Trang chủChính trịNgoại giaoUkraine chính thức quốc hữu hóa một tài sản dầu khí của...

Ukraine chính thức quốc hữu hóa một tài sản dầu khí của Nga, chủ sở hữu Eduard Khudaynatov là ai?


Ukraine lại vừa thông báo chính thức quốc hữu hóa 500 triệu UAH (khoảng 13,32 triệu USD) là giá trị tài sản dầu khí của nhà tài phiệt Nga Eduard Khudaynatov.

Ukraine chính thức quốc hữu hóa một tài sản dầu khí của Nga, chủ sở hữu Eduard Khudaynatov là ai?
Siêu du thuyền Scheherazade trị giá 700 triệu USD. (Nguồn: DailyMail)

Tòa án Chống tham nhũng cấp cao Ukraine (HACC) vừa tán thành đơn kiện do Bộ Tư pháp nước này đệ trình, liên quan đến việc quốc hữu hóa các tài sản thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Nga Eduard Khudaynatov – bị tuyên bố trừng phạt trước đó.

Tuyên bố liên quan đã được đưa ra bởi Cơ quan an ninh Ukraine (SSU).

Theo đó, Tuyên bố của HACC cho biết, “100% cổ phần của tỷ phú Khudaynatov trong vốn ủy quyền của Alliance-Ukraine Oil Company LLC đã được thu hồi về cho Ukraine, ước tính trị giá khoảng 500 triệu UAH”.

Theo tài liệu điều tra, nhà tài phiệt Nga Khudaynatov kiểm soát công ty kinh doanh dầu mỏ Ukraine thông qua một số công ty ngoại biên (offshore company là công ty được đăng ký ở những vùng lãnh thổ, mà ở đó họ có được mức ưu đãi miễn thuế hoàn toàn, nếu công ty hoạt động với những khoản lợi nhuận phát sinh ngoài lãnh thổ đó) và các thực thể bị kiểm soát khác.

Trước đó, bằng cách quản lý tài sản này, tỷ phú dầu mỏ Nga Khudaynatov đã hy vọng có thể ngăn chặn tài sản dầu khí của mình tại Ukraine bị quốc hữu hóa, khi Moscow bắt đầu khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt, đồng thời tạo ra lợi nhuận đáng kể từ thị trường năng lượng ở quốc gia láng giềng Đông Âu.

Tuy nhiên, Cơ quan an ninh Ukraina đã xác định được ai là chủ sở hữu thực sự hưởng lợi từ công ty kinh doanh dầu mỏ Ukraine Alliance-Ukraine Oil Company LLC.

Cuộc điều tra cũng xác định rằng, tỷ phú Khudaynatov là một trong những đại diện đáng tin cậy của Tổng thống Putin. Ông phụ trách công ty dầu khí NNK-Group của Nga và từng là thành viên Hội đồng quản trị của “người khổng lồ dầu khí” Rosneft – là doanh nghiệp có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga.

Theo SSU, các công ty trên đều là những nhà tài trợ chính cho chiến dịch quân sự của Điện Kremlin tại Ukraine. Những doanh nghiệp này bị phía Ukraine cáo buộc là liên tục cung cấp nhiên liệu và dầu cho ngành công nghiệp quốc phòng, cũng như các đơn vị quân sự của Nga. Họ hàng tháng đều chuyển hàng tỷ Ruble vào ngân sách của Moscow.

Do đó, một cuộc điều tra đang được tiến hành đối với nhà tài phiệt Nga, theo thủ tục tố tụng hình sự do các điều tra viên SSU đưa ra thuộc phần 4 – Điều 110-2 của Bộ luật Hình sự Ukraine – về các hành động tài trợ nhằm mục đích chống lại Ukraine.

Hồi tháng 2/2023, sau đơn kiện của SSU, Tòa án Chống tham nhũng cấp cao của Ukraine đã giữ nguyên yêu cầu của Bộ Tư pháp nước này về việc chuyển các doanh nghiệp thuộc sở hữu của một tỷ phú Nga khác – ông Oleg Deripaska, thành sở hữu nhà nước của Ukraine. Tổng giá trị tài sản được chuyển sang Ukraine khoảng hơn 10 tỷ UAH.

Tên tuổi ông trùm dầu mỏ Nga Eduard Khudainatov ít nhận được sự chú ý so với các nhà tài phiệt Nga khác cho đến năm 2022, khi tên ông bỗng xuất hiện trong vụ kiện nhằm xác định nhà tài phiệt Nga nào là chủ nhân thật sự của siêu du thuyền Amadea trị giá 325 triệu USD, bị Mỹ tuyên bố tịch thu.

Các quan chức Mỹ cáo buộc tỷ phú Khudainatov chỉ là người thế vai. Họ khẳng định du thuyền Amadea thật sự thuộc về một trong những nhà tài phiệt giàu nhất của Nga – ông trùm ngành vàng Suleiman Kerimov, người đang bị phương Tây trừng phạt.

Ngoài ra, Mỹ cũng đã đặt nghi vấn, liệu ông Khudainatov có thể đang thế chân cho chủ sở hữu một siêu du thuyền khác quý giá hơn – chiếc Scheherazade trị giá 700 triệu USD, bị tịch thu ở vùng Tuscany, Italy sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ. Chủ nhân đích thực của con tàu này được cho là cũng thuộc diện bị phương Tây trừng phạt.

Nhà chức trách Mỹ thừa nhận trong một biên bản điều tra rằng, tỷ phú Nga Khudainatov cũng rất giàu có, nhưng “không có căn cứ” để tin, ông ấy có nguồn lực tài chính để mua cả hai siêu du thuyền Amadea và Scheherazade.

Trước đó, nhà tài phiệt Eduard Khudainatov chưa bị bất cứ nước nào trừng phạt. Nhưng sau này, nhân vật này cũng đã bị Liên minh châu Âu (EU) cho vào “danh sách đen” với căn cứ ông hưởng lợi từ doanh nghiệp dầu mỏ hàng đầu của Nga. EU cáo buộc, vị doanh nhân ngoài 60 tuổi này đã được “hưởng lợi từ chính phủ Nga” và có quan hệ mật thiết với Điện Kremlin. Ông này cũng được cho là “chủ sở hữu trên giấy tờ” của hai du thuyền bị thu giữ nói trên.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Cách Nga trả đũa việc phương Tây sử dụng tài sản bị phong tỏa tài trợ Ukraine

Thứ trưởng Tài chính Nga Ivan Chebeskov cho biết, Moscow đã có các công cụ để đáp trả việc phương Tây sử dụng tài sản thuộc chủ quyền của Nga bị phong tỏa để tài trợ cho Ukraine. Đây là biện pháp "cực chẳng đã" nhưng vì đó là "hành vi trộm cắp".

Nga tố “hành vi trộm cắp tài sản”, dùng đồng USD làm vũ khí, nói “cực chẳng đã” phải dùng đòn trả đũa

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Thứ trưởng Tài chính Nga Ivan Chebeskov bình luận rằng, phương Tây sử dụng tài sản thuộc chủ quyền của Nga bị phong tỏa để tài trợ cho Ukraine đồng nghĩa với hành vi trộm cắp và Moscow có các công cụ để đáp trả.

“Quẳng gánh lo” liên quan đến bầu cử, Mỹ sắp gửi tiền đến Ukraine, đúng như cam kết

Ngày 23/10, Nhà Trắng thông báo, các đồng minh phương Tây đang tiến hành gói vay 50 tỷ USD cho Ukraine, được bảo đảm bằng lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga, trong đó, có khoản đóng góp 20 tỷ USD của Mỹ.

G7 sắp có động thái mới, EU chính thức “tiêu” 37,8 tỷ USD cho Ukraine, Moscow lên tiếng

Ngày 22/10, Nikkei Asia của Nhật Bản trích dẫn một số nguồn tin trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cho biết, nhóm sẽ đưa ra tuyên bố về các tài sản bị phong tỏa của Nga sớm nhất trong tháng này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Mới nhất

Mới nhất