Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam phê duyệt Báo cáo quốc gia về thực thi công...

Việt Nam phê duyệt Báo cáo quốc gia về thực thi công ước chống tra tấn


Việt Nam đã ban hành hơn 56 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng.

Phê duyệt Báo cáo quốc gia về thực thi công ước chống tra tấn. (Nguồn: Shutterstock)
Phê duyệt Báo cáo quốc gia về thực thi công ước chống tra tấn. (Ảnh minh họa – Nguồn: Shutterstock)

Ngày 9/2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 174/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT).

Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an tiến hành hiệu đính bản dịch Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước CAT và thực hiện các thủ tục đối ngoại cần thiết gửi Báo cáo đến Ủy ban chống tra tấn theo quy định.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để chuẩn bị cho phiên trình bày và trả lời trước Ủy ban chống tra tấn.

Trước đó, Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Báo cáo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam về thực thi Công ước CAT để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dự thảo Báo cáo gồm 187 khổ, chia làm 5 phần: Thông tin chung, Kết quả thực hiện Công ước CAT, Thông tin bổ sung đối với các bình luận và khuyến nghị của Ủy ban CAT, Kết luận và 10 Phụ lục.

Theo đó, Việt Nam đã ban hành hơn 56 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng như: Luật Thi hành án hình sự 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020; Luật Cư trú năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2021; Luật Cảnh sát cơ động năm 2022; Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.

Để triển khai thi hành các luật, Việt Nam tiếp tục ban hành hơn 100 văn bản hướng dẫn nhằm chuẩn hóa các quy trình, công khai các quy định, bổ sung các chế định nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, bảo vệ những người có nguy cơ bị tra tấn cũng như hỗ trợ tốt hơn cho nạn nhân của hành vi tra tấn trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều tra, thi hành tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, bồi thường thiệt hại.

Đáng chú ý, Việt Nam đã thiết lập hệ thống phản ánh kiến nghị qua đường dây nóng, đặc biệt là đường dây nóng tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm của Bộ Công an thông qua số điện thoại 113 hoặc 0692326555; đường dây nóng tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm của Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đường dây nóng về bảo vệ trẻ em qua số điện thoại 111.

Việt Nam cũng đã xây dựng mô hình “Phòng điều tra thân thiện” để giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi và xâm hại người dưới 18 tuổi. Mô hình “Phòng điều tra thân thiện” được thiết kế, trang trí tương tự phòng làm việc, tạo tâm lý thoải mái, gần gũi, giúp nạn nhân bớt mặc cảm, lo sợ.

Điều tra viên được tập huấn kỹ năng điều tra thân thiện, có kiến thức khoa học giáo dục đối với trẻ em, thời gian lấy lời khai không quá 2 tiếng/lần và 1 ngày không quá 2 lần theo quy định và có sự tham gia của người giám hộ trong quá trình lấy lời khai.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập 33 phòng điều tra thân thiện tại Cục Cảnh sát hình sự, Học viện Cảnh sát nhân dân và Công an 30 địa phương…

Cùng với những kết quả thực hiện Công ước CAT đã đạt được, Việt Nam còn một số vấn đề nội tại cần được quan tâm giải quyết; một số khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện Công ước CAT và khuyến nghị phù hợp của Ủy ban CAT. Vì vậy, quan điểm chính sách và cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Công ước là xác định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, thực hiện công tác bảo đảm nhân quyền, đặc biệt là triển khai, thực hiện nghiêm túc Công ước CAT, các công ước cơ bản về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.

Việc tham gia và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước CAT cũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người, tạo cơ sở cho việc tăng cường đối thoại và trao đổi với các nước và tổ chức quốc tế về nhân quyền.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam nỗ lực triển khai thực thi Công ước chống tra tấn

Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT) đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1984 bằng Nghị quyết 39/46. Công ước có hiệu lực từ ngày 26/6/1987 sau khi được 20 quốc gia phê chuẩn gia nhập. Công ước Chống tra tấn là một trong bảy Công ước cốt lõi về nhân quyền của Liên hợp...

Việt Nam – Thành viên chủ động, tích cực của Công ước chống tra tấn

Việt Nam đang nỗ lực để hoàn thiện Báo cáo quốc gia lần thứ hai về thực thi Công ước chống tra tấn.

Việt Nam nỗ lực trong triển khai thực thi Công ước chống tra tấn

Ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tra tấn Sau khi trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn hoặc Công ước CAT) vào năm 2015, Việt Nam đã tích cực tổ chức hàng chục hoạt động hợp tác với đối tác nước...

Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn

Việt Nam luôn chú trọng tuyên truyền về Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo, hoặc hạ nhục con người hay còn gọi là Công ước chống tra tấn (CAT).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trước bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, IMF công bố dữ liệu sốc về tổng nợ công toàn cầu

Báo cáo Giám sát Tài chính mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, tổng nợ công toàn cầu sẽ lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua mức 100.000 tỷ USD trong năm nay.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ quản lý và vận hành kinh doanh đa kênh trên môi trường Internet

Ngày 15/10, Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo đã chính thức đưa vào vận hành nền tảng Sapo OmniAI, giúp các chủ cửa hàng thay đổi cách quản lý và vận hành kinh doanh đa kênh trên môi trường Internet.

NÓNG! Bán đảo Triều Tiên căng như dây đàn, Bình Nhưỡng làm nổ tung vài đoạn đường nối hai miền, Seoul bắn đạn cảnh...

Hai miền Triều Tiên vừa mới có những động thái mới nhất kéo căng tình hình trong bối cảnh căng thẳng dâng cao trên Bán đảo những ngày gần đây.

Tạo “đề kháng” cho người trẻ để không lệch chuẩn hành vi trong thời đại công nghệ số

Mặt trái trong thời đại công nghệ 4.0 chính là sự ngập tràn những thông tin xấu, độc, những hành vi chưa đúng đắn của con người và nhiều sự việc, hiện tượng có nội dung dung tục, nhảm nhí có thể tác động không nhỏ đến người trẻ...

Giá cà phê robusta tăng trở lại, áp sát mốc 5.000 USD, hàng xuất khẩu vào mùa được giá?

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong 11 tháng đầu niên vụ 2023/24 chỉ còn 24,09 triệu bao (1,445 triệu tấn). Điều này cho thấy, trong các nguồn cung chính xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ có cà phê Việt Nam là mất mùa thật sự, theo ICO.

Bài đọc nhiều

Hàn Quốc hỗ trợ 1 triệu USD cho nỗ lực phục hồi của Việt Nam sau bão số 3

Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ 1 triệu USD cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, trong khuôn khổ sáng kiến phục hồi sớm và tái thiết sau bão Yagi của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Đối thoại thường niên lần thứ ba về khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam

Viện Hòa bình Mỹ vừa tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ ba với chủ đề “Di sản chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia.” Hậu chiến Việt- Mỹ: trăn trở và khát vọng trong cuốn sách một người Anh Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh...

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Đó là điều Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Pio Smith nhấn mạnh trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, đồng thời tái khẳng định cam kết không ngừng của UNFPA trong việc hợp tác giải quyết tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.

Chung sức hành động phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

Để phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em hiệu quả cần sự chung tay của các bộ, ngành cũng như nâng cao nhận thức của toàn xã hội.

Cơ hội được khám, điều trị miễn phí trẻ em bị các dị tật bẩm sinh vùng mặt, tay – chân tại Quảng Ngãi

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa qua có Quyết định số 1204/QĐ-UBND phê duyệt văn kiện Chương trình khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho trẻ em và hợp tác trao đổi chuyên môn tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2024 do Tổ chức ReSurge International viện trợ không hoàn lại 435 triệu đồng, tương đương 17.755 USD. Được triển khai thực hiện từ tháng giữa tháng 10/2024, chương trình nhằm hỗ trợ trẻ em bị các...

Cùng chuyên mục

Cơ hội được khám, điều trị miễn phí trẻ em bị các dị tật bẩm sinh vùng mặt, tay – chân tại Quảng Ngãi

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa qua có Quyết định số 1204/QĐ-UBND phê duyệt văn kiện Chương trình khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho trẻ em và hợp tác trao đổi chuyên môn tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2024 do Tổ chức ReSurge International viện trợ không hoàn lại 435 triệu đồng, tương đương 17.755 USD. Được triển khai thực hiện từ tháng giữa tháng 10/2024, chương trình nhằm hỗ trợ trẻ em bị các...

Diện mạo mới ở Nhôn Mai

Ðến bản Nhôn Mai - trung tâm của xã, chúng tôi thật sự ngạc nhiên bởi giữa bốn bề đồi núi, nhiều ngôi nhà được xây dựng mới khang trang, những mái tôn xanh, đỏ xen lẫn những mái ngói truyền thống, trước sân hay đầu hồi nhà là những chảo ăng-ten ngóc lên trời. Nhiều nhà làm dịch vụ, hàng quán, mở máy xay xát thóc, ngô... Dân cư quây quần dọc hai bên đường như một...

Chung sức hành động phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

Để phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em hiệu quả cần sự chung tay của các bộ, ngành cũng như nâng cao nhận thức của toàn xã hội.

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Đó là điều Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Pio Smith nhấn mạnh trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, đồng thời tái khẳng định cam kết không ngừng của UNFPA trong việc hợp tác giải quyết tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.

Hàn Quốc hỗ trợ 1 triệu USD cho nỗ lực phục hồi của Việt Nam sau bão số 3

Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ 1 triệu USD cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, trong khuôn khổ sáng kiến phục hồi sớm và tái thiết sau bão Yagi của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Mới nhất

Quảng Nam: Đổi mới dịch vụ, cách làm để thu hút du khách đến với Mỹ Sơn

Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã được tích hợp thêm ngôn ngữ Italy, Tây Ban Nha để bổ sung vào sản phẩm thuyết minh đa ngôn ngữ, nâng tổng số ngôn ngữ được thuyết minh tại di tích lên 8 ngôn ngữ gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung...

Gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) chủ trì họp báo.Quang cảnh buổi gặp...

Ký kết

(MPI) - Ngày 15/10/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng khung cho vay gián tiếp Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông. ...

Khuyến nông Quốc gia ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác mở rộng canh tác bền vững với Công ty Bayer

Để mở rộng quy mô dự án ForwardFarming, Công ty TNHH Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã vạch ra những kế...

Mới nhất

Ký kết