỡng” trên đỉnh núi cao.

Hiếu xây nhà ở Suối Giàng, cùng làm, cùng ăn, cùng chia sẻ kinh nghiệm làm trà với bà con. Công trình Không gian văn hóa trà ở Suối Giàng do Hiếu và một người bạn thực hiện đạt giải kiến trúc toàn quốc.

Năm đầu tiên, cứ cuối tuần, anh lại rong ruổi xe máy vượt 300 km từ Hà Nội đi Yên Bái, tối Chủ nhật phóng xe về, bất chấp rủi ro tiềm ẩn trên những khúc đường đèo hiểm trở. Động lực của chàng trai gốc Hà thành không phải là tiền mà là khát vọng “đỉnh núi này phải đổi thay”.

Nghe Hiếu kể về dự định “lên núi” làm trà giúp người Mông thoát nghèo bền vững, không ít người nói anh “không bình thường”, thậm chí còn có người nói anh bị “bỏ bùa”. Ngay cả lãnh đạo tỉnh Yên Bái cũng có người từng khuyên Hiếu nên chọn vùng khác dễ làm hơn.

Người Mông vốn thích sống tự do, không quen gò bó kỷ luật. Vận hành 1 hợp tác xã toàn người Mông không phải chuyện đơn giản.

Vậy nhưng Hiếu đã làm được điều bất ngờ: Tại Hợp tác xã Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng (kết hợp sản xuất trà với làm du lịch) do Hiếu làm Giám đốc, tổ viên tuân thủ nghiêm túc quy định mặc đồng phục lao động màu xanh, tổ trưởng mặc áo màu cam; mọi người đi làm đúng giờ; muốn nghỉ thì xin phép trước; không uống rượu trong giờ làm việc…

“Chúng tôi cũng từng định áp dụng điểm danh bằng vân tay, nhưng bà con ở đây lao động nhiều, vân tay mòn hết, không nhận diện được. Sau cứ đến giờ làm việc thì các tổ chụp ảnh checkin, tổ viên đến muộn từ 3 phút trở lên bị phạt 50.000 đồng, đồng thời tổ trưởng cũng bị phạt 100.000 đồng. Thế nên từ 30 phút trước khi điểm danh, mọi người đã gọi điện bảo nhau đi làm đúng giờ. Hợp tác xã của chúng tôi đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho tỉnh Yên Bái về việc thay đổi tư duy và thói quen của bà con người Mông”, Giám đốc 8x cười vui chia sẻ.

Nghe theo hướng dẫn của Giám đốc Đào Đức Hiếu, cách làm trà của bà con người Mông đã khác trước.

Bà con chọn lựa kỹ hơn khi thu hái lá chè: 1 tôm 2 lá non thì làm trà xanh; 1 tôm 2 lá trong đó có 1 lá trưởng thành thì làm hoàng trà; 2 lá trưởng thành hẳn thì làm hồng trà; còn bạch trà thì chỉ hái 1 tôm. Sau khi hái chè về sẽ xếp từng lá một vào nong để sơ chế.

Kế tiếp là chuyện chế biến: Trà xanh là chè sao suốt, tức là hái về sao ngay; hoàng trà để héo rồi mới sao; hồng trà không sao, chỉ vò ủ lên men rồi phơi; còn bạch trà sẽ ủ từng búp một mà không vò, để lên men tự nhiên 100%.

Tiếp nữa là khâu dưỡng trà để trà ngon dần lên theo thời gian: Cần để ý nhiệt độ, độ ẩm bảo quản trà phù hợp, quan tâm kỹ lưỡng giống như “chăm trẻ sơ sinh”.

Bao đời chủ yếu làm trà xanh, giờ đây, từ 1 cây trà cổ thụ, bà con người Mông ở Suối Giàng có thể làm ra nhiều dòng trà theo chuẩn quốc tế. 1kg trà trước kia chỉ bán được với giá vài trăm ngàn đồng, giờ có thể bán tới tiền triệu. Nhiều hộ dân từ chỗ hàng tháng trông chờ mấy trăm nghìn đồng trợ cấp của Nhà nước, giờ đã mua được cả ô tô.

Đào Đức Hiếu dần được bà con người Mông yêu quý như người nhà, gọi tên “Giàng A Hiếu”.

Năm 2000, một lần tới Metropole – khách sạn lâu đời nhất Hà Nội (xây dựng từ năm 1901), không thấy trà Việt trong menu, anh Hiếu dò hỏi thì biết lý do: Trà Việt Nam không đủ tiêu chuẩn. Trước cũng có trà sen Hồ Tây nhưng lại ghi “Make in Indian”.

Mang theo bằng chứng chứng minh trà Shan tuyết Suối Giàng đạt tiêu chuẩn của Pháp, anh Hiếu thuyết phục lãnh đạo Metropole: “Tôi muốn giúp khách hàng của Metropole được trải nghiệm Tinh hoa trà Việt, một phẩm trà có thể giúp chăm sóc sức khỏe của con người, một niềm tự hào quốc gia của chúng tôi”.

Không những thế, anh còn đưa ra 3 điều kiện: “Trà của tôi phải ở trang đầu tiên của menu trà, giữ nguyên tên Suối Giàng; Giá cao nhất trong bảng trà vì đó là trà cổ thụ, dòng Shan tuyết, phẩm trà cao nhất theo đánh giá trên thế giới; Trong menu phải kể câu chuyện về vùng trà của tôi”.

7 tháng sau, phía Metropole đồng ý. Và 4 năm nay, trà Shan tuyết Suối Giàng chiếm vị trí đầu trang menu trà của Metropole.

Metropole thuộc Tập đoàn Accor rất nổi tiếng trên toàn thế giới, nên sản phẩm trà của người Mông ở Suối Giàng cũng đã được hiện diện ở một số khách sạn 5 sao khác thuộc hệ thống Accor như Legacy Yên Tử, Movenpick…

Chưa hài lòng với những gì đã có, Giám đốc Đào Đức Hiếu vẫn tiếp tục đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tăng thêm giá trị cho trà Việt.

“Trà Đại hồng bào của núi Vũ Di Sơn (Trung Quốc) đang bán với giá 10,4 triệu nhân dân tệ/kg, tương đương 37 tỷ đồng/kg. Mục tiêu 1 tỷ đồng/kg trà Việt mà tôi đang hướng tới cũng không phải là điều quá viển vông”, Nghệ nhân trà thuộc thế hệ 8x tâm sự.

Với cách làm hay – Không bán nguyên liệu trà mà bán sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn cao; bán trà bằng gram chứ không bán trà bằng tấn – Hợp tác xã Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng của Giám đốc Đào Đức Hiếu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu”.

Tại một hội nghị mới đây, thay vì mang theo báo cáo như thường lệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cầm trên tay một hộp trà, kể về Trà Shan tuyết Suối Giàng của “Giàng A Hiếu” như một câu chuyện truyền cảm hứng trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp bền vững, đa giá trị.

400 năm trước Việt Nam đã từng xuất khẩu trà Việt ra thế giới qua thương cảng Hội An. Những hóa đơn xuất khẩu trà lưu giữ tại Bảo tàng Hội An là bằng chứng rõ ràng.

Tạo tâm thế mới đưa trà Việt ra thế giới đang trở thành khát vọng mới của Nghệ nhân 8x Đào Đức Hiếu.

Với sự nhạy bén của một Thạc sĩ Thương hiệu và truyền thông marketing, Giám đốc Đào Đức Hiếu nhanh chóng đưa các sản phẩm trà Suối Giàng về 4 dòng trà chuẩn quốc tế: Green Tea (Diệp trà – trà xanh) – Yellow Tea (Hoàng trà – trà vàng) – Black Tea (Hồng trà – trà hồng) – White Tea (Bạch trà – trà trắng).

Tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm được in bằng 4 thứ tiếng: Việt Nam – Anh – Nhật Bản – Trung Quốc, để phục vụ những thị trường và khách hàng chính, trong đó nêu rõ thông tin cụ thể về 4 dòng trà.

Đặc biệt, trên mỗi hộp trà Suối Giàng đều có hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng với dòng chữ nhỏ “Tea Brand in Vietnam”, truyền tải thông điệp về thương hiệu trà Việt.

Nhiệm vụ kế tiếp: Chinh phục các tiêu chuẩn quốc tế để có “giấy thông hành” sang các thị trường ngoại.

Trà Suối Giàng có nhiều điểm nổi trội, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng ngoại quốc. Chẳng hạn, so với một loại trà trung du của Đài Loan thì trà cổ thụ Suối Giàng có hàm lượng EGCG (chống lão hóa) cao hơn khoảng 100 lần. Trà cổ thụ sống trong mây, quang hợp rất ít nên lượng tanin và cafein cũng ít, không gây mất ngủ cho người uống trà.

“Chúng tôi muốn chinh phục Nhật Bản trước vì đây là thị trường khó tính nhất thế giới. Nhật Bản chỉ có trà trung du, không có trà cổ thụ như ở Suối Giàng. Sau khi chúng tôi gửi mẫu đất, nước, trà của mình để họ xét nghiệm, họ nhận định “trà của các bạn tốt hơn của chúng tôi”. Trà của Nhật đáp ứng tiêu chuẩn Organic (hữu cơ). Còn trà Shan tuyết Suối Giàng là trà rừng, được trời dưỡng, đáp ứng yêu chuẩn Hoang dã – tiêu chuẩn cao hơn hữu cơ”, Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu khoe khéo.

Trong lúc chờ Nhật Bản cấp chứng chỉ tiêu chuẩn Organic, Hợp tác xã Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng của Giám đốc Đào Đức Hiếu đang nỗ lực để có Chứng nhận Ecocert và Tiêu chuẩn Organic của châu Âu; đồng thời dự kiến trước năm 2025 sẽ đạt Chứng nhận Halal để chinh phục thị trường các nước Hồi giáo.

Giám đốc Hiếu cũng đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng tổ chức Asia Tea Festival tại Việt Nam ngay trong năm 2024 nhằm “kéo cả thế giới về Việt Nam”, cho thế giới biết Việt Nam có những vùng trà cổ thụ tự tin đối đầu với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào, và Việt Nam sẵn sàng gia nhập “cuộc chơi 20 tỷ đô” của thị trường trà cổ thụ toàn cầu.

Trăn trở lớn nhất của Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu trên hành trình đưa trà Việt ra thế giới đó là sự thiếu đoàn kết của những người làm trà trong nước.

“Tà Xùa có cái hay của Tà Xùa, Sùng Đô có cái đặc biệt của Sùng Đô, Suối Giàng có truyền thống của Suối Giàng, Tây Côn Lĩnh có sự thăng hoa của Tây Côn Lĩnh, Hà Giang là anh cả của vùng trà cổ thụ. Thế nhưng vẫn đang có tình trạng nhà này chê trà của nhà kia, ai cũng cho rằng trà nhà mình mới là ngon nhất. Không có sự đoàn kết dẫn đến việc chúng ta khó bắt tay nhau để đi xa được, mới chỉ quanh quẩn trong một “cái ao” rất nhỏ. Để ra “biển lớn”, ghi danh Việt Nam trên bản đồ trà thế giới, chúng ta cần đoàn kết”, Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu phân tích, đồng thời báo tin vui, đầu năm 2024 vừa ra mắt thương hiệu Thập trà Long đỉnh, quy tụ sản phẩm trà từ 10 đỉnh núi – vùng trà danh tiếng, cùng bắt tay nhau ra thế giới.

Cũng trong năm 2024, anh Hiếu cùng các cộng sự sẽ ra mắt thương hiệu trà Shan Sen: Kết hợp trà Shan tuyết với hoa sen tạo thành thương hiệu trà có thể khiến người Việt Nam tự hào khi nói chuyện với bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, dự án “Việt Nam ơi – Tinh hoa làng nghề” sẽ tiếp tục được thực hiện, để trà không đơn độc “xuống núi” mà có cả gốm, lụa, gỗ, sơn mài, khảm trai… đi cùng, tạo nên không gian trà đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu hơn.

Sau 21 năm miệt mài theo đuổi ước mơ tạo giá trị đỉnh cao cho trà Việt, Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu vẫn đau đáu nỗi niềm: Đến bao giờ có Chiến lược trà quốc gia?

“Hơn 40 tỉnh/thành ở Việt Nam có trà. Tính cả trà trung du và trà cổ thụ thì cả nước có gần 80 vùng trà. Có thể gọi Việt Nam là quốc gia trà. Vì thế, nên sớm có Chiến lược trà quốc gia”, anh Hiếu khuyến nghị.

Khi có Chiến lược trà quốc gia, con đường phát triển trà Việt sẽ có thêm sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Giả dụ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hỗ trợ ứng dụng công nghệ để tăng hiệu quả xuất khẩu trà Việt. “Truy xuất nguồn gốc là điều kiện bắt buộc đối với sản phẩm xuất khẩu. Những cây trà cổ thụ ở Suối Giàng đều đã gắn mã QR cung cấp thông tin về cây trà, vườn trà, vùng trà; dữ liệu do con người nhập lên hệ thống công nghệ. Nhưng điều đó vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Từng cây trà ở Suối Giàng nói riêng và các vùng trà Việt Nam nói chung cần phải gắn chip NTF để tự động thu thập dữ liệu đo được về lượng nắng, mưa, gió…, qua đó cho thấy cả chất lượng của trà”, anh Hiếu lưu ý.

Bộ Khoa học Công nghệ sẽ hỗ trợ tìm chứng cứ khoa học để chứng minh Suối Giàng là thủy tổ của trà cổ thụ trên thế giới, được tổ chức uy tín trên thế giới như UNESCO công nhận (trước đây từng có một viện sĩ người Nga đã đi khoảng 120 nước trên thế giới nói rằng Suối Giàng là vùng thủy tổ trà cổ thụ thế giới), tạo thêm câu chuyện hấp dẫn để quảng bá trà Việt trên thị trường.

Bộ Ngoại giao sẽ hỗ trợ xây dựng hồ sơ để UNESCO công nhận văn hóa trà Việt là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Bộ Y tế sẽ hỗ trợ triển khai chiến lược cân bằng Đông y và Tây y trong bệnh viện, trà trở thành vị thuốc Đông y, trong phác đồ điều trị sẽ có trà. Để rồi trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có thể trở thành điểm đến cho thế giới về du lịch y tế.

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch sẽ hỗ trợ triển khai hoạt động Tea Tour – du lịch trà. Các chuyến du lịch tới vùng trà sẽ trở thành “từ khóa” của du lịch Việt Nam, tăng thu nhập cho người dân và nền kinh tế. Bên cạnh đó là xây dựng cẩm nang văn hóa Trà Việt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hỗ trợ tập huấn cho bà con trồng trà công nghệ cao, công nghệ sinh học, hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn thế giới, tăng lợi thế xuất khẩu cho trà. Bên cạnh việc khai thác thì cũng phải nghĩ đến việc trồng mới để bảo tồn trà cho vài trăm năm sau.

Với sự “vào cuộc” của các bộ, ngành, hành trình phát triển của trà Việt nói chung, của những doanh nghiệp Việt làm trà như Hợp tác xã Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng nói riêng sẽ bớt khó khăn, tăng thuận lợi.

Một mong muốn lớn khác của Nghệ nhân trà thế hệ 8x: Ngày Mồng Một Tết hàng năm sẽ trở thành Ngày Trà Việt Nam. Trong ngày này, người dân cả nước sẽ uống trà Việt thay vì uống trà nhập ngoại từ Trung Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Nga, Anh…

“Uống trà đã trở thành một nét văn hóa đẹp của người Việt. Nếu mọi người Việt đều hưởng ứng Ngày Trà Việt Nam, văn hóa trà Việt Nam sẽ có sự khởi sắc”, Nghệ nhân trà nghĩ tới tương lai.

 

Bình Minh – Vietnamnet.vn

Source link

Cùng chủ đề

Trà Việt Tú mang ‘Tinh hoa trà biển’ Việt Nam đến Hội chợ lớn hàng đầu Trung Quốc

Ngày 23/7, thương hiệu trà Việt Tú - đại diện cho tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã xuất hiện tại Hội chợ Triển lãm Trung Quốc - Nam Á lần thứ 8 và Hội chợ xuất nhập khẩu Côn Minh Trung Quốc lần thứ 28, “cọ sát” với hơn 2.000 doanh nghiệp Trung Quốc và hơn 82 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Tại đây, những đặc sản trà Việt đã nhận được sự quan tâm của đông đảo đối tác, khách hàng quốc tế.

Từ căn nhà kiên cố giữa nương ngô ở huyện Hà Quảng, Cao Bằng, dệt mơ ước đổi thay

Niềm vui của anh Nó, anh Đình hay anh Sỹ cũng là niềm vui chung của nhiều hộ gia đình ở huyện Hà Quảng, Cao Bằng khi được hỗ trợ xây mới, cải tạo nhà ở, cấp đất sản xuất, nước sinh hoạt... Những ngôi nhà mới mọc lên làm cho vùng Lục Khu huyện Hà Quảng trở nên đẹp đẽ, đổi thay từng ngày.

Du lịch Tây Bắc: Vẻ đẹp mê hồn của ruộng bậc thang Phong Dụ Thượng

Sau những tháng ngày khô hạn, ruộng bậc thang ở Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được đánh thức bởi cơn mưa đầu hạ tạo nên khung cảnh đẹp giữa núi rừng Tây Bắc. Ruộng bậc thang và "mâm xôi" đang được hình thành và hứa hẹn là điểm đến của khách du lịch. Ảnh: Thanh Miền Với quần thể ruộng bậc thang thôn Khe Táu, suối nước nóng thôn Cao Sơn, thác nước Khe Ban, Khe Mạng,...

Không mở rộng diện tích quế, tập trung sản xuất hữu cơ

YÊN BÁI Thay vì mở rộng diện tích ồ ạt, huyện Văn Yên vận động người dân trồng quế thành vùng nguyên...

Lùng Cúng – Cung đường dã ngoại tuyệt đẹp

Nằm ở độ cao 2.913m, đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở ở xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Để lên đỉnh núi, chúng tôi phải ngồi sau xe máy vượt qua 15km đường trơn trượt, có khi trời mù và mưa phùn, con tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.  Tiếp đó là hành trình leo lên độ cao hơn 2.300m. Điều kỳ diệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phở Hà Nội là Di sản văn hóa quốc gia: Quán nào khiến khách xếp hàng dài lấy số?

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia món phở Hà Nội. Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã trình hồ sơ đề nghị ghi danh tri thức dân gian phở Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tính đến năm 2023, trên địa bàn Hà Nội có gần 700 cửa hàng...

Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 13-15/8. Sáng 13/8, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc tiếp Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn. Công chúa Maha Chakri Sirindhorn là con gái cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej, em gái đương kim Quốc vương Maha Vajiralongkorn. Bà đã nhiều lần đến thăm và triển khai...

Cháy nhà 5 tầng ở khu Thảo Điền, nhiều người lên sân thượng cầu cứu

Ngày 13/8, Công an TP Thủ Đức (TPHCM) vẫn đang phối hợp với các đơn vị liên quan khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy xảy ra tại căn nhà 5 tầng trên đường số 64, phường Thảo Điền. Trước đó, khoảng 8h sáng, đám cháy bùng lên tại tầng 1 căn nhà. Thời điểm xảy ra hoả hoạn bên trong căn nhà có 15 người (9 người nước ngoài) sống trong các phòng cho thuê. Họ...

Đà Nẵng: đột phá sản phẩm du lịch để cạnh tranh quốc tế

Lột xác từ chủ trương đúng đắn 7 tháng 2024, du lịch Đà Nẵng đón tin vui khi số khách quốc tế ước đạt 2,5 triệu lượt, tăng 34,7% và về đích sớm mục tiêu cả năm 2024. Dự báo 2024, khách ngoại có thể đạt con số tương đương thời điểm trước dịch (3,5 triệu lượt).  Quay ngược thời gian về thập niên 2000, Đà Nẵng lúc đó còn là vùng trũng về du lịch và gần như chưa...

Team nông sản đặc sản Thái Nguyên: Giúp nông dân đưa nông sản vươn xa

Với mong muốn giúp bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tiêu thụ, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đến mọi miền đất nước, tháng 8/2023, Team (đội) nông sản đặc sản Thái Nguyên được thành lập. Đây là nơi quy tụ các chủ thể sản xuất, hợp tác xã (HTX), những người làm truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội (như TikTok, Facebook...). Sau một năm hoạt động, Team...

Bài đọc nhiều

Đêm nay người Việt đừng bỏ lỡ mưa sao băng đẹp nhất năm đạt cực đại

Mưa sao băng Perseids sẽ đạt cực đại, đổ 'cơn mưa ánh sáng' tuyệt đẹp trên bầu trời tối nay và rạng sáng mai (12 - 13.8). Người yêu thiên văn Việt nhắc nhau đừng bỏ lỡ cơ hội này! Làm sao ngắm? Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), Perseids là một trong những trận mưa sao băng đẹp và lớn nhất, có thể tạo ra tới 60 sao băng mỗi giờ vào cực đại. Perseids có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle, được...

Khách quốc tế chèo kayak ngắm làng chài nổi trong lòng di sản thế giới

Từ đầu năm đến nay, làng chài Vung Viêng trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đón hàng vạn lượt du khách tham quan; trong đó chủ yếu là khách quốc tế tới vãn cảnh, chụp ảnh check-in. Làng chài Vung Viêng cách đất liền khoảng 15 km, thời gian vừa qua nơi này đang trở thành địa điểm ưa thích của khách quốc tế đến để chèo kayak, ngắm nhìn cảnh sắc di sản thiên thế giới. Làng chài...

Bí mật đằng sau ứng dụng “bắt sống” kẻ lừa đảo online tại Việt Nam

(Dân trí) - Ông Vũ Ngọc Sơn là kiến trúc sư trưởng phần mềm nTrust, công cụ chống lừa đảo trực tuyến vừa ra mắt mới đây. Nói về chống lừa đảo trực tuyến, ông Sơn cho rằng sẽ còn nhiều thử thách phía trước. Các hình thức lừa đảo trực tuyến nhằm vào người dùng internet và điện thoại di động tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến, với nhiều chiêu trò hết sức tinh vi, gây...

Phòng 160 triệu đồng/đêm trong khách sạn sao quốc tế từng ở khi đến Hà Nội

(Dân trí) - Khách sạn Capella Hà Nội chỉ có 47 phòng lưu trú, với 10 hạng phòng. Giá phòng niêm yết năm 2024 hơn 163 triệu đồng/đêm cho hạng phòng sang trọng nhất. Phòng 160 triệu đồng/đêm trong khách sạn sao quốc tế từng ở khi đến Hà Nội Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, trong 2 đêm biểu diễn ở Hà Nội hồi tháng 7/2023, các thành viên nhóm nhạc nữ Blackpink đã nghỉ ở khách sạn Capella...

TikTok Việt Nam nói gì khi người dùng chia sẻ nội dung độc hại

Nội dung độc hại trên mạng xã hội có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nhưng vẫn thường xuyên được đẩy lên đề xuất nhằm câu kéo người xem, "tăng view". Thời gian qua, nội dung độc hại, thông tin sai sự thật vẫn là những vấn đề nổi cộm trên mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam như Facebook, TikTok, dù đã có sự vào cuộc nhằm chấn chỉnh của cơ quan chức năng. Theo kết quả rà soát của Cục Phát thanh,...

Cùng chuyên mục

Có gì tại quận giải trí ‘hot’ nhất Đà Nẵng dịp 2.9?

Với lịch nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày, Đà Nẵng trở thành điểm đến lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn để tận hưởng kỳ nghỉ cùng gia đình và bạn bè. Dưới đây là loạt trải nghiệm không thể bỏ lỡ nếu bạn đến thành phố sông Hàn dịp này. Không phải ngẫu nhiên mà Đà Nẵng luôn nằm trong top điểm đến có chỉ số hấp dẫn du khách cao bậc nhất Việt Nam. Theo một...

Xứ sở kim chi mê ớt Việt hơn cả thanh long, sầu riêng

Không phải sầu riêng hay thanh long mà ớt và hạt mè mới chính là những thứ mà người Hàn Quốc phải chi nhiều tiền nhất để nhập khẩu từ Việt Nam; bên cạnh còn có xoài và chuối. Đây là những loại nông sản giúp nước này trở thành nhà nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc. Theo số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), 5 mặt hàng xuất...

Việt Nam đăng cai tổ chức Robocon châu Á – Thái Bình Dương 2024

Cuộc thi Robocon châu Á - Thái Bình Dương 2024 sẽ có 13 đội tuyển đến từ 12 quốc gia tham dự. Các robot làm nhiệm vụ mô phỏng quá trình trồng lúa, từ gieo mạ đến thu hoạch. Đại diện Việt Nam, DCN-ĐT02, Đại học Công nghiệp Hà Nội xếp hạng ba và đoạt giải kỹ thuật tốt nhất cuộc thi ABU Robocon 2023 - Ảnh: Trường đại học Công nghiệp Hà Nội Từ ngày 23 đến 27-8, cuộc thi Robocon...

Không quy định công chứng bản dịch trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

NDO - Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất tiếp thu theo hướng giữ quy định của dự thảo Luật như Chính phủ trình, đó là không quy định việc công chứng viên công chứng bản dịch mà chỉ quy định chứng thực chữ ký người dịch, để khắc phục những tồn tại, hạn chế của việc công chứng bản dịch.   Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của...

Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 13-15/8. Sáng 13/8, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc tiếp Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn. Công chúa Maha Chakri Sirindhorn là con gái cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej, em gái đương kim Quốc vương Maha Vajiralongkorn. Bà đã nhiều lần đến thăm và triển khai...

Mới nhất

TPHCM cần huy động hơn 420.000 tỷ đồng

TPO - Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư có giải pháp huy động vốn đầu tư toàn xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng, thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển phấn đấu thu hút đạt 394.000 tỷ đồng năm 2024, đạt 422.000 tỷ đồng năm 2025. Chủ...

Năm học 2024-2025, cả nước tăng gần 9.500 lớp và nhóm lớp

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2024-2025, bậc mầm non tăng 2.327 nhóm lớp, bậc phổ thông tăng 7.150 lớp. Điều này khiến tình trạng thiếu giáo viên sẽ tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết năm học...

Tăng thuế thuốc lá để giảm tiêu thụ, giảm tác hại?

Gánh nặng kinh tế do sử dụng thuốc lá gây ra ở Việt Nam ước tính lên tới 108.000 tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP (năm 2022). Nhiều ý kiến cho rằng nên tăng thuế thuốc lá để giảm tiêu thụ và giảm tác hại. ...

ACB: QUÝ 1/2024, TÍN DỤNG TĂNG 3,8%, CAO GẤP BA LẦN BÌNH QUÂN NGÀNH

(TP.HCM) – Với Báo cáo Tài chính Quý 1/2024 vừa được công bố, ACB vẫn tiếp tục là ngân hàng thuộc tốp đầu nhóm Ngân hàng tư nhân, có mức tăng trưởng quy mô vượt xa bình quân toàn ngành trong bối cảnh nhiều thách thức. Trên đà tăng trưởng tốt, ACB đang bám sát mục tiêu kinh...

Mới nhất