Trang chủChính trịChủ quyềnÂm mưu “gặm nhấm” Biển Đông của Trung Quốc

Âm mưu “gặm nhấm” Biển Đông của Trung Quốc


img
Ông Trần Công Trục

Sự việc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông của Trung Quốc không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, mà còn cho thấy nhiều toan tính của Trung Quốc. Báo Giao thông trao đổi với ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ để làm rõ hơn vấn đề này.

Chiến thuật “gặm nhấm”

Vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Ông có bình luận gì về động thái của Trung Quốc lần này?

Khi điều động nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vượt hàng nghìn hải lý từ lục địa Trung Quốc xuống hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam lần này, Trung Quốc nhằm đạt nhiều mục tiêu.

Thứ nhất, về pháp lý, họ quyết tâm hợp thức hóa yêu sách “đường lưỡi bò” chiếm trên 90% diện tích Biển Đông, bằng lập luận ngụy biện rằng các thực thể địa lý là những bãi ngầm, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa phía Nam Biển Đông của các nước ven biển Đông đều là bộ phận của “quần đảo Nam Sa của Trung Quốc” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Theo đó, Trung Quốc xem bãi Tư Chính là một phần của quần đảo Nam Sa thuộc “chủ quyền bất khả xâm phạm” của họ. Nhưng lập luận ngụy biện này hoàn toàn trái ngược với những quy định của UNCLOS 1982 và đặc biệt đã bị Phán quyết Tòa Trọng tài quốc tế The Haye năm 2016 bác bỏ.

Từ ngày 3/7 đến nay, Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất Hải dương 8 cùng tàu bảo vệ bờ biển vũ trang và máy bay trực thăng hộ tống vào khu vực bãi cạn Tư Chính, Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân… cách đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam công bố năm 1982 dưới 200 hải lý, thậm chí có khu vực ở cách đường bờ biển ven bờ lục địa đối diện xấp xỉ trên dưới 200 hải lý.

Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta Lê Thị Thu Hằng đã ra tuyên bố phê phán hành động cố tình vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam; vi phạm các thỏa thuận song phương về hợp tác ở Biển Đông mà Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết và công bố; vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế.


Thứ hai, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông, dùng Biển Đông làm bàn đạp vươn lên vị trí siêu cường quốc tế trong cuộc cạnh tranh với Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc đã tiến hành xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa, một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sau đó biến 6 thực thể này thành các đảo nhân tạo rất lớn và đang từng bước quân sự hóa bằng các thiết bị hải, lục, không quân hiện đại. Đồng thời, họ tiếp tục triển khai chiến thuật “gặm nhấm” đối với các thực thể địa lý là những bãi ngầm, rạn san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông, như những gì đã xảy ra ở Đá Vành Khăn năm 1995, bãi cạn Scarborough 2012, Bãi Cỏ Mây…

Đáng chú ý, Trung Quốc đã và đang mở rộng hoạt động phi pháp này bằng cách huy động lực lượng tàu thuyền đến hoạt động tại khu vực bãi cạn James cách bờ biển Malaysia chỉ 80km, Bãi Cỏ Rong ở phía Đông quần đảo Trường Sa, cách Philippines dưới 200 hải lý. Và gần đây nhất, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía Nam Biển Đông.

Việt Nam khẳng định đó là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, trong khi Trung Quốc lại biện minh rằng, khu vực mà nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 đang hoạt động lại nằm trong phạm vi “quần đảo Nam Sa” thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Vậy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở khu vực phía Nam Biển Đông được xác định cụ thể như thế nào, thưa ông?

Ngày 19/7/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định: “Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông… “.

Qua nghiên cứu, đối chiếu với những quy định của UNCLOS 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012, cũng như các tiền lệ luật pháp, đặc biệt là Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế The Haye năm 2016, tôi đánh giá lời khẳng định phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam là thuyết phục, có căn cứ pháp lý rõ ràng. Bởi vì, khu vực phía Nam Biển Đông được đề cập là khu vực bãi cạn Tư Chính, Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân… ở cách đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam công bố năm 1982 dưới 200 hải lý, thậm chí có khu vực ở cách đường bờ biển ven bờ lục địa dưới 200 hải lý.

Tôi chỉ nhấn mạnh đến khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý ở khu vực này; bởi vì còn có ranh giới ngoài của thềm lục địa có thể mở rộng ra đến 350 hải lý, nếu có hồ sơ chứng minh bờ ngoài của thềm lục địa kéo dài ra ngoài giới hạn 200 hải lý và được Tiểu ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc chấp nhận.

Không lúc nào được lơ là, chủ quan

img
Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: IT

Với những căn cứ pháp lý này, các quốc gia ven biển có những quyền gì đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình?

Theo UNCLOS 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã phê chuẩn, quốc gia ven biển thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình có nghĩa vụ tôn trọng quyền lợi của các quốc gia khác, không được có hành vi cản trở quyền tự do hàng hải và tự do hàng không của tàu thuyền và các phương tiện bay, quyền tự do đặt cáp và ống dẫn dầu ngầm; không được có hành vi phân biệt đối xử trong việc các quốc gia khác thực hiện các quyền được UNCLOS 1982 quy định.

Vì vậy, Việt Nam đã và đang tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, đã xây dựng các cụm dịch vụ mang tên DK, phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo Điều 60, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và Điều 80 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.

Việt Nam có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 của UNCLOS 1982 hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Việt Nam tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm ở thềm lục địa phía Nam thành đảo nổi và không ghép chúng vào quần đảo Trường Sa, đồng thời bác bỏ sự gán ghép này.

img
Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam (ảnh lớn). Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 7 (ảnh nhỏ). Ảnh: TL

Ông dự báo tình hình ở vùng biển phía Nam Biển Đông sắp tới như thế nào?

Do phản ứng quyết liệt, nhưng có tình có lý của Việt Nam và một số nước, có thể nhóm tàu Trung Quốc sẽ rút đi, với lý do là hoàn thành một đợt nghiên cứu hoặc một lý do nào đó. Nhưng chúng ta không thể lơ là, chủ quan, bởi có thể đây chỉ là bước thăm dò cuối cùng trước khi họ có những hành động quyết liệt nhằm hiện thực hóa mưu đồ biến Biển Đông thành ao nhà, biến vùng không có tranh chấp thành có tranh chấp.

Đây không phải là lần đầu tiên, cũng chưa chắc là lần cuối cùng Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Theo ông, Việt Nam nên ứng xử như thế nào và phải làm những gì?

Sau khi chúng ta đã công khai yêu cầu Trung Quốc rút các tàu vi phạm tại vùng biển Nam Biển Đông, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thì Việt Nam nên sử dụng hình thức đấu tranh cao hơn về mặt ngoại giao.

Trước hết, Việt Nam nên xúc tiến việc thu thập hồ sơ, bằng chứng có liên quan đến các vi phạm của Trung Quốc, như tọa độ nơi xảy ra vi phạm, các bằng chứng về việc thăm dò, nghiên cứu, các hoạt động gây hấn của các tàu vũ trang của Trung Quốc… để lập hồ sơ pháp lý cho những bước đấu tranh ngoại giao pháp lý tiếp theo. Việt Nam có thể gửi lên các tổ chức liên quan của Liên Hợp quốc, đưa vụ việc ra các cơ quan tài phán quốc tế.

Trên thực địa, các lực lượng chấp pháp cần cảnh giác, kiềm chế, hành xử theo đúng thủ tục pháp lý hiện hành; không mắc bẫy khiêu khích của Trung Quốc để họ kiếm cớ gây đụng độ vũ trang, gây bất ổn, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.

Khi áp dụng các biện pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên biển, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam cũng phải hết sức thận trọng và phải cân nhắc kỹ, tuyệt đối không xử lý theo cảm xúc, chủ quan, tạo cớ để Trung Quốc nhanh chóng thực hiện mục tiêu chiến lược của họ.

Điều này còn là bài học, lời cảnh tỉnh đối với những công dân bình thường, nên cảnh giác và tránh bị kích động khi tiếp cận với những thông tin không được kiểm chứng, gây bất ổn về chính trị, làm xáo trộn, ảnh hưởng đến môi trường sống yên lành. Vấn đề này cũng cần thông tin kịp thời, chuẩn xác, rõ ràng, định hướng tốt cho dư luận trong bối cảnh có nhiều thông tin thiếu kiểm chứng đang tràn ngập trên các mạng xã hội hiện nay.

Chúng ta cũng cần công khai các thông tin đúng sự thật, nói rõ đúng sai, thượng tôn pháp luật, thể hiện thiện chí và trách nhiệm của Việt Nam đối với khu vực và thế giới, góp phần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người Việt ở nước ngoài, cũng như cộng đồng quốc tế.

Cảm ơn ông!

Việt Nam trao công hàm phản đối tàu Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế

Tại cuộc họp báo hôm qua (25/7), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời hoan nghênh đóng góp tích cực của cộng đồng quốc tế.

“Về vụ việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã đề cập nhiều lần trong các phát biểu trước đây. Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đã được xác lập tại Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế”, bà Hằng nói.

Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về các biện pháp của Việt Nam sau khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Người phát ngôn nêu rõ Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.

Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối hành động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc. Trong họp báo hôm 19/7, bà Hằng kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.

L.C

img



Nguồn

Cùng chủ đề

Agribank đạt Giải Đặc biệt Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”

Từ ngày 13 - 14/11/2024 Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh” đã diễn ra tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Hội thi với sự tham gia của 22 đội thi đến từ các đơn vị trong hệ thống ngành Ngân hàng Việt Nam. Đại biểu tham dự Hội thi có đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà...

UN Tourism vinh danh làng rau Trà Quế là ‘Làng Du lịch tốt nhất năm 2024’

Làng rau Trà Quế (Quảng Nam) là 1/3 ngôi làng ở Việt Nam, 1/130 ngôi làng trên thế giới được UN Tourism công nhận là ‘Làng Du lịch tốt nhất thế giới’.

Bật mí công nghệ sản xuất ‘siêu đỉnh’ tạo nên Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH. ...

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ quản lý về sản xuất, lưu thông hàng hóa là thực phẩm... theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ. Trước đó, vào ngày 17/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm. Sau khi nghe Lãnh đạo Tổng cục,...

Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm. Thông tin tại Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ: Đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển bền vững diễn ra vào sáng 15/11 cho thấy, trong những năm qua, Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững vị trí là thị trường xuất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cầu 274 tỷ nối Đà Nẵng

Đà Nẵng đề xuất bàn giao toàn bộ cầu Quảng Đà và hệ thống chiếu sáng cho thành phố quản lý, phần đường dẫn đầu cầu tại Quảng Nam sẽ do tỉnh này phụ trách. ...

Ứng dụng khoa học công nghệ, hiện đại hóa lực lượng CSGT

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo nhiều nội dung về công tác hiện đại hoá trang thiết bị ở Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) nói chung và lực lượng CSGT nói riêng. ...

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM

TP.HCM đang nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo tiền khả thi cho 5 dự án BOT trọng điểm nhằm nâng cấp hạ tầng giao thông và cải thiện khả năng kết nối khu vực. ...

Đề xuất khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. ...

Giá trên trời, nhà thầu cao tốc khó nhập khẩu cát

Trong bối cảnh nguồn vật liệu cát chưa đáp ứng được tiến độ thi công, nhiều nhà thầu giao thông vẫn cố mua từ các mỏ thương mại trong nước và tìm giải pháp thay thế, thay vì mua cát nhập khẩu từ Campuchia. ...

Bài đọc nhiều

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Lữ đoàn 955 đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đại tá Nguyễn Vĩnh Nam, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân quán triệt nội dung kiểm tra.  ...

Đảm bảo quản lý toàn diện khoáng sản

Theo Nghị quyết số 10-NQ/TW, công tác quản lý quy hoạch, điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản phải có tầm nhìn chiến lược, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội...

Cùng chuyên mục

Lữ đoàn 955 đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đại tá Nguyễn Vĩnh Nam, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân quán triệt nội dung kiểm tra.  ...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Mới nhất

Quan tâm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS tỉnh Lai Châu

Ngày 15/11, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện cùng 250 đại biểu chính thức là người DTTS tiêu biểu đại diện cho...

Thanh niên Đông Nam Á cùng trăn trở chủ đề môi trường, thiên tai

Sáng 15-11, những hoạt động đầu tiên của các đại biểu Tàu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 tại TP.HCM đã bắt đầu với các phiên thảo luận về nhiều chủ đề như bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,...

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15/11 UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện...

Trường đại học Kinh tế quốc dân thành đại học thứ 9 của Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành quyết định về việc chuyển Trường đại học Kinh tế quốc dân thành Đại học Kinh tế quốc dân. ...

Quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, hệ thống hồ thủy lợi lớn nhưng nhiều hồ đã tồn tại 100 năm, 50 năm… nhưng chưa có quy định lúc nào dừng khai thác. Hiện hồ chứa có dung tích thật và dung tích thiết kế khác nhau nhiều. Có nhiều hồ chứa sau khảo sát dung tích tăng lên...

Mới nhất