Trang chủNewsThế giớiTương lai chính sách đối ngoại Mỹ nếu ông Trump đắc cử

Tương lai chính sách đối ngoại Mỹ nếu ông Trump đắc cử


Với lập trường “Nước Mỹ trước tiên”, ông Trump có thể tiếp tục chính sách đối ngoại nhiệm kỳ đầu và kéo Mỹ khỏi các cuộc xung đột, theo giới quan sát.

Cựu tổng thống Donald Trump đang dẫn đầu đường đua tranh đề cử của đảng Cộng hòa với hai chiến thắng đầu tiên trong vòng sơ bộ ở bang Iowa và New Hampshire. Cựu thống đốc Nam Carolina Nikki Haley được đánh giá khó có khả năng chiến thắng, khi tầm ảnh hưởng của ông Trump trong đảng Cộng hòa còn quá lớn.

Ông Trump đang có khả năng rất cao để tái đấu với Tổng thống Joe Biden vào tháng 11. Cuộc khảo sát do Reuters/Ipsos công bố ngày 25/1 chỉ ra ông Trump nhận được tỷ lệ ủng hộ 40%, cao hơn ông Biden 6% trong cuộc đối đầu giả định.

Dù đường đua tới Nhà Trắng còn khá xa, nhiều người đã nghĩ tới kịch bản ông Trump trở lại Nhà Trắng và chèo lái nước Mỹ trong 4 năm tiếp theo. Trong bối cảnh thế giới biến động và nhiều xung đột hiện nay, chính sách đối ngoại của Mỹ là điều mà nhiều người quan tâm về nhiệm kỳ tổng thống mới.





Cựu tổng thống Donald Trump tại Laconia, New Hampshire ngày 22/1. Ảnh: AP

Cựu tổng thống Donald Trump tại Laconia, New Hampshire ngày 22/1. Ảnh: AP

Về xung đột Ukraine – Nga, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã dồn lực ủng hộ Kiev kể từ khi xung đột bắt đầu hồi tháng 2/2022, bất chấp phản đối từ một số thành viên đảng Cộng hòa và sự bi quan ngày càng tăng về khả năng Kiev chiến thắng hoặc giành lại lãnh thổ.

Ukraine và nhiều đồng minh phương Tây lo ngại rằng nếu đắc cử, ông Trump sẽ chấm dứt hoàn toàn hỗ trợ của Mỹ, khiến Kiev phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ châu Âu, theo Stephen M. Walt, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.

Ông Trump năm ngoái tuyên bố có thể giải quyết xung đột “trong một ngày” nếu đắc cử năm 2024. Ông nói sẽ đưa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky ngồi vào bàn đàm phán để đạt thỏa thuận.

Giới quan sát cho biết ông Trump đã vòng vo khi được hỏi liệu có muốn Ukraine chiến thắng hay không. Điều đó khiến nhiều người cho rằng một nhiệm kỳ mới của ông Trump sẽ mang đến những thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ.

Tuy nhiên, ông Walt lưu ý ngay cả khi ông Biden giành chiến thắng, chính sách của Mỹ đối với xung đột Nga – Ukraine cũng đi theo con đường tương tự. Làn sóng mệt mỏi vì cuộc chiến ở Ukraine đã lớn dần trong năm 2023, dù những người ủng hộ nhiệt thành của Kiev vẫn tiếp tục đưa ra các kế hoạch lạc quan về kết quả xung đột.

Sau khi cuộc phản công được kỳ vọng của Ukraine thất bại, hy vọng về khả năng đảo ngược cục diện và giành lại toàn bộ lãnh thổ Nga sáp nhập trở nên mong manh hơn. Chính quyền ông Biden dường như biết rõ điều đó.

“Họ sẽ không thừa nhận điều này trước bầu cử, vì nó sẽ gây hoài nghi về cách xử lý cuộc chiến của họ từ đầu đến giờ. Tuy nhiên, nếu tiếp tục nắm quyền, họ có thể sẽ gây áp lực buộc Ukraine phải thông qua các mục tiêu thực tế hơn và tiến tới thỏa thuận”, giáo sư Walt nhận định.

Ông thêm rằng Tổng thống Biden sẽ cố gắng thực hiện điều đó một cách cẩn trọng để giúp Kiev có thỏa thuận tốt nhất có thể. Trong khi đó, chính quyền của ông Trump sẽ nỗ lực chấm dứt xung đột nhanh chóng để tránh những rắc rối.

Sự trở lại của ông Trump có thể khiến các đồng minh của Mỹ trong khối NATO và ở châu Âu lo ngại. Cựu tổng thống Mỹ đã từng dọa rút khỏi NATO để buộc các nước như Đức tăng đóng góp ngân sách quốc phòng. Giới quan sát cho rằng nếu tái đắc cử, ông Trump có thể sẽ tiếp tục theo đuổi yêu cầu này.

Các quan chức châu Âu nhận thấy họ cần chuẩn bị cho một tương lai mà họ không thể dựa hoàn toàn vào Mỹ như trước đây. “Khi ông Trump xuất hiện, chúng tôi nhận ra rằng không phải lúc nào Mỹ cũng hành động vì lợi ích châu Âu, đặc biệt nếu điều đó đi ngược lại lợi ích của Mỹ”, một nhà ngoại giao EU nói với CNN.

Đối với Trung Quốc, trong nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump đã phá vỡ các chính sách hợp tác kinh tế với Trung Quốc trước đó và phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh với các đòn thuế quan mạnh tay.

Giới quan sát cho rằng ông Trump có thể làm như vậy lần nữa nếu trở lại Nhà Trắng. Hồi tháng 8, ông đề xuất tự động áp thuế với mọi loại hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ hàng nội địa.

“Phải quàng chiếc tròng vào cổ các công ty nước ngoài”, ông nói với Fox Business. “Khi họ vào Mỹ và bán phá giá sản phẩm, họ phải nộp thuế. Có thể là mức 10%. Số tiền đó sẽ dùng để thanh toán các khoản nợ”.

Một cựu quan chức dưới thời ông Trump nói rằng tăng thuế với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là chính sách cần thiết trong nhiệm kỳ mới, theo FT.

Tuy nhiên, giới quan sát cũng lưu ý chính sách Trung Quốc dưới thời ông Biden không dễ chịu hơn. Mỹ đã áp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt với Trung Quốc, nhằm cản trở nỗ lực thống trị một số lĩnh vực quan trọng về công nghệ cao của Bắc Kinh.

Cả chính quyền của ông Trump và ông Biden đều xác định Trung Quốc là một trong những thách thức hàng đầu của Mỹ. Chính sách về Trung Quốc cũng là một trong số ít lĩnh vực nhận được đồng thuận lưỡng đảng mạnh mẽ.

Do đó, giáo sư Walt nhận định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi nhiều dù kết quả cuộc bầu cử tháng 11 như thế nào.





Người ủng hộ chờ đợi tham dự cuộc vận động tranh cử của ông Donald Trump ở Sioux Center, Iowa ngày 5/1. Ảnh: AFP

Người ủng hộ chờ đợi tham dự cuộc vận động tranh cử của ông Donald Trump ở Sioux Center, Iowa ngày 5/1. Ảnh: AFP

Trung Đông đang đứng trước nguy cơ xung đột lan rộng kể từ sau khi Hamas tấn công Israel, khiến Tel Aviv tiến hành chiến dịch đáp trả mạnh mẽ ở Gaza. Những cuộc tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ của nhóm Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen khiến tình hình càng thêm căng thẳng.

Chính quyền ông Biden đã ủng hộ chiến dịch chống Hamas của Israel, dù vẫn thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho phép người Palestine có đất nước và chủ quyền riêng. Mục tiêu này vấp phản đối mạnh mẽ từ đồng minh Israel song Nhà Trắng tin đây là con đường duy nhất dẫn tới hòa bình và ổn định khu vực.

Khi còn là tổng thống, ông Trump từng từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, chuyển đại sứ quán Mỹ tại Israel tới Jerusalem và đóng cửa văn phòng lãnh sự quán Mỹ về các vấn đề Palestine ở Washington.

Ông Trump ủng hộ bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước Arab. Kết quả là hiệp định Abraham ra đời, tái thiết quan hệ giữa Israel và Bahrain, Morocco, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Sudan. Tuy nhiên, ông Trump dường như không quan tâm đến giải pháp hai nhà nước khi kế hoạch hòa bình không đề cập tới số phận của những người Palestine sống ở Bờ Tây hoặc Dải Gaza.

Giới quan sát nhận định nhiệm kỳ hai của ông Trump có thể tiếp tục tập trung cho lập trường “Nước Mỹ trước tiên”, không để Mỹ lún sâu hơn vào những cuộc xung đột tốn kém ở Ukraine hoặc Trung Đông. Họ cho rằng cựu tổng thống nhiều khả năng ưu tiên chính sách mang lại lợi ích cho Mỹ, thay vì theo đuổi chính sách đối ngoại theo chủ nghĩa can thiệp, truyền thống hơn như ông Biden.

Tuy nhiên, trong một bài xã luận vào tháng trước, cựu thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng đôi khi các hành động của ông Trump không đi đôi với những phát biểu ông đưa ra. Johnson chỉ ra ông Trump từng ra lệnh không kích Syria sau khi cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học. Ông cũng đã ra lệnh hạ sát tướng vệ binh Iran Qassem Soleimani ở Baghdad, bằng chứng cho thấy Trump sẵn sàng tấn công đối thủ của phương Tây.

“Với sự hỗ trợ của Anh, ông Trump đã tấn công mạnh mẽ và phá hủy rất nhiều máy bay của Syria, khiến Tổng thống Assad không bao giờ sử dụng vũ khí hóa học nữa. Dựa trên bằng chứng này, điều thế giới cần bây giờ là một lãnh đạo Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ lực và sự khó đoán của người đó sẽ là yếu tố răn đe chính với đối thủ của phương Tây. Nếu vậy thì người lãnh đạo đó chính là Trump”, Johnson viết.

Với nhiều cử tri Cộng hòa, ông Trump là lựa chọn số một cho vị trí lãnh đạo Mỹ 4 năm tới.

“Chúng tôi đã có một nền kinh tế tuyệt vời, một nền kinh tế phát triển với số việc làm tăng. Chúng tôi có một biên giới an toàn và quân đội hùng mạnh. Chúng tôi nhận được sự tôn trọng trên toàn thế giới. Chúng tôi không bị cười nhạo như bây giờ”, Zachary St. Pierre, cử tri New Hampshire, giải thích về lòng ủng hộ cuồng nhiệt dành cho Trump.

Thanh Tâm (Theo Foreign Policy, WSJ, Reuters, CNN)




Source link

Cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ ra sao sau vụ ám sát ông Trump lần hai?

Vụ ám sát ông Trump lần thứ hai vào chiều 15/9 trong sân golf tại Florida làm dấy lên những câu hỏi về tình hình bầu cử trong bối cảnh chính trị bất ổn. Bầu cử Mỹ ra sao sau vụ ám sát ông Trump lần hai? Theo CNN, trong hơn 2 tháng qua, cựu Tổng thống Donald Trump đã hai lần thoát khỏi những âm mưu ám sát, khiến cuộc đua vào Nhà Trắng thêm phần căng thẳng. Ngoài mối lo về...

Ông Trump nói Mỹ sẽ hòa thuận với Nga và Trung Quốc khi đắc cử

  Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nếu ông thắng cử, Washington sẽ có mối quan hệ tốt với Moskva và Bắc Kinh. "Tôi không biết họ có phải là kẻ thù hay không. Tôi nghĩ chúng ta sẽ hòa thuận, tốt đẹp với Trung Quốc và Nga. Tôi muốn Nga ổn định ở Ukraine", cựu Tổng thống Donald Trump nói. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được tổ chức vào ngày 5/11, ông Trump đang cạnh tranh với Phó...

Mỹ: Nhiều bưu kiện khả nghi được gửi đến các quan chức bầu cử ở ít nhất 6 bang

Nhiều bưu kiện và phong bì thư khả nghi đã được gửi đến các quan chức bầu cử tại ít nhất 6 bang trong ngày 16/9, song không có bưu kiện nào chứa vật liệu nguy hiểm. Cục Điều tra liên bang (FBI) và Công ty Bưu chính Mỹ đang điều tra vụ việc nhiều gói hàng chứa bột được gửi đến những người đứng đầu các cơ quan ngoại vụ và các văn phòng bầu cử của các bang...

Liệu có nghi phạm thứ 2? Nga cảnh báo “chơi dao có ngày đứt tay”, Ukraine bày tỏ gì?

Hai tháng với hai vụ ám sát hụt, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang phải đối mặt với nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, thậm chí có thể kéo dài cho đến cuộc bầu cử ngày 5/11.

Ông Trump điện đàm với Tổng thống Biden, đổ lỗi phe Dân chủ về vụ bị ám sát hụt

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với người tiền nhiệm Donald Trump về vụ cựu tổng thống bị ám sát hụt lần thứ 2. Theo phát ngôn viên Nhà Trắng Emilie Simons, ông Biden và ông Trump đã có một “cuộc trò chuyện thân mật” chiều 16/9 (giờ Mỹ). Trong đó, lãnh đạo Nhà Trắng bày tỏ bản thân cảm thấy nhẹ nhõm khi biết ông Trump vẫn an toàn. Đáp lại,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Serbia nói về “sự tinh tế” của ông Putin

Phó Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok hôm 4/9. Đáng chú ý, cuộc gặp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Belgrade ký thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Rafale...

Amazon chấm dứt chính sách làm việc từ xa từ năm 2025

Sau 4 năm cho phép nhân viên làm việc tại nhà, Giám đốc điều hành (CEO) của nhà bán lẻ trực tuyến Amazon, ông Andy Jassy, vừa ra thông báo, công ty sẽ quay lại chính sách làm việc như trước đại dịch Covid-19. Theo đó, yêu cầu các nhân viên có mặt tại công ty 5 ngày một tuần, kể từ năm tới. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, nhân viên...

Hamas gửi lời chúc mừng Houthi về vụ tấn công Israel, giữa lo ngại về chiến tranh lan rộng

Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar nhận định, vụ tấn công này đã gửi rõ thông điệp tới phe địch và nhấn mạnh những lo ngại về khả năng cuộc chiến tại Gaza có thể bùng nổ, lan thành xung đột diện rộng trên toàn khu vực....

Liệu có nghi phạm thứ 2? Nga cảnh báo “chơi dao có ngày đứt tay”, Ukraine bày tỏ gì?

Hai tháng với hai vụ ám sát hụt, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang phải đối mặt với nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, thậm chí có thể kéo dài cho đến cuộc bầu cử ngày 5/11.

Ông Putin ra lệnh yêu cầu lực lượng Nga củng cố, trở thành quân đội lớn thứ hai thế giới

Ảnh: REUTERS/Shamil Zhumatov/Ảnh tài liệu.Trong sắc lệnh đăng tải trên trang web của điện Kremlin, ông Putin đã yêu cầu tăng quy mô chung của lực lượng quốc gia này lên mức 2,38 triệu quân nhân, trong đó 1,5 triệu quân nhân sẽ tại ngũ.Theo dữ...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với định hướng "6 hơn," góp phần mang lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước. Sáng 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí...

BIDV nhận giải thưởng ‘Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam’

Ngày 12/9, tại Singapore, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được vinh danh với giải thưởng 'Vietnam's Best Digital Bank' (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được Tạp chí Euromoney bình chọn và trao trong khuôn khổ chương trình 'Awards for Excellence 2024' với sự tham gia của các ngân...

Công điện chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ...

MISA và Đại học Kinh tế Đà Nẵng ký hợp tác phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao

Ngày 17/9/2024, Công ty Cổ phần MISA và Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng và nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên. Đây là bước tiến quan trọng trong việc phát triển...

Người trẻ chơi Trung thu trong không gian lung linh huyền ảo

TPO - Dịp này, dòng người khắp nơi, đặc biệt là các bạn trẻ đổ về khu phố Hàng Mã (Hà Nội), hòa vào không khí vui tươi, nhộn nhịp Tết Trung thu, check-in, mua sắm trong không gian rực rỡ sắc màu.   Tienphong.vn

Mới nhất