Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCô gái nghèo giành học bổng tiến sĩ ở viện ung thư...

Cô gái nghèo giành học bổng tiến sĩ ở viện ung thư lớn nhất Đức


Xác định chỉ có học mới thoát nghèo, Kiều Trinh tốt nghiệp xuất sắc đại học ở Đài Loan và giành học bổng toàn phần làm tiến sĩ ở Đức.

Đinh Kiều Trinh hiện là thành viên chương trình nghiên cứu tiến sĩ của German Cancer Research Center, viện nghiên cứu ung thư lớn nhất Đức, ở thành phố Heidelberg. Năm 2021, Trinh giành học bổng toàn phần bốn năm trị giá 4 tỷ đồng của viện này, học song song tại Đại học Heidelberg. Đây là ngôi trường lâu đời nhất nước Đức, xếp hạng 47 thế giới, theo THE 2024.

Ngoài giờ học ở trường, cô cùng các đồng nghiệp nghiên cứu về chức năng miễn dịch của Yes-Associate Protein (YAP) trong các thành phần vi môi trường khối u, đặc biệt là trong tế bào ung thư, nguyên bào sợi và tế bào nội mô.

“Tôi không nghĩ mình đi được một chặng đường dài như vậy. Tôi từng không thích Sinh học”, Trinh, 29 tuổi, nói.





Trinh tham gia một hội thảo khoa học ở Đài Loan năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trinh tham gia một hội thảo khoa học ở Đài Loan năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thời phổ thông, Trinh chỉ tập trung học các môn khối A (Toán, Lý, Hóa) để thi vào ngành Kinh tế yêu thích. Sẵn có Toán, Hóa, Trinh “thi đại” khối B, ngành Sinh học của trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, để dự phòng. Cuối cùng, cô trượt khối A và trúng khối B.

Đỗ đại học nhưng Trinh băn khoăn vì không có kiến thức về Sinh học. Cô kể năm đầu tiên “rất chán” vì chỉ học lý thuyết; điểm môn Toán, Lý, Hóa luôn cao, trong khi Sinh chỉ 5 hoặc 6.

“Tôi tính thi lại ngành Kinh tế nhưng nghĩ phải ôn, lười nên thôi”, Trinh chia sẻ.

Năm thứ hai được học thực hành, Trinh bắt đầu tò mò, thấy hay và xin vào phòng thí nghiệm của khoa để phụ việc. Lúc đầu, cô phụ các anh, chị rửa chai, lọ và nhìn họ làm thí nghiệm. Dần dần, cô thích nghiên cứu hơn nên cố gắng học tốt và chăm chỉ làm việc ở phòng thí nghiệm.

Sinh ra trong gia đình đông con, từ nhỏ, Trinh chứng kiến bố mẹ vất vả làm nông, sửa xe đạp kiếm tiền cho các con ăn học. Muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó và báo hiếu cha mẹ, cô tự nhủ con đường duy nhất là học. Nghĩ ngành Sinh trong nước khó kiếm việc lương cao, Trinh tìm học bổng du học. Năm 2014, Trinh giành học bổng toàn phần ngành Kỹ thuật Y sinh của Đại học Quốc lập Thanh Hoa (Đài Loan).

Trinh cho biết học thạc sĩ vừa phải đảm bảo việc học ở trường, vừa phải làm việc trong phòng thí nghiệm. Để không bị quá tải, cô ôn lại bài ngay sau mỗi buổi học. Đến kỳ thi, cô thường thức học đến 2-3h. Nhờ chăm chỉ, Trinh đạt 96/100 điểm bài luận văn tốt nghiệp.

Trong hai năm học thạc sĩ, Trinh có 5 bài báo khoa học về thuốc điều trị ung thư gan đăng trên tạp chí Q1, trong đó có một bài là đồng tác giả chính. Bài báo xuất bản trên tạp chí ACS Applied Materials & Interfaces có chỉ số ảnh hưởng (IF) 10.3 nói về một loại nano tên NanoMnSor nhắm mục tiêu khối u, hạt nano đồng thời vận chuyển sorafenib và MnO2- tạo oxy. Điều trị với NanoMnSor dẫn đến giảm sự hình thành mạch máu, giảm khối u và di căn, cải thiện tình trạng sống sót của mô hình ung thư ở chuột.

NanoMnSor cũng lập trình lại miễn dịch trong vi môi trường khối u như làm tăng lượng tế bào T gây độc (CD8+ T cells), kết quả làm tăng hiệu quả điều trị của liệu pháp miễn dịch anti PD-1.

Với thành tích nghiên cứu, kinh nghiệm tham dự hội thảo và điểm trung bình học tập (GPA) gần tuyệt đối 4.24/4.3, Trinh vượt qua vòng hồ sơ xin học bổng của viện nghiên cứu ung thư của Đức. Sau ba vòng phỏng vấn với viện và bài thi đầu vào của Đại học Heidelberg, cô trở thành ứng viên duy nhất vào nhóm nghiên cứu của của tiến sĩ Michael Dill, bác sĩ cấp cao khoa tiêu hóa, nhiễm trùng, ngộ độc Bệnh viện Đại học Heidelberg.

Mặc dù vậy, khi sang Đức, Trinh vẫn sốc vì hướng nghiên cứu hoàn toàn khác. Cô cũng gặp khó khăn nhất vì phải làm quen với các kỹ thuật nghiên cứu tối tân trong phòng thí nghiệm.

Ở Đài Loan, cô chỉ nuôi tế bào mọc trên bề mặt đĩa, với không gian hai chiều (2D), trong khi ở Đức tiến bộ hơn với kỹ thuật nuôi 3D giữ những đặc tính về cấu trúc và chức năng vốn có.

“Nuôi 3D khó hơn rất nhiều nên tôi phải tự tìm hiểu, sai thì làm lại”, Trinh nói.

Trinh là nghiên cứu sinh tiến sĩ đầu tiên của thầy hướng dẫn tại viện nên thời gian đầu, cô áp lực trước sự kỳ vọng của thầy. Sau khoảng nửa năm, cô mới quen với môi trường nghiên cứu và bắt nhịp được với văn hóa ở đây.

Trinh cho hay ở Đức, cứ nửa năm đến một năm, các nghiên cứu sinh phải trình bày đề tài trước hội đồng. Đề tài nghiên cứu của Trinh về chức năng của một loại protein trong tế bào fibroblast ảnh hưởng đến môi trường khối u. Ở lần trình bày thứ hai, bài báo cáo được hội đồng tư vấn luận văn đánh giá “rất logic, các hình ảnh biểu đồ chuyên nghiệp”.

Trong phần nhận xét, tiến sĩ Michael Dill cùng ba giáo sư trong hội đồng viết: “Bài thuyết trình rõ ràng. Quá trình nghiên cứu thấy được tiến bộ rõ rệt, rất có tiềm năng và có nhiều kết quả triển vọng hơn. Có tinh thần sẵn sàng tiếp thu cái mới và học hỏi”.

Trinh dự định sẽ đi Mỹ làm sau tiến sĩ, thử sức ở những ngôi trường nổi tiếng như Harvard. Cô cũng muốn trở thành giáo sư, theo đuổi con đường giảng dạy và nghiên cứu sau này.





Trinh làm việc tại phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu ung thư Đức. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trinh làm việc tại phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu ung thư Đức. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trinh nói Sinh học đến với cô như một cơ duyên và trên hành trình khám phá nó, cô may mắn gặp được các thầy cô hướng dẫn tận tâm. Khi đạt những thành công trong sự nghiệp, Trinh quay lại giúp đỡ các sinh viên Việt Nam tìm học bổng du học.

“Có nhiều con đường để có những trải nghiệm cuộc sống tốt hơn nhưng với tôi, con đường học là ngắn nhất. Hãy nỗ lực tích lũy kinh nghiệm trong phòng thí nghiệm, có bài báo đăng tạp chí khoa học và dự nhiều hội thảo để tăng lợi thế xin học bổng”, Trinh nói.

Bình Minh




Source link

Cùng chủ đề

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Dư Hoàng Khang, 27 tuổi, đang theo học chương trình thạc sĩ ngành Quản trị truyền thông tại Ba Lan. Trước đó, chàng trai quê Sóc Trăng từng giành học bổng toàn phần từ Arqus Alliance (liên minh 9 trường đại học ở châu Âu) dành cho 9 sinh viên, tương ứng với các ngôi trường tại đây.  Với suất học bổng này, Khang được miễn toàn bộ học phí cho chương trình thạc sĩ cùng sinh hoạt phí...

‘Du học là một sự đầu tư, cần tính đến lãi lỗ’

Tại hội thảo về du học do Trường Tiểu học, THCS và THPT Ngôi Sao Hoàng Mai phối hợp với Tổ chức giáo dục Summit tổ chức, đại diện các trường đại học đã đưa ra những thay đổi trong xu hướng tuyển sinh và tiêu chí đánh giá tại các trường của Mỹ và Canada trong mùa tuyển sinh sắp tới. Bà Lindsay Jordan, đại diện tuyển sinh Đại học Northeastern (Mỹ), cho hay phương châm giáo dục...

Chắp cánh giấc mơ du học Đức của người Việt

TS. Nguyễn Tuấn Nam: Chắp cánh giấc mơ du học Đức của người ViệtTừ bỏ cơ hội làm việc tại Đức, TS. Nguyễn Tuấn Nam trở về Việt Nam với mong muốn chắp cánh giấc mơ du học Đức của người Việt và cống hiến cho nền giáo dục nước nhà. TS. Nguyễn Tuấn Nam, nhà sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục...

Chàng trai 21 tuổi giành học bổng tiến sĩ từ viện công nghệ Mỹ

Phùng Phước Nguyên Anh (sinh năm 2003) giành học bổng tiến sĩ toàn phần ngành Kỹ thuật sinh học - BioEngineering, trị giá 116.000 USD mỗi năm, từ Viện Công nghệ California, Mỹ. Từ một cậu bé đam mê khoa học viễn tưởng khi xem bộ phim Jurassic Park, cuối tháng 2, Nguyên Anh đã nhận được thư chấp nhận từ Viện Công nghệ California (Caltech) khi chưa tròn 21 tuổi. Đây là trường đại học hàng đầu thế...

Cô gái giành học bổng toàn phần Mỹ sau ‘gap year’

Khánh HòaLớn lên trong gia đình không toàn vẹn, Gia Bảo quyết tâm theo đuổi việc học, giành học bổng toàn phần đại học Mỹ sau một năm 'gap year' (tạm nghỉ học). Hoàng Lê Gia Bảo, cựu học sinh chuyên Hóa, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa, sẽ theo học ngành Kinh tế tại Berea College, từ tháng 8 tới. Theo US News, trường xếp hạng 30 đại học khai phóng tốt nhất Mỹ, với các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ “điểm nghẽn” cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội để tháo gỡ điểm nghẽn cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp; đồng thời đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định 127 về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Chiều ngày 4/11, phát biểu giải trình, làm rõ một...

50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

Ngày 4-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố danh sách 50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 27 năm 2024. Danh sách nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay có 37 giáo...

Công bố hơn 600 ứng viên chức danh GS, PGS

TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 vừa xét tại Phiên họp lần thứ II của Hội đồng nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11. TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 vừa xét tại Phiên họp...

Bộ trưởng nhờ đại biểu chỉ giúp ‘lợi ích nhóm’ ở đâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp thì 'chỉ giúp xem những nhóm đó ở đâu để phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát bắt mang đi'. ...

Hàn Quốc sẽ cấm điện thoại trong trường học?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự hiện diện của điện thoại thông minh trong môi trường học tập đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. ...

Mới nhất

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với...

(Bqp.vn) - Chiều 31/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về tình hình, kết quả thực hiện thí điểm một số...

Cầu nối hợp tác kinh tế Việt Nam – Bỉ

(ĐCSVN) - Tối 3/11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ (VBAB) đã chính thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ, đồng thời tạo nền tảng cho cộng đồng doanh nhân Việt tại...

Đơn vị y tế đầu tiên sở hữu dịch vụ xét nghiệm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Ngày 4/11, Dịch vụ Xét nghiệm MEDLATEC chính thức được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại “Lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu Quốc gia năm 2024”, do Cục...

Phút hoảng loạn của 2 vợ chồng già mắc kẹt trong căn nhà bốc cháy

Ông Nguyễn Ngọc Hữu kể: "Lúc ấy, lửa khói bốc lên ngùn ngụt từ tầng 1 khiến tôi và vợ hoảng loạn, chỉ cầu mong sao lực lượng công an sớm tới cứu giúp...". Nhớ lại vụ hỏa hoạn ở nhà mình vào 2h30 cùng ngày, ông Nguyễn Ngọc Hữu (SN 1948, phố Trần Kim Xuyến, phường Yên Hoà, quận...

Tập đoàn TH mang câu chuyện phát triển bền vững đến Ngày hội Việt Nam Xanh

Trong Ngày hội Việt Nam Xanh sẽ khai hội vào ngày 9-11 tại TP.HCM, Tập đoàn TH sẽ mang đến một không gian xanh để kể câu chuyện phát triển bền vững của doanh nghiệp, cũng là cách đồng hành với Chính phủ trong hành trình hướng...

Mới nhất

Xu thế TOD đang lên ngôi