Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao khác biệt giữa các trường?

Vì sao khác biệt giữa các trường?


CÓ KẾT QUẢ HỌC TẬP TỐT HƠN

Theo kết quả phân tích tình hình học tập của sinh viên (SV) một số trường ĐH, SV trúng tuyển bằng phương thức xét kết quả học tập THPT (còn gọi xét học bạ) giỏi hơn SV trúng tuyển bằng phương thức khác. Điều này được thể hiện cụ thể bằng điểm trung bình chung tích lũy của SV qua các năm học.

Chẳng hạn, theo kết quả phân tích điểm trung bình tích lũy của hơn 10.000 SV trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong 3 năm gần nhất (2021, 2022, 2023), SV trúng tuyển bằng học bạ có kết quả học tập khả quan. Cụ thể, trong hai năm 2021 và 2022, trường sử dụng 3 phương thức xét tuyển gồm: tuyển thẳng, xét kết quả học tập THPT và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đến năm 2023, trường bổ sung phương thức xét tuyển mới kết hợp kết quả học tập THPT với điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tự tổ chức.

Kết quả học tập sinh viên xét bằng học bạ: Vì sao khác biệt giữa các trường?- Ảnh 1.

Xét tuyển dựa vào học bạ là một trong những phương thức tuyển sinh chủ đạo của nhiều trường ĐH hiện nay

Với khóa trúng tuyển năm 2020, điểm trung bình tích lũy của SV phương thức tuyển thẳng ở mức 3,31/4; kết quả học tập THPT 3,19/4 và điểm thi tốt nghiệp THPT 2,94/4. Khóa 2021, điểm trung bình tích lũy các phương thức trên lần lượt như sau: 3,34/4; 3,22/4; 3,06/4. Khóa trúng tuyển 2023, điểm trung bình phương thức tuyển thẳng 3,22/4; xét kết quả học bạ THPT 2,96/4; xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2,85/4; kết hợp điểm học tập THPT và điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đạt 3,22/4.

Từ dữ liệu trên, thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết kết quả học tập của SV được xét tuyển bằng phương thức sử dụng kết quả học tập THPT đều cao hơn so với phương thức xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT; nhưng thấp hơn so với nhóm phương thức tuyển thẳng (bao gồm cả tuyển thẳng theo tiêu chí Bộ GD-ĐT và ưu tiên xét tuyển của trường).

TƯƠNG ĐƯƠNG CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁC

Tại một số trường ĐH khác, dữ liệu được thống kê trên hàng ngàn SV cũng cho thấy có sự tương đương kết quả học tập giữa hai phương thức. Chẳng hạn, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vừa phân tích đối sánh kết quả học tập của SV theo 4 phương thức tuyển sinh: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT, điểm thi đánh giá năng lực và ưu tiên xét tuyển. Dựa trên thang điểm 4, trường thống kê tỷ lệ SV đạt được từng phổ điểm theo các phương thức. Từ dữ liệu đó, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết kết quả cho thấy quá trình học tập của SV theo hai phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và bằng kết quả học tập THPT ở mức tương đương. Hai phương thức xét bằng thi đánh giá năng lực và ưu tiên xét tuyển có năng lực nhỉnh hơn.

Mới đây, Trường ĐH Công thương TP.HCM cũng công bố thống kê kết quả xếp loại tốt nghiệp SV theo phương thức tuyển sinh từ năm 2019 – 2023. Theo đó, phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT có tỷ lệ SV xếp loại xuất sắc đạt 0,21%; giỏi 6,56%; khá 69,24% và trung bình 23,98%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT gồm: xuất sắc đạt 0,24%; giỏi 5,44%; khá 65,12% và trung bình 29,2%. Như vậy, kết quả học tập của SV xét bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT có tỷ lệ tương đương SV tuyển bằng phương thức xét học bạ.

Kết quả học tập sinh viên xét bằng học bạ: Vì sao khác biệt giữa các trường?- Ảnh 2.

Các trường ĐH sử dụng nhiều hình thức xét tuyển học bạ

TỶ LỆ SINH VIÊN BỎ HỌC GIỮA CÁC TRƯỜNG

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết phương thức ưu tiên xét tuyển học sinh thuộc danh sách 149 trường THPT theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM có sử dụng điểm học bạ làm một căn cứ đánh giá. Qua việc chạy điểm ngẫu nhiên kết quả học tập của nhóm SV này, trường nhận thấy hầu hết đạt từ mức khá trở lên và tình trạng bỏ học giữa chừng rất ít.

Trong khi đó, có những trường kết quả phân tích lại cho thấy tình trạng ngược lại. Theo kết quả thống kê của một trường ĐH công lập địa phương, có đến 20% SV (tương đương hơn 1.000 em) xếp loại yếu kém có đầu vào từ phương thức xét kết quả học bạ. Các SV này nghỉ học hoặc bị buộc thôi học do kết quả học tập yếu kém trong 1 – 2 học kỳ đầu.

PHỤ THUỘC KẾT QUẢ TUYỂN SINH ĐẦU VÀO

Theo tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, kết quả học tập của SV bậc ĐH sẽ phụ thuộc rất lớn kết quả xét tuyển đầu vào. Dù sử dụng phương thức xét tuyển nào nhưng nếu tuyển được nhóm thí sinh có năng lực học tập khá giỏi thực sự thì kết quả học tập bậc ĐH cũng sẽ tương đương. Do đó, ngay phương thức xét học bạ, nếu xét tuyển nhóm thí sinh thuộc tốp khá giỏi, năng lực học tập đã được khẳng định suốt 3 năm bậc THPT thì khi lên bậc ĐH cũng sẽ có kết quả tốt.

Hiện nay phương thức xét dựa trên điểm học bạ được các trường triển khai theo nhiều cách khác nhau. Nhưng theo tiến sĩ Hạ, việc xét học bạ dựa vào quá trình học tập 3 năm thì năng lực người học được khẳng định rõ nét hơn. Đặc biệt, năng lực học tập ổn định của học sinh ở lớp 10 và 11 rất quan trọng vì năm lớp 12 học sinh thường có kết quả cao hơn.

Kết quả học tập sinh viên xét bằng học bạ: Vì sao khác biệt giữa các trường?- Ảnh 3.
Kết quả học tập sinh viên xét bằng học bạ: Vì sao khác biệt giữa các trường?- Ảnh 4.

Kết quả học tập của sinh viên từ các phương thức xét tuyển khác nhau ở một số trường ĐH

Nhận định trên cũng đúng với trường hợp cụ thể của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Năm ngoái, trường này dành tối đa 10% chỉ tiêu xét điểm trung bình 3 môn theo kết quả học tập 6 học kỳ THPT. Trong đó, 4 ngành có điểm chuẩn ở mức trên 29 gồm: sư phạm hóa học, sư phạm toán học, sư phạm sinh học và sư phạm vật lý. Thạc sĩ Lê Phan Quốc cho biết quan điểm của trường vẫn duy trì sự đa dạng các phương thức xét tuyển với mong muốn thu hút được thí sinh tốp đầu tham gia xét tuyển vào trường. Khi kết quả đầu vào đạt mức cao thì kết quả học tập bậc ĐH đương nhiên có sự tương đồng.

Dù kết quả phân tích cho thấy sự tương tự năng lực học tập giữa SV xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp, nhưng thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, nhìn nhận đây cũng chỉ là trường hợp cụ thể tại một trường ĐH. Ông Sơn cho rằng kết quả trên có thể sẽ khác so với các trường khác. Điều này một mặt do cách thức tính điểm cụ thể của phương thức xét học bạ, mặt bằng điểm chuẩn từng ngành. Mặt khác, ngoài yếu tố tuyển sinh đầu vào thì kết quả học tập của SV còn phụ thuộc vào quá trình đào tạo tại trường đó. Theo cách thức xét tuyển của Trường ĐH Công thương TP.HCM các năm qua, phương thức xét học bạ dựa vào điểm 5 học kỳ đầu bậc THPT của học sinh, điểm chuẩn dao động ở mức từ 22 – 27; điểm chuẩn phương thức thi tốt nghiệp THPT trong khoảng từ 18 – 25.

Đại diện trường ĐH có thống kê cho thấy nhiều SV trúng tuyển bằng học bạ có kết quả học tập yếu kém đã rút ra nguyên nhân là phương thức xét bằng học bạ chỉ dựa trên điểm 3 môn của kết quả lớp 12. Trong đó, có những học sinh tổ hợp xét tuyển bằng học bạ 3 môn đạt 25 điểm nhưng thi tốt nghiệp THPT tương ứng chỉ 8 – 10 điểm (tức chênh lệch nhau tới 17 điểm). Kết quả học tập của SV này sau hai học kỳ đầu tại trường ĐH chỉ đạt mức trung bình.

Nhiều cách thức xét tuyển học bạ

Hiện nay, xét học bạ trở thành một phương thức tuyển sinh chủ đạo của nhiều trường ĐH. Nhưng trong vài năm trở lại đây, các trường ĐH đã vận dụng nhiều hình thức xét tuyển khác nhau căn cứ vào điểm học bạ của học sinh. Có trường chỉ sử dụng một phương thức, nhưng có trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét học bạ.

Cụ thể như: xét điểm trung bình chung 6 học kỳ THPT, điểm trung bình chung 3 học kỳ, điểm trung bình 3 môn theo tổ hợp xét tuyển trong 6 học kỳ, điểm trung bình 3 môn theo tổ hợp xét tuyển trong 3 học kỳ, thậm chí điểm trung bình chung 3 môn theo tổ hợp xét tuyển riêng năm lớp 12…

Nhiều trường chỉ sử dụng kết quả học tập THPT làm một tiêu chí để xét tuyển. Khi đó, điểm học bạ được sử dụng kết hợp với các tiêu chí khác tùy quy định từng trường như: kỳ thi riêng, chứng chỉ quốc tế…



Source link

Cùng chủ đề

Tăng tốc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Chương trình Tăng tốc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng mở đơn đăng ký cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhóm học sinh, sinh viên tới ngày 25/9/2024. Đây là chương trình tăng tốc khởi nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam dành riêng cho lĩnh vực hiệu quả năng lượng. Chương trình bao gồm hai phần được triển khai song song. Phần một dành...

Việt Nam đăng cai tổ chức Robocon châu Á – Thái Bình Dương 2024

Từ ngày 23 đến 27-8, cuộc thi Robocon châu Á - Thái Bình Dương (ABU Robocon) 2024 sẽ được tổ chức tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh, phường Đại Yên, thành phố Hạ Long.ABU Robocon do Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương tổ chức thường niên, là sân chơi dành cho các sinh viên...

Laptop Acer giảm giá sâu cho học sinh, sinh viên

Với thiết kế gọn nhẹ, màu sắc trang nhã và cấu hình ổn định, Acer Aspire 3 A315 là một lựa chọn hoàn hảo cho các bạn sinh viên. Chiếc laptop này đáp ứng tốt các nhu cầu học tập, làm việc văn phòng, giải trí nhẹ nhàng. Sản phẩm được trang bị chip Intel Core i3 N305 kết hợp cùng card đồ họa Intel UHD Graphics giúp máy chạy mượt mà các tác vụ học tập và văn...

Gần 98% trường tiểu học ở Hà Nội dùng học bạ số, gấp đôi tỉnh khác

Thông tin trên vừa được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết thí điểm học bạ số cấp tiểu học, phát động triển khai ở cấp phổ thông, do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức ngày 12/8.Hà Nội là một trong 10 tỉnh, thành được Bộ GD&ĐT chọn triển khai thí điểm thực hiện Giáo dục kỹ năng công dân số thời gian tới.Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tại một số địa phương vẫn còn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những nhà tạo mẫu đứng sau vẻ ngoài thời trang của các nhân vật hoàng gia

Đằng sau những bộ trang phục hoàn hảo của các nhân vật "tầm cỡ" này là tầm nhìn...

Xuống phố với trang phục mang gam màu đặc trưng của mùa thu

Màu nâu trầm mang đặc trưng của thời trang cổ điển, thanh lịch và lãng mạn. Gam màu...

View ngắm toàn thành phố trên những tòa tháp chọc trời tại Việt Nam

Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng và năng động, đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực Đông Nam Á. Những tòa tháp chọc trời nổi bật tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội không chỉ thể hiện sự thịnh vượng mà còn là biểu tượng của kiến trúc hiện đại và sáng tạo. Landmark 81 Landmark 81, tọa lạc tại khu vực Vinhomes Central Park, TP.HCM, là tòa nhà cao nhất...

Bài đọc nhiều

Bộ GD-ĐT: Tiếp tục phối hợp với cơ quan an ninh xác minh, làm rõ bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc của ông...

Việc xác minh văn bằng cấp ba của ông Vương Tấn Việt được Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh thực hiện theo đề nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ. Trước đó, hồi tháng 6, khi có thông tin về bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt do Trường Đại học...

Học sinh Bạc Liêu, Nam Định, Hải Phòng đi học ngày nào?

Lịch tựu trường 2024 của 63 tỉnh thànhLịch tựu trường 2024 Bạc LiêuNgày 12/8, Sở GDĐT tỉnh Bạc Liêu cho biết, học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất từ ngày 19/8; các khối lớp còn lại tựu trường vào ngày 26/8; khai giảng năm học...

Nếu ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giả, bằng đại học có bị tịch thu?

Ngày 13/8, Sở GDĐT TP.HCM cho biết, đã gửi công văn báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ về xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang).PGS.TS Tô...

Trao 150 suất học bổng tặng học sinh vượt khó học tốt

Trong chương trình, các đại biểu và thiếu nhi tham dự đã gặp gỡ, trò chuyện với các khách mời gồm Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Công, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe tinh thần; Huỳnh Ngọc Hương Hoa, sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp phân hiệu Đồng Nai...

Bộ GD-ĐT lọc ảo 6 lần trên Hệ thống trước khi có điểm chuẩn đại học

Bộ GD-ĐT cho biết, quy trình lọc ảo là việc sử dụng phần mềm xét tuyển để lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà trường gửi lên hệ thống. Điều này đảm bảo...

Cùng chuyên mục

Hà Nội dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, Thủ đô Hà Nội hiện là địa phương có quy mô trường lớp lớn, số lượng học sinh lên tới 2,3 triệu. Đến nay, toàn thành phố có 2.913 trường học, tăng 39 trường so với năm ngoái. Năm học vừa qua, ngành giáo dục Thủ đô đã đạt nhiều thành tích ấn tượng, tiếp...

Khai giảng năm học 2024

Ngày 14/8, Bộ GDĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học 2024-2025.Trong đó,...

Bộ đề nghị làm lễ khai giảng gọn nhẹ, hát quốc ca không dùng bản nhạc có sẵn lời

Tại văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm quy định về thời gian tựu trường của học sinh. Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025 được thống nhất về thời gian trên cả nước, tổ chức vào sáng 5-9. Bộ lưu ý...

Mới nhất

Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp ngành nhựa còn nhiều nỗi lo

Tăng trưởng đều nhưng vẫn phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu Theo Bộ Công Thương, dù ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao, tuy nhiên vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo. Đặc biệt,...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, Thủ đô Hà Nội hiện là địa phương có quy mô trường lớp lớn, số lượng học sinh lên tới 2,3 triệu. Đến nay, toàn thành phố có 2.913 trường học, tăng 39 trường...

Petrovietnam tập trung hoàn thành kế hoạch quản trị, thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024

Petrovietnam tập trung hoàn thành kế hoạch quản trị, thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024 Tổng Giám đốc Petrovietnam chỉ đạo các Ban chuyên môn, đơn vị thành viên, ban quản lý dự án, chi nhánh Tập đoàn cập nhật nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong tháng 8 và các tháng còn lại...

Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ngày 14/8, tại Khánh Hòa, Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ biên tập Văn kiện Nguyễn Xuân Thắng làm Trưởng...

Mới nhất

Khai giảng năm học 2024