Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKịch bản điều hành kinh tế Mỹ nếu Biden tái đắc cử...

Kịch bản điều hành kinh tế Mỹ nếu Biden tái đắc cử tổng thống


Nếu tái đắc cử, ông Biden sẽ tìm cách tăng chi ngân sách để trợ cấp sản xuất, phúc lợi xã hội nhưng vẫn ngờ vực toàn cầu hóa.

Các đối thủ của Joe Biden tập trung vào tuổi tác của ông như một điểm yếu khi ông tranh cử tổng thống năm 2020. Nhưng nghịch lý là khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, lãnh đạo 81 tuổi này có lẽ đã dẫn dắt một chính phủ Mỹ năng động nhất trong gần nửa thế kỷ, theo The Economist.

Theo đó, ông đã tung ra các gói chi tiêu để giảm nghèo và khuyến khích công nghiệp nhằm định hình lại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dĩ nhiên, có nhiều tranh luận về giá trị mang lại của những chính sách này. Ví dụ, chi tiêu liên bang tăng mạnh làm trầm trọng thêm tình hình ngân sách. Hay các khoản trợ cấp dành cho các công ty đầu tư vào Mỹ đã khiến các đồng minh tức giận.

Nhưng không thể phủ nhận nhiều chính sách trong số này đã có tác dụng. Chỉ cần nhìn vào sự bùng nổ trong xây dựng nhà máy cũng thấy đầu tư vào cơ sở sản xuất đã tăng hơn gấp đôi dưới thời ông Biden, tăng vọt lên mức cao kỷ lục.





Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 19/1. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 19/1. Ảnh: AP

Giống như bất kỳ tổng thống nào, chương trình nghị sự của ông Biden cho đến nay vẫn bị quốc hội giới hạn. Dự luật “Xây dựng lại tốt đẹp hơn” trị giá 3.500 tỷ USD của ông gồm nhiều hạng mục, nhưng thành công nhất đến giờ là mảng đầu tư, bao gồm ba phần luật tập trung vào cơ sở hạ tầng, chất bán dẫn và công nghệ xanh.

Theo đó, có 3 luật được ký ban hành liên quan đến các nội dung này, tạo thành nỗ lực trị giá 2.000 tỷ USD để định hình lại nền kinh tế Mỹ. Đó được xem là một nhiệm kỳ tổng thống hiệu quả, theo Economist.

Trong lần tái tranh cử năm nay, phương châm của Biden là “Chúng ta có thể hoàn thành công việc”, nghe giống cam kết của một nhà thầu xây dựng hơn là lời hùng biện chính trị. Tuy nhiên, các cố vấn hiện tại và trước đây của tổng thống cho rằng “Bidenomics” giống như cuộc cách mạng kinh tế Mỹ. Cuộc cách mạng này sẽ đi về đâu nếu ông Biden tiếp tục điều hành Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ hai?

Có 2 kịch bản xảy ra. Đầu tiên, nếu đảng Cộng hòa vẫn giữ quyền kiểm soát Hạ viện hoặc Thượng viện, hoặc cả hai, các cố vấn nói rằng trọng tâm của ông Biden sẽ là bảo vệ những thành tựu lập pháp của mình. Đảng Cộng hòa sẽ không thể hủy bỏ các gói đầu tư của Biden nhưng có thể cản trở chúng.

Ví dụ, gói tài trợ gần 200 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiên tiến cần quốc hội thông qua để chi tiêu. Đến nay, chỉ mới 19 tỷ USD được trao cho 3 cơ quan nghiên cứu liên bang, thấp hơn gần 30% theo kế hoạch, theo Matt Hourihan của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.

Vì vậy, nếu quốc hội từ chối hợp tác, tiền thực tế được chi sẽ bị siết chặt hơn. Khi ấy, việc khởi động đầu tư trong vài năm qua có thể sẽ giảm. Các nhà sản xuất sẽ phải vật lộn để tồn tại vì chi phí đầu vào đắt đỏ.

Nhưng ông Biden sẽ có một số đòn bẩy. Nhiều khoản cắt giảm thuế lớn được thông qua thời Donald Trump sẽ hết hạn vào cuối 2025. Nếu đảng Cộng hòa muốn gia hạn chúng để tránh thuế suất tăng vọt, khả năng họ phải thương lượng với ông Biden, đổi bằng việc ủng hộ một số ưu tiên của tổng thống, bao gồm cả trợ cấp công nghiệp, bất kể nguy cơ ảnh hưởng ngân sách ra sao.

Nhưng điều gì xảy ra nếu đảng Dân chủ kiểm soát cả hai viện? Ông Biden có thể triển khai các kế hoạch chưa thành trong chương trình nghị sự “Xây dựng lại tốt đẹp hơn” của mình, bao gồm trường mầm non miễn phí, tăng trợ cấp trẻ em, người già và các phúc lợi xã hội khác.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen mô tả chương trình nghị sự này là “kinh tế học trọng cung hiện đại”. Bà lập luận rằng đầu tư vào giáo dục sẽ giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn, còn chăm sóc sức khỏe sẽ giải phóng mọi người, đặc biệt là phụ nữ, để làm việc, dẫn đến lực lượng lao động lớn hơn.

Nhưng nó cũng sẽ rất tốn kém, dẫn đến chi tiêu bổ sung ít nhất là 100 tỷ USD mỗi năm, tương đương tăng thêm nửa điểm phần trăm vào thâm hụt liên bang, vốn đạt mức 7,5% GDP vào 2023. Triển khai thực tế cũng không dễ. Ví dụ, tài trợ chăm sóc trẻ em sẽ thúc đẩy nhu cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nhân sự.

Mong muốn củng cố công đoàn ông Biden cũng có cơ hội củng cố. Năm ngoái, ông trở thành tổng thống đầu tiên tham gia biểu tình, khi cùng tham gia cuộc đình công của công nhân ôtô gần Detroit. Nhưng ngoài hành động và lời nói mang tính biểu tượng thì nỗ lực thúc đẩy Đạo luật ủng hộ để thúc đẩy thương lượng tập thể và hạn chế sự can thiệp của các công ty vào quyết định của công đoàn chưa thành công. Việc tái đắc cử và đảng Dân chủ kiểm soát quốc hội sẽ mở cơ hội cho ông.

Đối với những người ủng hộ, tham vọng tăng chi tiêu từ chăm sóc trẻ em đến trợ cấp bán dẫn của ông Biden sẽ làm cho nước Mỹ trở nên bình đẳng hơn, và thúc đẩy ngành công nghiệp. Nhưng với những người phản đối, đó là viễn cảnh một chính phủ quay lại với mô hình lỗi thời tập trung vào sản xuất và công đoàn, điều có thể làm căng thẳng quan hệ với các đồng minh.

Ngoài ra, còn có những hoài nghi về đường hướng kinh tế đối ngoại. Ví dụ, câu hỏi lớn là liệu Mỹ và châu Âu có thể đạt thỏa thuận về các khoáng sản quan trọng, và hợp tác cùng nhau để đảm bảo đầu vào cho hoạt động sản xuất pin và hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc được hay không. Đến nay, ông Biden vẫn ngờ vực về toàn cầu hóa. Gần đây, ông tạm dừng phê duyệt xuất khẩu khí hóa lỏng và gần như chắc chắn sẽ duy trì quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.

Trước mắt, để có khả năng tiếp tục điều hành nền kinh tế lớn nhất thế giới, ông Biden phải thuyết phục được người Mỹ. Khi chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử, ông nhấn mạnh việc mọi người đã bắt đầu cảm thấy tốt hơn về tình trạng nền kinh tế. Đây sẽ là vấn đề quan trọng đối với họ trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

“Chúng ta đã thông qua nhiều đạo luật thực sự tốt. Sẽ mất thời gian để bắt đầu có hiệu lực, nhưng giờ đây nó đã có tác động trong việc xoay chuyển tình thế nền kinh tế”, ông nói hôm 25/1 tại một sự kiện ở Superior, Wisconsin.

Tuy nhiên, nhìn chung cử tri Mỹ vẫn có cái nhìn mù mờ về khả năng quản lý kinh tế của ông Biden. Một cuộc thăm dò vào tháng 12 của Wall Street Journal cho thấy “Bidenomics” được ít hơn 30% cử tri tán thành và hơn một nửa không tán thành.

Kinh nghiệm lịch sử cũng có phần bất lợi cho ông, nếu xét ở góc độ kinh tế. Tạp chí nghiên cứu Conversation chỉ ra rằng, khi người Mỹ tự tin về nền kinh tế, họ có xu hướng ủng hộ tổng thống đương nhiệm. Ngược lại, họ sẽ bỏ phiếu cho người khác nếu bi quan.

Trong 45 năm qua, từ tháng 1/1978 đến tháng 12/2023, niềm tin người tiêu dùng tăng lên nhanh chóng như dưới thời Ronald Reagan của đảng Cộng hòa vào những năm 1980 và một lần nữa dưới thời Bill Clinton của đảng Dân chủ vào những năm 1990. Khi ấy, tỷ lệ ủng hộ tổng thống đương nhiệm cũng tăng đồng thời.

Ngược lại, niềm tin đạt mức thấp nhất vào năm 2008 sau cuộc khủng hoảng tài chính, khi ông George W. Bush ở Nhà Trắng. Tỷ lệ tán thành giảm khi Barack Obama được bầu làm tổng thống vào năm đó. Với ông Biden, một cuộc thăm dò của Gallup được công bố vào tháng 12/2023 cho thấy 22% người tiêu dùng hài lòng và 77% không hài lòng với tình trạng của quốc gia.

Theo Conversation, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng vượt kỳ vọng nhưng các chỉ số GDP có thể mang lại cảm giác mơ hồ và xa rời thực tế của người bình thường. Cho đến nay, các chỉ số kinh tế đã có sự gia tăng trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào tháng 11 nhưng không có tác động tích cực nào đối với ông Biden. “Trong khi nền kinh tế Mỹ đang hoạt động tốt, các cử tri chưa nhất thiết cảm thấy điều đó trong túi tiền của họ”, tạp chí nhận xét.

Phiên An (theo Economist, ABC, Conversation)




Source link

Cùng chủ đề

Kinh tế Mỹ đón nhiều tin vui, thâm hụt thương mại giảm mạnh

Mới đây, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới là 15%, giảm 5% so với trước đó.

Tổng thống Biden kêu gọi hòa bình ở Trung Đông

Tại Nhà Trắng, ông Biden cùng phu nhân Jill Biden đã thắp một ngọn nến trong nghi lễ cầu nguyện của người Do Thái, nhằm tưởng nhớ nạn nhân của các cuộc tấn công xảy ra đúng một năm trước. Tổng thống Biden...

Tổng thống Biden cảnh báo Israel về các cuộc tấn công dầu mỏ Iran

Tại phòng họp báo của Nhà Trắng hôm 4/10, ông Biden cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu "nên nhớ" sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel trước khi quyết định các bước tiếp theo. "Nếu tôi ở vị trí của họ, tôi sẽ nghĩ đến những giải...

Cơn sốt vàng thế giới “nguội”, đồng USD mạnh lên, hết hy vọng Fed cắt giảm mạnh lãi suất vào tháng 11

Khoảng 0 giờ 57 phút sáng 5/10 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,2% xuống 2.649,69 USD/ounce, sau khi chạm mức cao kỷ lục 2.685,42 USD/ounce trong tuần trước. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,4% xuống 2.667,80 USD/ounce.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Khối DNNN lỗ 115.270 tỷ đồng, 2 ‘ông lớn’ âm vốn chủ sở hữu

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2023. Tại báo cáo này, Chính phủ đã báo cáo tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2023 của 671 doanh nghiệp Nhà nước (473 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà...

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn hướng tới doanh thu 1,5 tỉ USD mỗi năm

Khi hoạt động ở công suất tối đa, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) dự kiến đạt doanh thu 1,5 tỉ USD mỗi năm và đóng góp khoảng 150 triệu USD thuế giá trị gia tăng hằng năm cho ngân sách nhà nước.LSP có kế hoạch tăng cường sử dụng khí ethane nhập khẩu làm nguyên liệu, bên cạnh naphtha và...

Chứng khoán Việt tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng

Báo cáo của FTSE Russell cho biết, Việt Nam được đưa vào Danh sách Chờ xét phân hạng vào tháng 9/2018 với khả năng được tái phân hạng lên thị trường mới nổi. Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí về “Chu kỳ Thanh toán (DvP)” đang được đánh giá là “Còn hạn chế” (Restricted) do thông lệ thị trường thực hiện việc kiểm tra trước giao dịch để đảm bảo có sẵn tiền trước...

Yeah1 (YEG) phát hành cổ phiếu huy động thêm 548 tỷ, quá nửa dùng để trả nợ

Yeah1 huy động 548 tỷ đồng, hơn một nửa đem đi trả nợ Là một đơn vị có tiếng trong hoạt động truyền thông, Tập đoàn Yeah1 (mã: YEG) cũng đang là nhà sản xuất của chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" thu hút nhiều sự chú...

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính thông tin về việc chuyển giao trụ sở cũ về địa phương quản lý

Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lýTừ năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính có 4 quyết định chuyển giao 5 trụ sở làm việc cũ của các đơn vị Trung ương cho tỉnh Bình Định để quản lý, xử lý. Bình Định đã kiến nghị nhiều lần về trụ sở Tòa án Nhân dân...

Giá xăng dầu tăng mạnh, RON 95 lên 21.061 đồng/lít

Theo đó, giá xăng RON 95 tăng 1.258 đồng/lít, lên mức 21.061 đồng/lít. Tương tự, giá xăng E5 tăng 996 đồng/lít, lên mức 19.846 đồng/lít. Dầu diesel 0.05S có giá mới 18.500 đồng/lít, ghi nhận mức tăng thêm tới 1.099 đồng/lít. Dầu hỏa có giá 18.790 đồng/lít, sau khi tăng 1.139 đồng/lít. Dầu mazut 180CST 3.5S có giá mới 15.911 đồng/kg, tăng...

Loạt quan chức Fed ủng hộ tiếp tục cắt giảm lãi suất, áp lực tỷ giá hạ nhiệt cuối năm 2024

Vừa qua, một loạt quan chức của Fed đã đưa ra ý kiến xoay quanh chính sách cắt giảm lãi suất cơ bản. Nói về sự đồng thuận của các quan chức về việc hạ lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, bà Collins, chủ tịch Fed Boston cho biết Fed...

Biến đổi chủ tại công ty chứng khoán nhỏ, miếng bánh thị phần có được chia lại?

Biến đổi chủ tại công ty chứng khoán nhỏ, "miếng bánh" thị phần có được chia lại?Trong vài tháng gần đây, trên thị trường liên tục xuất hiện tín hiệu đổi chủ ở một số công ty chứng khoán nhỏ. Liệu dòng vốn mới có giúp các công ty chứng khoán vừa và nhỏ có cơ hội trở mình. Chỉ riêng 2 cá nhân này...

Ngắm những chiếc đồng hồ có giá hơn 80 tỉ đồng, hơn 22 tỉ đồng tại triển lãm ở TP.HCM

90 đồng hồ xa xỉ được trưng bày tại triển lãmTriển lãm Grand Prix d'Horlogerie de Genève (GPHG) 2024 diễn ra ở nhà hát...

Mới nhất

Làm tốt công tác cán bộ để hiện thực hóa mục tiêu bước vào kỷ nguyên mới

LỜI TÒA SOẠN - DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI (Báo Vietnamnet). Sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 3/8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo quan trọng trên các lĩnh...

VNR và Vingroup bắt tay hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh

Sáng ngày 10/10/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và Tập đoàn Vingroup tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi xanh toàn diện. Theo đó, Vingroup sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích “xanh” cho khách hàng và CBNV của ngành đường sắt, trong...

Cô gái xinh đẹp, quyến rũ đến ‘Bạn muốn hẹn hò’ kiếm chồng giờ ra sao?

Sau 1 năm gây xôn xao vì màn mai mối đặc biệt trong chương trình 'Bạn muốn hẹn hò', cuộc sống của nữ sinh viên trường Đại học Kiến trúc TPHCM đã có nhiều thay đổi.   Gái sắc gặp trai tài Cách đây gần 1 năm, màn mai mối của Trần Nguyễn Ngọc Lan (22 tuổi, quê ở Ninh Bình, hiện sống tại...

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tiếp tục từ chối tranh luận lần hai với bà Harris

Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris do kênh Fox News dự kiến tổ chức vào ngày 24/10 hoặc 27/10.   Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala...

Nga thúc đẩy sử dụng ‘trí thông minh bầy đàn’ cho drone

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trên chiến trường, các quân đội hiện đại đang chuyển sang sử dụng robot và trí tuệ nhân tạo (AI) để giành lợi thế chiến thuật. Cuộc chiến tại Ukraine, dù không phải là cuộc xung đột đầu tiên sử dụng...

Mới nhất