Trang chủChính trịChủ quyềnBiển Đông và sự khao khát hoà hợp giữa Trung Quốc với...

Biển Đông và sự khao khát hoà hợp giữa Trung Quốc với các đối tác ASEAN



Theo bài viết mới đăng trên trang mạng news.cgtn.com (Indonesia), nỗ lực tìm kiếm hòa bình trong khu vực, việc hiện thực hóa Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) thể hiện khao khát chung về sự hòa hợp giữa Trung Quốc và các đối tác ASEAN.

Một khu vực Biển Đông nhìn từ trên cao. (Nguồn: VCG/Global Times)
Một khu vực Biển Đông nhìn từ trên cao. (Nguồn: VCG/Global Times)

Bài viết cho rằng, việc điều chỉnh lại chiến lược đang diễn ra ở Biển Đông đánh dấu một bước ngoặt, trong đó xu hướng của Philippines hướng tới hợp tác với các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã trở thành một yếu tố quan trọng. Hành động này sẽ không chỉ giải quyết những mối quan ngại trước mắt trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Nhấn mạnh tinh thần hợp tác này, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi bày tỏ sự mong muốn của nước bà trong việc hợp tác hoàn tất COC ở Biển Đông một cách nhanh chóng. Những quan điểm được bày tỏ trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo ở Manila cộng hưởng với cam kết về sức mạnh ngoại giao tổng hợp, cho thấy một quan điểm lạc quan về chuyến thăm Philippines của Tổng thống Indonesia Joko Widodo từ ngày 9-11/1.

Theo bài viết, với tư cách là nước đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay của ASEAN, Indonesia đã liên tục đi đầu trong việc hiện thực hóa COC. Tuyên bố của Ngoại trưởng Marsudi phản ánh mong muốn chung trong ASEAN về việc nhanh chóng thiết lập một bộ quy tắc ứng xử, được tất cả các quốc gia trong khu vực chấp nhận thông qua các cuộc đàm phán ngoại giao.

Tiếp đó, những nỗ lực nhiệt thành của Indonesia trong việc hoàn thiện COC nhấn mạnh sự cảnh giác phổ biến của các quốc gia ở Biển Đông. Những hành động khác với lập trường của ASEAN, tình trạng bất ổn ở Biển Đông đã và đang làm suy yếu sự gắn kết của khối khu vực. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho mặt trận thống nhất của ASEAN, làm mất ổn định vị thế khu vực mà còn gây trở ngại cho sự ổn định và tiến triển hòa bình chung.

Trong thời gian gần đây, cùng với sự leo thang căng thẳng ở khu vực làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đông, việc xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử thay thế được coi như động thái đi chệch khỏi con đường xây dựng bấy lâu nay. Theo bài viết, bất kỳ COC nào thiếu sự tham gia của Trung Quốc không những không hiệu quả mà còn khó có thể giành được sự công nhận từ các thành viên ASEAN. Lý do là, Biển Đông liên quan một cách phức tạp tới các lợi ích cốt lõi và Trung Quốc đóng vai trò nòng cốt trong các vấn đề liên quan.

Nếu có nước nào tách mình ra khỏi các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Các cuộc đàm phán COC phải đối mặt với nhiều thách thức.

Tổng thống Jokowi và Tổng thống Marcos Jr. Tăng cường hợp tác song phương Indonesia-Philippines nhân kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao. (Nguồn: Bloomberg)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (Nguồn: Bloomberg)

Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc phân tích về chuyến thăm Philippines của Tổng thống Indonesia Joko Widodo và dẫn lời chuyên gia Trung Quốc bày tỏ tin tưởng rằng COC không thể đạt được nếu không có sự đồng thuận của tất cả các nước trong khu vực, trong đó phải bao gồm cả Trung Quốc.

Sau cuộc gặp với ông Widodo, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho biết, họ đã có một “cuộc thảo luận hiệu quả và trung thực” về các sự kiện khu vực cùng có lợi, bao gồm cả những diễn biến ở Biển Đông, truyền thông đưa tin. Tuy nhiên, theo tờ The Strait Times ngày 10/1, phía Indonesia không đề cập chi tiết mà chỉ nói rằng hai nước đã đồng ý “đẩy nhanh việc sửa đổi các thỏa thuận tuần tra và vượt biên giới chung, cũng như tăng cường hợp tác quốc phòng bao gồm cả phần cứng quân sự”.

Theo Thời báo Hoàn cầu, ông Gu Xiaosong, Trưởng khoa Viện nghiên cứu ASEAN của Đại học Hải dương Nhiệt đới Hải Nam nói rằng, chuyến đi của ông Widodo tới Philippines thể hiện cam kết mạnh mẽ của Indonesia trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Tờ báo của nhà nước Trung Quốc dẫn nguồn giới chuyên gia nhận định chuyến thăm của Tổng thống Indonesia diễn ra vào thời điểm thế giới đang hỗn loạn, Mỹ, châu Âu và Trung Đông đều đang chìm trong bất ổn, những rắc rối ở Biển Đông có thể gây ra bất ổn, đe dọa hòa bình và ổn định khó khăn mới có được ở Đông Nam Á.

Bài viết trên trang news.cgtn.com kết luận rằng các cuộc thảo luận về COC đang tiến triển tích cực, đóng vai trò như một “van giảm áp” quan trọng để ngăn ngừa xung đột xuất phát từ tranh chấp giữa các bên. Trên thực tế, việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là điều tối quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của Philippines. Nói một cách đơn giản, tuân theo DOC và COC là con đường duy nhất để Trung Quốc và các quốc gia ASEAN xây dựng một khu vực ổn định và hòa bình ở Biển Đông.

Thành công phụ thuộc vào việc cùng nhau theo đuổi một mục tiêu chung, cùng nhau vượt qua những thách thức trong sự tiến bộ thống nhất, trong bối cảnh hiện nay Trung Quốc và ASEAN đang ở thời điểm then chốt trong các cuộc đàm phán về “bộ quy tắc”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Đối thoại Biển lần thứ 13 hướng tới nâng cao nhận thức của cộng đồng về các khuôn khổ hiện có và các quy định mới về việc quản lý các vùng biển quốc tế nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Quốc gia nào sử dụng “chiến thuật vùng xám” ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn

Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 mới đây, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhận định về tình hình Biển Đông hiện nay, đồng thời khẳng định những giá trị cốt lõi của UNCLOS trong quản trị biển và đại dương.

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều “gánh nặng” trên vai nhưng vai trò của ASEAN là...

An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật pháp quốc tế.

UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược

Sau hai ngày với các phiên thảo luận thực chất, hiệu quả, sôi nổi và chân thành, Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 đã thành công tốt đẹp, gợi mở nhiều ý tưởng nhằm thúc đẩy những chuẩn mực, luật pháp quốc tế, góp phần vào hoà bình, ổn định ở Biển Đông.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine có khả năng sớm tạo ra vũ khí hạt nhân thô sơ, thời điểm tung “hàng nóng” sẽ không xa vời

Báo cáo của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu quân đội, chuyển đổi và giải trừ vũ khí Ukraine (CACDS) cho hay, Kiev có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân thô sơ.

Tiền đề thúc đẩy quan hệ hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và Chile

Mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile của Chủ tịch nước Lương Cường, tại thủ đô Santiago De Chile, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Hùng và Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Nghệ thuật và Di sản Chile Carolina Arredondo Marzan đã ký kết Chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam-Chile giai đoạn 2024-2026.

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia ‘Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình’

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký Công văn số 4962/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia "Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.

Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Đối thoại Biển lần thứ 13 hướng tới nâng cao nhận thức của cộng đồng về các khuôn khổ hiện có và các quy định mới về việc quản lý các vùng biển quốc tế nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Bằng cách thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện, thúc đẩy đổi mới và phát triển lực lượng lao động lành nghề, Việt Nam có thể tận dụng tiềm năng và đóng góp vào sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Cùng chuyên mục

Lữ đoàn 955 đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đại tá Nguyễn Vĩnh Nam, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân quán triệt nội dung kiểm tra.  ...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Mới nhất

Lập nhóm ‘nấu xói’ 101 người: Tố người khác chưa đủ, quay ra tố nhau

Nhiều bạn trẻ là thành viên nòng cốt trong các nhóm chat "nấu xói" (nói xấu), bàn luận người khác rất hào hứng nhưng khi biết có ai nói mình thì như trời long đất lở. Và nói xấu mang lại niềm vui gì mà các bạn...

Vietravel Airlines chính thức được phê duyệt tăng vốn điều lệ lên 1.300 tỷ đồng

Vừa qua, Vietravel Airlines đã được Bộ Giao Thông Vận Tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2024/GPKDVCHK. Theo Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2024/GPKDVCHK, Vietravel Airlines có số vốn điều lệ là 1.300 tỷ đồng gồm 4 cổ đông là các pháp nhân trong nước: Tập đoàn Vietravel (nắm 85,8% vốn điều...

Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học “60 năm Chiến thắng Bình Giã

(Bqp.vn) - Sáng 13/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”. Đại tá Nguyễn...

Nam Định: Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định và của Bộ Nội vụ, Chính phủ thống nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp...

Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được công nhận là “Thương hiệu quốc gia”

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết đơn vị tiếp tục được công nhận là “Thương hiệu quốc gia” năm 2024 với 2 nhãn hiệu nổi tiếng là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ. Ông Phan Công Thành-Tổng giám đốc PVFCCo nhận biểu trưng Thương hiệu Quốc gia 2024. Đây cũng là lần thứ...

Mới nhất