Trang chủChính trịNgoại giaoBức tranh kinh tế thế giới từ những góc nhìn đa chiều

Bức tranh kinh tế thế giới từ những góc nhìn đa chiều


Nhìn lại năm 2023, có thể nói, đã có những tín hiệu vui khi nền kinh tế thế giới cơ bản “hạ cánh an toàn”, nhiều kịch bản xấu không bùng phát. Tuy nhiên, vẫn còn đó âu lo trước những khó khăn trung hạn.

Bức tranh kinh tế thế giới từ những góc nhìn đa chiều
Bức tranh kinh tế thế giới từ những góc nhìn đa chiều.

Đến cuối năm 2023, báo cáo của nhiều học giả và các tổ chức quốc tế đa phần kết luận nền kinh tế thế giới đã “hạ cánh mềm” với những sắc thái thận trọng khác nhau. Các dự báo vào cuối năm 2023 đa phần đều được điều chỉnh tích cực hơn so với giữa năm.

Cụ thể, Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng trưởng đạt 3,1%, điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 5/2023, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 đạt 3,0%, giữ nguyên dự báo tháng 7/2023; Fitch Ratings (FR) dự báo tăng trưởng đạt 2,9%, cao hơn 0,4% so với dự báo tháng 9/2023; Ngân hàng thế giới (WB) nhận định tăng trưởng toàn cầu đạt 2,1% năm 2023, giữ nguyên dự báo trong tháng 6/2023.

Kinh tế thế giới “hạ cánh mềm” nhưng còn tiềm ẩn nhiều thách thức

Trong năm 2023, căng thẳng địa chính trị tiếp tục là nhân tố tác động nổi bật. Xung đột giữa Nga và Ukraine bước sang năm thứ ba và chưa có dấu hiệu chấm dứt, trong khi đó, giao tranh giữa Israel và lực lượng Hamas bất ngờ bùng phát. Không chỉ gây thiệt hại lớn về người và tài sản, các cuộc xung đột này còn gây biến động thị trường tài chính và giá hàng hóa toàn cầu như năng lượng và lương thực. Điều này đặt ra rủi ro đối với tăng trưởng và lạm phát, làm gia tăng tính bất định, khó dự đoán của kinh tế thế giới.

Cạnh tranh Mỹ-Trung tiếp tục diễn biến phức tạp, mặc dù hai bên đã có những nỗ lực cải thiện tình hình. Trong năm 2023, vấn đề nổi bật trong quan hệ Mỹ – Trung là cuộc chiến công nghệ căng thẳng, khi hai bên chạy đua quyết liệt để giành vị trí thống trị ở những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, ô tô điện và năng lượng sạch. Nhiều biện pháp hạn chế thương mại được mỗi bên đưa ra nhằm cản bước tiến của đối phương trong các lĩnh vực này.

Những nhân tố tác động đến kinh tế thế giới năm 2024 và trung hạn

Đối với năm 2024, hầu hết các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng toàn cầu tiếp tục suy giảm và đạt mức thấp hơn năm 2023. Tăng trưởng toàn cầu hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào động lực của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, trong khi trên 93% các nền kinh tế phát triển sẽ bị chậm lại.

Xu thế “thập kỷ mất mát” do các động lực tăng trưởng đều suy yếu

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (3/2023), tăng trưởng kinh tế thế giới trong một thập kỷ tới tiếp tục tăng trưởng đuối dần do những động lực cơ bản đều giảm sút.

Sự giảm tốc trong sản suất, yếu tố then chốt cho thu nhập và tiền lương, đang giảm ở mức thấp nhất kể từ năm 2000. Đầu tư, động lực thúc đẩy mở rộng kinh tế, chỉ tăng trưởng bằng một nửa so với hai thập kỷ trước.

Lực lượng lao động toàn cầu tăng trưởng chậm do tình trạng dân số già ở các nền kinh tế phát triển và tăng dân số giảm tốc ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Thương mại quốc tế sa sút do giảm tổng cầu toàn thế giới. Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm sự gián đoạn đối với giáo dụcy tế, gây ra những hậu quả lâu dài đối với sản lượng kinh tế tiềm năng.

Xung đột và căng thẳng địa chính trị tiếp tục là nguy cơ hiện hữu

Trong năm 2024, có 61% nhà kinh tế trưởng tin rằng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục đi vào xu thế suy thoái. Trong số này, 90% tin rằng, nguyên nhân chính dẫn đến những bất ổn kinh tế toàn cầu trong năm 2024 là do các tác động của khủng hoảng địa chính trị (WEF, 2023). Khủng hoảng địa chính trị đã trở thành một yếu tố nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn cầu, góp phần tạo ra sự bất ổn và bất định trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Cạnh tranh Mỹ-Trung bất lợi cho kinh tế thế giới

Nhiều học giả cho rằng cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung tiếp tục là nhân tố mang lại nhiều rủi ro đối với tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Quan hệ Mỹ-Trung bước sang giai đoạn bất định, căng thẳng và khó kiểm soát do hai bên không có được tầm nhìn chung về định hình quan hệ hợp tác. Hai nước có nhiều động thái trả đũa lẫn nhau, phân tách thị trường, chuỗi cung, công nghệ… Xu hướng “an ninh hóa” quá mức các quan hệ kinh tế thương mại, khoa học công nghệ dẫn đến sự nghi ngờ và chia rẽ, tạo nguy cơ phân mảng kinh tế quốc tế, đặt các quốc gia khác trước áp lực phải chọn bên.

Những rủi ro từ kinh tế Trung Quốc và châu Âu

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo thách thức trong năm 2024 đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ là hướng tăng trưởng đi xuống. Ông Logan Wright (Rhodium Group) nhận định: “Sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc mang tính cấu trúc, gây ra bởi sự kết thúc của việc mở rộng tín dụng và đầu tư chưa từng có trong thập kỷ qua”.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại trong khi giá tiêu dùng thường xuyên ở mức yếu trong 2023 do tổng cầu yếu đang đe dọa nguy cơ vòng xoáy giảm phát. Bất động sản tăng nóng thời gian dài, gặp cú sốc của Covid-19 làm đình trệ thị trường, gây nguy cơ vỡ bong bóng. Đây là những hiểm họa đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

UNCTAD cảnh báo, lo ngại về triển vọng tăng trưởng ở Trung Quốc làm dư luận ít chú ý đến các nguy cơ của kinh tế châu Âu. Kinh tế khối này có tỷ trọng toàn cầu tương đương với Trung Quốc (xấp xỉ 18% tính theo sức mua tương đương).

Trong khi tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc hiện nay đã giảm khoảng 30% so với so với mức trung bình trước Covid-19 (2015–2019), tốc độ tăng trưởng ở châu Âu đã giảm tới 70% mỗi năm. Việc tiếp tục thắt chặt tiền tệ ở khu vực đồng Euro đứng trước nguy cơ mất cân bằng, có thể rơi vào suy thoái vào năm 2024.

Nợ công và chính sách siết chặt tài chính của các nước phát triển tiếp tục là thách thức của các nước nghèo, cản trở thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) 2030.

Mặc dù cho đến nay, thế giới đã tránh được một cuộc khủng hoảng nợ hệ thống, nhưng một cuộc khủng hoảng phát triển đang diễn ra. Trước đại dịch Covid-19, nhiều nước đang phát triển vốn đã có mức nợ không bền vững cao. Sự kết hợp của nhiều cuộc khủng hoảng và chính sách tiền tệ chặt chẽ ở các nước phát triển đã làm xấu đi tình hình nợ công ở các nước đang phát triển.

Tổng nợ thế giới đạt đỉnh 257% so với tổng sản phẩm quốc gia vào năm 2020 do đại dịch Covid -19, gây trở ngại cho việc tiếp cận nguồn lực cần thiết để đạt được SDGs 2030 và các cam kết về khí hậu tại Hội nghị COP 21 (Paris, 2015).

Cung cấp các giá trị công, chuyển đổi số, cải cách các cấu trúc tài chính, phát triển xanh, bền vững tiếp tục là những giải pháp căn bản

Trước những thách thức trên, chuyên gia cho rằng các chính phủ cần tập trung vào việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công toàn cầu để đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh và thúc đẩy thương mại quốc tế là những yếu tố quan trọng. Theo khảo sát của chuyên gia, các mảng đầu tư hiệu quả nhất sẽ là lĩnh vực chuyển đổi số (97% khuyến nghị), năng lượng (76%), lương thực (67%) và biến đổi khí hậu (67%).

Các cơ chế, nguyên tắc và thể chế của tài chính toàn cầu cần được cải cách để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và tăng trưởng. Cơ chế này nên dựa trên sự tham gia của tất cả các nước đang phát triển, cùng thỏa thuận và xây dựng các thủ tục, các chính sách khuyến khích và răn đe trên cơ sở thống nhất của các bên.

Nhìn lại năm 2023, có thể nói, đã có những tín hiệu vui khi nền kinh tế thế giới cơ bản “hạ cánh an toàn”, nhiều kịch bản xấu không bùng phát. Tuy nhiên, vẫn còn đó âu lo trước những khó khăn trung hạn. Mọi khuyến nghị dường như đã hội tụ cho thấy những trọng tâm phía trước: kiến tạo hòa bình, duy trì ổn định; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển xanh – bền vững; xử lý nợ, tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển đạt SDGs… Điều quan trọng là quyết tâm hành động của các chính phủ với tầm nhìn dài hạn, vì những lợi ích bền vững, vượt trên những tính toán thiển cận, cùng hợp tác vì tương lai của thế giới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế Đức “vén mây mù”, bước qua suy thoái, khó khăn đang “càn quét” ngành chiếm tới 20% GDP

Mới đây, Cơ quan Thống kê Liên bang (Destatis) cho biết, kinh tế Đức đã tăng trưởng nhẹ 0,2% trong quý III/2024. Thông tin trên khiến các chuyên gia ngạc nhiên do kết quả đảo chiều so với dự báo nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tình hình thêm “căng”, Bắc Kinh phản ứng mạnh, “bắn tin” đến WTO

Ngày 30/10, Trung Quốc đã phản ứng mạnh sau khi Ủy ban châu Âu (EC) thông báo kết quả cuối cùng của cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện của nước này.

EU chính thức “xuống tay” với xe điện Trung Quốc, mức thuế cao nhất tới 35,3%, Đức lập tức nêu quan điểm

Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi các cuộc đàm phán với Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng bế tắc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Mới nhất

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ...

Công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report, kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng...

Xe bán tải vượt ẩu, lấn làn khi đi qua cầu phao Phong Châu

Trong khi các phương tiện đang nối đuôi nhau qua cầu phao Phong Châu, một ô tô bán tải vượt ẩu, lấn làn nguy hiểm bất chấp quy định an toàn. XEM CLIP (Nguồn: NTD): Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh xe bán tải màu trắng lấn làn, đi ngược chiều, vượt ẩu...

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công. Bán nhà để khởi nghiệp với sachi Bà Đỗ Thị Kim Thông - Giám đốc Hợp tác xã Thương mại...

Mới nhất