Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCông nhân ở lại TPHCM đón Tết: "Năm nay vừa đủ ăn...

Công nhân ở lại TPHCM đón Tết: “Năm nay vừa đủ ăn là mừng rồi”


Trưa 26 tháng Chạp, sau giờ làm, anh Nguyễn Văn Công (44 tuổi, quê Bình Định) vội ghé chợ mua bó rau về căn phòng trọ trong hẻm trên đường Phạm Đăng Giảng, phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) để bà xã chuẩn bị bữa trưa cho hai con.

Căn phòng trọ chưa đầy 15m2 nóng hừng hực. Vợ anh Công đang vội nấu bữa cơm trưa đơn giản khi đồng hồ đã quá 12h. “Năm nay công việc của hai vợ chồng khó khăn. Chúng tôi cũng muốn đưa hai con về quê ăn Tết với ông bà nhưng không đủ điều kiện”, người đàn ông nói.

“Cả nhà cùng về quê, tiền đâu chịu nổi”

Hộ anh Công là một trong hàng nghìn gia đình công nhân khác tại TPHCM chọn ở lại thành phố qua Tết vì không đủ điều kiện về quê, sau một năm sóng suy thoái kinh tế quét qua.

Ngồi phụ vợ nhặt rau, anh Công cho biết hai vợ chồng cưới được gần 10 năm và chọn TPHCM làm nơi mưu sinh. Anh làm nhân viên công ty gas còn vợ làm công nhân may.

Công nhân ở lại TPHCM đón Tết: Năm nay vừa đủ ăn là mừng rồi - 1

Anh Công ngồi nhặt rau cùng con trai út trong căn phòng trọ trên đường Phạm Đăng Giảng (Ảnh: An Huy).

Năm qua thật sự là quãng thời gian khó khăn đối với gia đình anh. Công ty vợ anh bị cắt giảm đơn hàng, ngoài 8h làm việc mỗi ngày không được tăng ca, bà xã còn phải nghỉ làm thứ 7 và chủ nhật. Lương của anh vỏn vẹn 7 triệu đồng. Tính ra thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng chỉ 12 triệu.

Trong khi đó, mỗi tháng tiền phòng đã ngốn 3 triệu đồng, hai con đi học hết 5 triệu đồng, tiền ăn tằn tiện của cả nhà cũng không dưới 3 triệu đồng.

“11 triệu đồng là khoản cố định gia đình tôi phải chi mỗi tháng. Hai vợ chồng còng lưng đi làm, lương tháng nào tiêu hết tháng đó. Đã rất lâu rồi, gia đình tôi chưa đi hàng quán, ăn một bữa ngon đúng nghĩa”, anh Công kể.

Người đàn ông cho biết những năm trước dịch Covid-19, công việc của hai vợ chồng thuận lợi vì được tăng ca, có thưởng Tết. Thành thử cuối năm, gia đình luôn háo hức kéo nhau về quê ăn Tết cùng cha mẹ, ông bà.

Năm nay không còn khoản nào bỏ ra được, gia đình anh đành trụ lại TPHCM chờ đi làm. “Ba mẹ già rồi, tôi cũng muốn về quê thăm nom nhưng một mình tôi về, bỏ vợ con ở lại thành phố thì không đành, mà cả nhà cùng về thì tiền đâu chịu nổi”, ông bố 2 con chia sẻ.

Anh Công tính nếu về quê, cả nhà 4 người phải tốn ít nhất 7 triệu tiền vé xe khách hai chiều. Tiền mừng cha mẹ hai bên nội ngoại, sắm đồ Tết cho vợ con, lì xì và các khoản chi tiêu khác, chắc phải 30 triệu đồng mới đủ.

“Chỉ công nhân mới thực sự hiểu, thấm những khó khăn kinh tế trong giai đoạn hiện nay”, anh Công nói.

“Mừng vì còn việc làm”

Nằm sâu trong hẻm 22 Tân Thới Nhất 8, phường Tân Thới Nhất (quận 12) là căn phòng trọ 20m2 của 7 thành viên gia đình ông Võ Văn Nguyên (64 tuổi, quê An Giang). Vợ chồng ông hiện sống cùng hai con gái, hai con rể và cháu ngoại.

Đại gia đình ông Nguyên năm nay cũng không về quê ăn Tết vì công việc khó khăn suốt một năm. Ông làm nghề phụ hồ nhưng bị bệnh tim, thất nghiệp mấy tháng nay. Trong khi đó, bà xã cũng bị bệnh, phải ở nhà. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào vợ chồng hai con gái.

Công nhân ở lại TPHCM đón Tết: Năm nay vừa đủ ăn là mừng rồi - 2

Ông Nguyên thái kiệu cho con gái chuẩn bị dầm mắm, làm món ăn Tết tại căn phòng trọ (Ảnh: An Huy).

Năm nay công ty không có đơn hàng, hai vợ chồng con gái ông cũng làm cầm chừng, không tăng ca nên thu nhập chỉ vừa đủ chi tiêu. Đã 4 năm trôi qua, gia đình ông chưa về quê ăn Tết, dù nhà chỉ cách TPHCM 250km.

Gia đình ông xem Tết Nguyên đán giống như mọi ngày, sinh hoạt bình thường. Vợ chồng ông cũng không sắm thêm bộ đồ mới nào.

“Năm nay công nhân mất việc nhiều quá, mọi người trả phòng về quê rất đông. Tôi mừng vì các con vẫn còn việc làm. Gia đình tôi đủ ăn và mạnh khỏe là vui rồi, tiền đâu mà về quê ăn Tết”, ông Nguyên nói.

Cách đó 30m là phòng trọ của anh Nguyễn Thành Tân và vợ là Cao Thị Muội (cùng 34 tuổi, quê An Giang). Hai vợ chồng đang sống cùng con trai 3 tuổi. Đây là cái Tết thứ 2 xa quê của gia đình nhỏ.

Anh Tân làm nghề bốc vác còn vợ làm công nhân may. Vợ chồng anh có thu nhập khoảng 11 triệu đồng mỗi tháng, mức chỉ đủ tiêu.

Anh Tân cho biết năm nay công ty khó khăn nên việc làm của hai vợ chồng cũng bấp bênh theo. Như nghề bốc vác của anh, công ty có hàng thì mới làm, còn không thì phải nghỉ ở nhà.

Vợ anh mấy năm trước thường làm tăng ca đến khuya nên thu nhập gần 10 triệu đồng mỗi tháng. Năm nay số lần tăng ca đếm chưa đầy 10 ngón tay nên chỉ nhận được lương cơ bản hơn 5 triệu đồng.

“Nhà tôi nhận lương tháng nào là chi tiêu hết tháng đó. Công ty năm nay khó khăn cũng cắt thưởng, thành thử hai vợ chồng đành ở lại thành phố ăn Tết, chờ năm mới làm lại”, anh Tân nói.

Công nhân ở lại TPHCM đón Tết: Năm nay vừa đủ ăn là mừng rồi - 3

Chị Muội (vợ anh Tân) cho biết đã 2 cái Tết chưa có điều kiện về thăm quê (Ảnh: An Huy).

Theo anh Tân, những ngày gần Tết, cha mẹ ở quê cũng hay gọi điện bảo nhớ cháu, giục con về. Tuy nhiên hai vợ chồng đành chịu vì không có điều kiện về thăm quê.

“Tôi mong năm sau công việc của hai vợ chồng ổn định hơn để có điều kiện đưa cháu về thăm ông bà”, anh Tân bày tỏ.

Mới đây, ông Phùng Thái Quang, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM cho biết, Tết năm 2024, thành phố sẽ tổ chức chăm lo cho 48.402 trường hợp đoàn viên, người lao động tại các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, không có điều kiện về quê đón Tết; công nhân viên chức tiêu biểu, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tham gia tích cực hoạt động công đoàn…

Theo ước tính, mức kinh phí chăm lo cho người lao động dịp này khoảng hơn 33 tỷ đồng (nguồn tài chính Công đoàn TPHCM, chưa tính nguồn cơ sở).

Đồng thời, Liên đoàn Lao động TPHCM đã duyệt chi hỗ trợ 7.903 trường hợp đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lào Cai lập Trung tâm Xúc tiến, đầu tư thương mại

Trụ sở làm việc của trung tâm đặt tại thành phố Lào Cai. Ngoài ra, đơn vị này có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoảng để hoạt động theo quy định của pháp luật.Năm 2018, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Lào Cai được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Lào Cai, trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công...

Gom tuyển hơn 1.900 lao động, lương đến 25 triệu đồng/tháng

Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An vừa công bố khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn, tính đến ngày 26/7.57 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho hay đang tuyển dụng 1.964 vị trí việc làm, với thu nhập dao động từ 6 triệu đồng đến 25 triệu đồng hoặc có thể cao hơn tùy theo tay nghề và thỏa thuận. Các doanh...

Kỳ vọng cụm công nghiệp lớn nhất Hòa Bình tạo ra nhiều việc làm

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Văn Báo - Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp, Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình - cho biết, Cụm Công nghiệp Tiên Tiến là cụm công nghiệp lớn nhất tỉnh Hòa Bình tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 1.000 lao động.Theo ông Báo, sau khi hoàn thành và thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp, dự kiến sẽ tạo ra khoảng 5.000 - 7.000...

Hoạt động khó khăn, hàng loạt Hợp tác xã giải thể

Tạo điều kiện để khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã được tiếp cận, giải quyết các nhu cầu về đất đai, xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như các nguồn vốn ưu đãi.Lựa chọn, xây dựng các mô hình hợp tác xã tiên tiến, điển hình để liên kết các hợp tác xã trên địa bàn cùng phát triển; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nguồn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều quốc gia “đặt hàng” Việt Nam cung cấp nguồn nhân lực

(Dân trí) - Tại buổi tiếp Đại sứ Romania, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng. Hiện, nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam để cung cấp nguồn nhân lực. Các nội dung được đề cập khi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tiếp đón bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam sáng 13/8. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp bà...

Công ty may gây sốt với mâm lễ cúng “cô hồn” ngồn ngộn như có hội chợ

Mạng xã hội đang lan truyền mạnh hình ảnh lễ cúng tháng "cô hồn" tại cổng một công ty may mặc trong Khu công nghiệp Vsip Hải Phòng.Đi qua khu vực này, nhiều người nhầm tưởng đây là gian hàng hội chợ, trưng bày sản phẩm. Sau khi quan sát kỹ lưỡng, người đi đường mới phát hiện ra cảnh tượng bày trước mắt là mâm cúng lễ khổng lồ.Trao đổi về chuyện cúng rằm tháng 7 tại...

Nam lao động Việt được ông chủ người Nhật lái trực thăng đưa đi ăn

(Dân trí) - Hơn 3 năm làm ở công ty lâm nghiệp, anh Vinh thường xuyên được ông chủ người Nhật đưa đi ăn, ngắm lá phong đỏ, ngắm tuyết rơi bằng trực thăng. Anh Thành Vinh, kỹ sư lâm nghiệp người Cần Thơ, đang làm việc tại Nhật Bản, gần đây khiến cộng đồng mạng trầm trồ khi chia sẻ đoạn video ghi lại khoảnh khắc được giám đốc công ty đưa đi ăn cơm sườn bằng trực thăng. Chàng...

Người dân hưởng ứng rủ nhau “biến mỗi nóc nhà là một lá cờ Tổ quốc”

(Dân trí) - Những ngày qua, người dân ở các tỉnh thành khắp cả nước cùng hưởng ứng phong trào "biến mỗi nóc nhà là một lá cờ Tổ quốc". Sáng 13/8, gia đình 4 thành viên của chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (36 tuổi) mặc áo dài đỏ và áo cờ đỏ sao vàng, lên mái nhà chụp ảnh cùng lá cờ Tổ quốc đặc biệt. Một tuần trước, lá cờ làm bằng chất liệu aluminium (hợp kim nhôm nhựa...

Thông tin mới về 3 dự án dang dở trên đất “kim cương” ở Đà Nẵng

Nhiều dự án lớn được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, tạo điểm nhấn cho đô thị trung tâm, tuy nhiên, đến nay còn dang dở.Nổi bật có thể kể đến cụm 3 dự án Golden Square, Viễn Đông Meridian, Đà Nẵng Center tại khu vực trung tâm quận Hải Châu. Hiện nay, 2 trong 3 dự án nêu trên vẫn là khu đất trống, không có hệ thống...

Bài đọc nhiều

Tranh cãi việc ngôi sao Kpop được thiên vị sau vụ Suga BTS

Một vấn đề khác là nghi vấn các ngôi sao Kpop dùng biện pháp để trốn tránh nghĩa vụ quân sự.Suga (BTS) ban đầu được kỳ vọng sẽ phục vụ như một lính tại ngũ, khi anh tiết lộ trong bài hát tự sáng tác "Adult Child" vào năm 2013, rằng anh được phân loại là Cấp độ 1 cho nghĩa vụ tại ngũ trong lần khám sức khỏe ban đầu.Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại vào...

Mỹ xây dựng hệ sinh thái 6G an toàn, toàn diện, bền vững và không Trung Quốc

Đặt trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung tiếp tục nóng, cũng như việc Trung Quốc thống trị công nghệ 5G tạo ra nhiều rủi ro đối với Washington và đồng minh châu Âu, các quốc gia đang nghiên cứu phát triển công nghệ 6G theo hướng “đáng tin cậy có khả năng bảo vệ an ninh quốc gia”. Tuyên bố chung được đưa ra bởi Mỹ, Úc, Canada, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Nhật...

Chị em ruột lấy 2 anh em ruột ở Sóc Trăng, chuyện làm dâu đầy bất ngờ thú vị

Lương duyên bất ngờ Hai chị em ruột cùng về làm dâu một nhà là chuyện hiếm hoi. Bởi vậy, hôn nhân của họ cùng những mối quan hệ xung quanh thường khiến nhiều người tò...

Cùng chuyên mục

Team nông sản đặc sản Thái Nguyên: Giúp nông dân đưa nông sản vươn xa

Với mong muốn giúp bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tiêu thụ, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đến mọi miền đất nước, tháng 8/2023, Team (đội) nông sản đặc sản Thái Nguyên được thành lập. Đây là nơi quy tụ các chủ thể sản xuất, hợp tác xã (HTX), những người làm truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội (như TikTok, Facebook...). Sau một năm hoạt động, Team...

Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh và nghề làm chiếu Cà Hom được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận là nghề làm gốm ở Sa Huỳnh và nghề làm chiếu Cà Hom, thể hiện bản sắc văn hóa, mang đậm dấu ấn làng nghề truyền thống của địa phương.

Mẹ Hoa hậu Ngọc Châu qua đời vì tai nạn thương tâm

Trao đổi với phóng viên Lao Động chiều 13.8, một người bạn làm trong tổ chức Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam xác nhận thông tin. Xe máy do bà Đặng Thị Gái điều khiển va chạm với xe tải. Trên đường đến bệnh viện, mẹ của Ngọc Châu không qua khỏi.Đại diện truyền thông công ty quản lý của Ngọc Châu chia sẻ thêm: "Hiện tại, phía công ty chưa có nhiều thông tin để chia sẻ...

Công ty may gây sốt với mâm lễ cúng “cô hồn” ngồn ngộn như có hội chợ

Mạng xã hội đang lan truyền mạnh hình ảnh lễ cúng tháng "cô hồn" tại cổng một công ty may mặc trong Khu công nghiệp Vsip Hải Phòng.Đi qua khu vực này, nhiều người nhầm tưởng đây là gian hàng hội chợ, trưng bày sản phẩm. Sau khi quan sát kỹ lưỡng, người đi đường mới phát hiện ra cảnh tượng bày trước mắt là mâm cúng lễ khổng lồ.Trao đổi về chuyện cúng rằm tháng 7 tại...

Bài 2: Người đặt nền móng cho công tác bình đẳng giới

Từng bước thay đổi nhận thức của người dân Về thôn Nhị Hà, xã Sơn Hà (Hữu Lũng, Lạng Sơn), qua sự giới thiệu của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Sơn Hà Dương Ngọc Mai, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nguyên Chủ tịch Hội...

Mới nhất

Mẹ Hoa hậu Ngọc Châu qua đời vì tai nạn thương tâm

Trao đổi với phóng viên Lao Động chiều 13.8, một người bạn làm trong tổ chức Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam xác nhận thông tin. Xe máy do bà Đặng Thị Gái điều khiển va chạm với xe tải. Trên đường đến bệnh viện, mẹ của Ngọc Châu không qua khỏi.Đại diện truyền thông công ty quản...

Bánh trung thu ‘xuống phố’ sớm, mòn mỏi chờ khách mua

TPO - Còn hơn một tháng nữa đến Trung Thu, dọc các tuyến phố ở Hà Nội không khó bắt gặp các quầy hàng bán bánh trung thu sớm. Tuy nhiên các cửa hàng này đều trong tình trạng ế ẩm, mòn mỏi chờ khách mua. Theo ghi nhận của PV, ngay từ đầu tháng 7...

Đám cưới truyền thống của người Dao Mẫu Sơn

Xã Công Sơn (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao thuộc ngành Dao Lù Gang. Nơi đây thuộc vùng núi Mẫu Sơn, không chỉ có khí hậu ôn hòa, trong lành mà đồng bào DTTS còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, tiêu biểu như nghi lễ...

Cơ hội huy động dòng vốn xanh

Thị trường sản phẩm tài chính xanh còn dư địa và đứng trước cơ hội phát triển, nhất là khi nhu cầu vốn để thực hiện chuyển đổi xanh ngày càng lớn hơn. Nhiều quốc gia đã đưa ra những sáng kiến khác nhau để...

Mới nhất