Trang chủNewsKinh tếHơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”


Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 1.

Theo Tổng cục Hải quan, hết năm 2023, xuất khẩu mặt hàng giày dép cả nước mang về hơn 20,24 tỉ USD. Mặc dù sụt giảm 3,66 tỉ USD so với mức cao kỷ lục của năm 2022 nhưng giày dép vẫn nằm trong nhóm ngành chủ lực xuất khẩu của VN.

Nhìn lại lịch sử, trừ năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 thì kim ngạch xuất khẩu giày dép của VN những năm qua liên tục gia tăng. Cụ thể, từ năm 1998, giày dép đã tham gia câu lạc bộ các mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỉ USD trở lên và liên tục tiến đến con số 10 tỉ USD, 20 tỉ USD.

Theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021, lần đầu tiên VN chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu với hơn 1,23 tỉ đôi giày trong năm 2020, đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu da giày, chỉ sau Trung Quốc. Riêng giày vải, VN là nước sản xuất lớn nhất thế giới về giá trị, vượt xa Trung Quốc… Hiện sản phẩm giày dép “Made inVietnam” đã có mặt ở 150 thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh… Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất khi hằng năm chi ra 7 – 10 tỉ USD mua giày dép của VN.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 2.

Ngành da giày VN đã tạo công ăn việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động. Ảnh công nhân tan ca tại Công ty TNHH PouYuen (quận Bình Tân, TP.HCM) tan ca chiều 6.3

Những con số này thể hiện rõ nhất qua việc hàng loạt tập đoàn nổi tiếng thế giới đã chọn VN làm trung tâm sản xuất giày dép để bán ra toàn cầu. Cụ thể, Adidas và Nike, 2 “người khổng lồ” giày thể thao, đều đã lựa chọn VN là trung tâm sản xuất chính cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Báo cáo năm 2020 của Adidas công bố có đến 98% sản xuất tập trung ở khu vực châu Á, trong đó VN chiếm tới 40%. Hay Nike cũng công bố mỗi năm sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày và 50% trong số đó được sản xuất tại VN, đồng thời 50% nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike cũng từ VN. 

Tại một hội thảo của ngành hàng thể thao diễn ra vào tháng 9.2023 do Liên đoàn ngành hàng thể thao thế giới (WSGI) phối hợp với Phái đoàn VN tại Geneva (Thụy Sĩ) tổ chức, ông Bertrand Tison, quan chức phụ trách quan hệ công chúng ở châu Âu của Decathlon, thông tin VN là cơ sở sản xuất lớn thứ 2 trên thế giới của Decathlon với 130 nhà máy đối tác và 7 cửa hàng bán lẻ, 400 nhân viên…

“Báo cáo nghiên cứu về ngành da giày ở VN, 2022 – 2031” của Research and Markets, một trong những công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, công bố trong năm 2022 cho biết, tính đến cuối năm 2021, VN có khoảng 2.200 doanh nghiệp (DN) sản xuất giày dép, tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh TP.HCM. Hai thương hiệu khổng lồ trong ngành giày dép toàn cầu là Nike và Adidas đã chọn VN làm nơi sản xuất chính, và một phần của chuỗi giày dép toàn cầu đang dần chuyển từ Trung Quốc sang VN vì chi phí thấp hơn. 

Nguyên nhân chính dẫn đến sự khởi sắc của xuất khẩu giày dép VN là do VN đã ký kết các hiệp định thương mại có lợi cho xuất khẩu với châu Âu và Mỹ. Trong đó, Hiệp định Thương mại tự do VN – EU (EVFTA) giúp xuất khẩu giày dép của VN sang EU chiếm khoảng 40%. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giúp xuất khẩu giày dép của VN sang Canada và Mexico tăng vọt…

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 3.
Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 4.

Trong khi xuất khẩu giày dép của VN ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu thì ngược lại trong nước lại khá èo uột. Cách đây hơn 12 năm, khi chỉ là một DN siêu nhỏ với vài chục công nhân, nhưng Công ty giày Viễn Thịnh đã thuyết phục được khách hàng và từng bước tham gia vào thị trường nội địa vốn có gần 90% sản phẩm là hàng từ Trung Quốc. Ông Trần Thế Linh, Giám đốc công ty Viễn Thịnh, cho biết đích thân ông đã phải ra chợ thuyết phục từng tiểu thương để các sản phẩm của công ty được có mặt trên các sạp hàng. Thuyết phục bằng chất lượng, giá cả, mẫu mã, chế độ hậu mãi, bảo hành, các sản phẩm giày dép của Viễn Thịnh từng bước chinh phục được thị trường trong nước. 

Thế nhưng, vài năm gần đây, công ty không thể cạnh tranh được sản phẩm giá thấp xuất hiện ồ ạt nên chỉ chỉ làm hàng xuất khẩu. Theo ông Trần Thế Linh, hàng giá thấp của Trung Quốc vẫn đang chiếm hơn 80% thị phần tại VN; số còn lại thuộc về các thương hiệu cao cấp nước ngoài và một ít cơ sở sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính là hàng từ Trung Quốc có giá bán quá thấp. Cụ thể, một đôi giày da nữ của Trung Quốc chỉ bán khoảng 220.000 – 250.000 đồng do giá thành sản xuất chỉ ở mức 150.000 đồng. Trong khi đó DN trong nước để sản xuất một đôi giày da thì giá khoảng 200.000 – 220.000 đồng và phải bán đến 350.000 đồng mới có lãi.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 5.
Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 6.

Công nhân làm việc tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam

“Giá thành rẻ chủ yếu là do số lượng sản xuất lớn. Ví dụ một mẫu giày của Trung Quốc họ sản xuất để bán ra nhiều nước thì làm lên đến cả 100.000 đôi. Trong khi một công ty của VN chỉ có thể sản xuất một mẫu với số lượng từ 2.000 – 5.000 đôi. Cùng một mẫu giày thì vẫn tốn chi phí nghiên cứu thiết kế, bộ khuôn mẫu… Trung Quốc có những khu sản xuất khép kín, từ nguyên phụ liệu đến thành phẩm; trong khi VN không có. Hay như nhiều loại vải, da trong nước cũng không có và các đơn vị phải nhập khẩu nên chi phí cao hơn là dễ hiểu”, ông Trần Thế Linh giải thích.

Ngoài ra, sản phẩm giày dép là hàng thời trang nên cần phải được thay mẫu mã, kiểu dáng mới thường xuyên. Nhưng các DN Việt đa số là công ty siêu nhỏ, cơ sở gia đình… nên không có đủ nguồn lực để nghiên cứu phát triển thiết kế. Hoặc như Trung Quốc cũng có nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư ứng dụng công nghệ cao như robot trong sản xuất, gia tăng công suất; trong khi các công ty VN với quy mô nhỏ thì không đủ tiềm lực để đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị…

Tương tự ngành may mặc, sản phẩm giày dép muốn được người tiêu dùng biết đến thì DN cần xây dựng được thương hiệu, song song đó phát triển sản phẩm với chất lượng và giá thành phù hợp. Nhưng câu chuyện thương hiệu của DN Việt là cực kỳ hiếm. Đại diện một công ty sản xuất giày trong nước thừa nhận nhiều thương hiệu giày dép Việt ra đời rất lâu trước đây thì giờ cũng hầu như biến mất. Trong khi đó các tập đoàn nước ngoài đã có thương hiệu toàn cầu, tiềm lực mạnh nên ngày càng mở rộng. Ngược lại, DN trong nước chủ yếu là nhỏ, số lượng đơn vị có trên 1.000 – 2.000 công nhân đếm trên đầu ngón tay, tỷ suất lợi nhuận thấp, chỉ dao động khoảng 5 – 6% nên không đủ nguồn lực đầu tư lớn hơn. DN càng không dám vay ngân hàng để đầu tư do lợi nhuận không đủ trả lãi suất vay. Đó là chưa kể với đặc điểm của ngành này là nghỉ giao mùa 1 – 2 tháng, thiếu đơn hàng… nên chỉ tập trung trả lương để giữ chân công nhân. Do đó hầu như giày dép VN bị mất luôn thị phần ngay sân nhà.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 7.
Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 8.

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày – túi xách VN, nói rằng ngành da giày đã tạo công ăn việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động, giữ vị trí thứ hai về xuất khẩu trên thế giới và sẽ tiếp tục duy trì vị thế này, bởi quốc gia đang đứng thứ ba là Indonesia vẫn cách xa VN về sản lượng. Nhưng VN cũng cách xa vị trí thứ nhất của Trung Quốc. Hay nói cách khác, hai vị trí thứ nhất và thứ hai về xuất khẩu giày dép của thế giới sẽ khó có sự thay đổi trong thời gian ngắn. VN vẫn có những thuận lợi về địa chính trị. Đồng thời thuế nhập khẩu giày dép từ VN vào nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Canada… đã giảm mạnh khi tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên, để có sự bứt phá rõ rệt cũng sẽ khó khi ngành này vẫn tồn tại hàng loạt vấn đề cần thay đổi và điều này đã được nhắc đến nhiều năm qua. Đó là phải phát triển công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ, tự động hóa cũng như đáp ứng các yêu cầu mới ngày càng cao của thị trường về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), sản xuất xanh… 

Hiện tại, gần 80% giá trị xuất khẩu của ngành da giày VN vẫn thuộc về các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vì vậy điều quan trọng nhất là phải tăng giá trị của giày dép VN trong hoạt động xuất khẩu mà không cần phải thúc đẩy gia tăng số lượng. Để có được sản phẩm giá trị cao hơn thì phải có đầu tư, gia tăng ứng dụng công nghệ, nghiên cứu phát triển thiết kế, chuyển sang sản xuất tuần hoàn, sản xuất xanh… Muốn thay đổi những điều đó và đưa ngành da giày VN có sự tăng trưởng mạnh hơn thì đòi hỏi cả một chính sách toàn diện, chứ không đơn thuần chỉ có mỗi DN tự bơi hay một vài chính sách riêng lẻ.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 9.

Trong khi đó, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trường ĐH Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng các ngành truyền thống như dệt may, da giày đã có bước phát triển mạnh trong gần 10 năm qua. Điều đó xuất phát từ những thuận lợi như VN được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực chế biến, chế tạo nói chung. Nhiều tập đoàn lớn trong ngành da giày đã đặt VN trong chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng sản xuất tại VN như Nike, Adidas. 

Song song, VN trong khối ASEAN cũng là một quốc gia tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ đó hàng rào thuế quan cũng được giảm hay gỡ bỏ, giúp sản phẩm VN gia tăng sự cạnh tranh. Các yếu tố trên thúc đẩy sản phẩm sản xuất từ VN có thêm nhiều thị trường mới, mở rộng thị phần trên thế giới. Đồng thời, các chính sách cải cách môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN trong nước, thúc đẩy công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ cao… cũng góp phần thúc đẩy công ty thuần Việt gia tăng khả năng liên kết, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 10.

Sản xuất tại Công ty TNHH Giày Viễn Thịnh (KCN Long Hậu, H.Cần Giuộc, Long An) – công nhân

Thế nhưng từ sau đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm và có nhiều thay đổi. Chẳng hạn, sản phẩm phổ thông vốn là thế mạnh của VN bị giảm mạnh hơn; trong khi nhu cầu về sản phẩm chuyên biệt, đặc thù gia tăng. Hay chi phí sản xuất của VN liên tục gia tăng trong khi các nước sản xuất mặt hàng tương tự vẫn duy trì được chi phí đầu vào thấp. Một vấn đề khác là VN chậm chuyển đổi sang sản xuất xanh cũng khiến khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước bị yếu đi. Đây là những thách thức cho DN trong nước.

“Lợi thế về nhân công giá rẻ của VN hiện nay hầu như không còn là yếu tố chính để có thể cạnh tranh được. Vì vậy cần phải gia tăng đổi mới công nghệ, nâng cao quản trị, đội ngũ lao động và kết nối để tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng, sản xuất với các công ty FDI ngay chính tại VN. Một số DN thuần Việt cũng đang cố gắng vươn lên thì vẫn phải tập trung ở các yếu tố đầu vào như nguyên phụ liệu, nghiên cứu thiết kế kiểu dáng. Chính phủ có thể xem xét hỗ trợ để phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày để giảm dần số lượng mua từ Trung Quốc. Tập trung xúc tiến thương mại kết nối cho DN trong nước với các tập đoàn sản xuất toàn cầu ngay tại VN và sau đó mới quảng bá ra nước ngoài”, TS Nguyễn Quốc Việt chia sẻ thêm.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 11.



Source link

Cùng chủ đề

Xuất khẩu giày dép duy trì tăng trưởng 2 con số

Indonesia tiếp tục tăng sức ép cạnh tranh với giày dép Việt Doanh nghiệp da giày lo ứng phó với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) Theo số liệu từ Tổng Cục thống kê, 9 tháng năm 2024 giày dép hàng xếp thứ 5/7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Cũng như dệt...

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành da giày Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành da giày hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động với hơn 1,5 triệu lao động, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước. Đặc biệt, kể từ khi có hiệu lực, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mở ra một kỉ nguyên...

Phân bón tiếp tục đứng đầu danh sách tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga

Việt Nam nhập khẩu 1,25 triệu tấn phân bón từ thị trường Trung Quốc Xuất khẩu phân bón của Việt Nam thu về hơn 420 triệu USD Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 2,74 tỷ USD, tăng 45,5% so...

Thêm xung lực mở rộng xuất khẩu giày dép sang Ấn Độ

Việt Nam đang xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép Indonesia tiếp tục tăng sức ép cạnh tranh với giày dép Việt Thị trường tiềm năng Ấn Độ là một trong 7 đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Mối quan hệ truyền thống hữu nghị được xây dựng qua nhiều năm với những thành...

Công nghiệp game gặp thách thức ứng dụng AI

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thay đổi chiến lược, tập trung vào chất lượng và tối ưu doanh thu sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của các nhà phát hành ứng dụng và trò chơi điện tử tại Việt Nam. Điều này được đại diện Google trình bày tại sự kiện “Think Apps: Kiến tạo tương lai cùng Google AI” vừa tổ chức tại Việt Nam, quy tụ hơn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đón đông về với mũ len sành điệu

Mũ len không chỉ là món đồ giữ ấm, mà còn là phụ kiện giúp người diện thể...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung bình ổn giá hàng hóa, kiểm soát lạm phát dịp Tết Ất Tỵ 2025. Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển...

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam

(ĐCSVN) - Tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cả về kết nối cứng, kết nối mềm, kết nối giao thông, hạ tầng viễn thông… ...

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), tỉnh Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần mang lại những đổi thay nhanh chóng và rõ nét về diện mạo kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.Chương trình không chỉ cải thiện đời sống vật chất mà còn nâng cao tinh thần cho người dân, đồng thời bảo đảm môi trường,...

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,2 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu tăng 58,1%. Prosi...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Miếng SJC tăng 1 triệu, nhẫn vượt mốc 85 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trong nước vàng miếng đảo chiều tăng mạnh 1 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vượt mốc 85 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng quốc tế tăng thẳng đứng, quanh mốc 2.700 USD/ounce. Đến 9h56', Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83-84,8 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 200 nghìn đồng mỗi lượng ở cả chiều mua và bán so với đầu giờ sáng. Lúc 10h41', Tập đoàn...

Trong nước giảm mạnh, thị trường thế giới bật tăng trở lại

Cập nhật giá cà phê hôm nay 8/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, cà phê Arabica 8/11/2024. Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 8/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay giảm 1.000 đồng/kg nằm trong khoảng 105.500-106.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là...

Mới nhất

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải...

Tỉnh nào có diện tích rừng lớn nhất cả nước?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-nao-co-dien-tich-rung-lon-nhat-ca-nuoc-ar906183.html

Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao thông quan trọng

Cả 2 dự án đường bộ ven biển đoạn tuyến qua khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa Việt, Tuyến đường kết nối Cảng hàng không Quảng Trị với Quốc lộ 1 đang được xem xét điều chỉnh thiết kế nhằm phù hợp với thực tế và quy hoạch. Quảng Trị: Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao...

Tiền Giang: Đánh thức tiềm năng du lịch làng cổ gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát huy thế mạnh du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp được xem là định hướng quan trọng gắn với mô hình du lịch sinh thái sông nước và vườn cây ăn trái đặc sản mà địa phương đang nỗ lực khai thác hiệu quả. Trung bình mỗi năm, Đông Hòa Hiệp đón...

Mới nhất