Trang chủNewsThời sựThủ tướng yêu cầu tiếp tục chú trọng các lĩnh vực văn...

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại phiên họp

Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia  và những trọng tâm chỉ đạo thời gian tới; góp ý vào dự thảo Nghị quyết phiên họp, nhất là về nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương.

Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, với tinh thần không để “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm mới 2024, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai quyết liệt nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội; tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, dứt khoát, rõ ràng, việc nào dứt việc đó.

Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương, xác định chủ đề điều hành của năm 2024 là “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”.

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01 với 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và 168 nhiệm vụ cụ thể thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; Nghị quyết 02 về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, Chính phủ tổ chức Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến, thông qua đối với 5 dự án luật, đề nghị xây dựng luật; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện, trình, thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5. Chính phủ, Thủ tướng ban hành 7 văn bản quy phạm (6 nghị định và 1 quyết định quy phạm của Thủ tướng). Chính phủ cũng xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án, công trình hạ tầng giao thông, đường dây 500 kV mạch 3; chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn…; chỉ đạo trình, hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch các tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và phê duyệt một số chiến lược, chương trình quan trọng…

Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được chú trọng hơn. Tập trung triển khai công tác đảm bảo người dân được đón Tết Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm theo đúng Chỉ thị số 26 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30 của Thủ tướng Chính phủ. Xuất cấp 3.700 tấn gạo để hỗ trợ dịp giáp hạt và học sinh vùng khó khăn, con số này không đáng kể so với các năm trước, cho thấy đời sống người dân được cải thiện và các địa phương cũng chủ động hơn trong chăm lo đời sống người dân.

Các hoạt động văn hóa, thể thao mừng Đảng, mừng Xuân được chuẩn bị kỹ, đảm bảo đúng thuần phong, mỹ tục, nét đẹp truyền thống. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Tỉ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng 1/2024 không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 92,4%.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại phiên họp

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất, đánh giá cao các bộ, ngành đã chuẩn bị kỹ các tài liệu, báo cáo và các ý kiến phát biểu thẳng thắn, trách nhiệm, sát thực tiễn của các thành viên Chính phủ, đại biểu dự họp; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, tiếp thu ý kiến, sớm hoàn thiện Nghị quyết phiên họp trình ban hành.

Theo Thủ tướng, công tác chỉ đạo, điều hành ngày càng có kinh nghiệm hơn, bản lĩnh hơn, chủ động, linh hoạt hơn trong phản ứng chính sách. Điểm lại một số nét nổi bật trong công tác chỉ đạo, điều hành tháng 1, Thủ tướng đánh giá các cấp, các ngành, các địa phương khẩn trương tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ; tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với nâng cao năn lực thực thi, phân bổ nguồn lực và tăng cường kiểm tra, giám sát; bám sát, nắm chắc tình hình để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để làm tốt hơn thời gian tới.

Tháng 1 vừa qua cũng diễn ra nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại quan trọng (các kỳ họp bất thường Trung ương, Quốc hội) trong đó Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 2 luật, 2 nghị quyết.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế với yêu cầu tuyệt đối không được say sưa, chủ quan với thắng lợi, lơ là, mất cảnh giác trước tình hình.

Theo đó, ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, lạm phát, tỷ giá, nợ xấu tiềm ẩn rủi ro. Nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ còn gặp khó khăn do tiếp tục chịu ảnh hưởng từ biến động của thị trường thế giới. Khu vực nông nghiệp đối mặt với El Nino trong nửa đầu năm, thiên tai, bão lũ trong nửa cuối năm.

Căng thẳng tại Biển Đỏ làm tăng giá cước vận chuyển đi Hoa Kỳ và EU, ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam; tiêu dùng toàn cầu chưa có sự phục hồi rõ nét. Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro gia tăng nợ xấu.

Thị trường bất động sản mặc dù đã có chuyển biến tích cực, song còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đời sống một bộ phận người dân còn gặp khó khăn. Biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, thời tiết cực đoan diễn biến khó lường. Tình hình an ninh, trật tự, tội phạm trên một số địa bàn phức tạp…

Cơ bản đồng tình với các nguyên nhân của tồn tại, hạn chế mà các đại biểu đã chỉ ra, Thủ tướng lưu ý một số điểm như về khách quan, tình hình thế giới tiếp tục khó khăn, trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế – chỉ một biến động nhỏ bên ngoài có thể ảnh hưởng lớn đến bên trong.

Về nguyên nhân chủ quan, sự tự lực, tự cường của một số cơ quan, đơn vị chưa cao; năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận cán bộ còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai; việc phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực còn vướng mắc về thể chế, nhất là đối với những vấn đề phát sinh mới…

Thủ tướng nhấn mạnh 3 bài học kinh nghiệm: Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả. Thứ hai, phải tăng cường đoàn kết, nhất trí trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, đoàn kết trong cả hệ thống chính trị, đoàn kết toàn dân để huy động mọi nguồn lực phát triển. Thứ ba, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong Chính phủ và các cơ quan trong hệ thống chính trị, tạo ra sức mạnh chung của cả hệ thống chính trị, của toàn dân.

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo, điều hành. Theo đó, phát huy những thành quả đạt được, kinh nghiệm đã tích lũy, bản lĩnh hơn, giữ vững nguyên tắc, kiên trì, kiên định nhưng chủ động, sáng tạo, đổi mới, nâng cao năng lực dự báo và nắm chắc tình hình, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm thế giới, có giải pháp, bước đi, lộ trình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, không giật cục, phanh gấp. Phát huy tính chủ động, tích cực, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, bảo đảm giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc và phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp. Phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó. Phát huy tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm; nâng cao hiệu quả phối hợp, nhất là trong giải quyết những vấn đề liên ngành, liên vùng; chủ động báo cáo và đề xuất giải pháp những vấn đề vượt thẩm quyền.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong tháng 2, quý I và năm 2024, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng trước mắt trong tháng là phải tập trung tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn đầm ấm, vui tươi, nghĩa tình, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết, không để ai không có Tết.

Thứ hai, khẩn trương hoàn thiện chương trình, kế hoạch hành động, các văn bản cụ thể để triển khai các nghị quyết, kết luận chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ. Tập trung chuẩn bị các đề án theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, các đề án trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng đề ra. Xây dựng kế hoạch, chương trình, chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 và kỳ họp bất thường thứ 5.

Tiếp tục phát huy hiệu quả của 26 Tổ công tác của Thành viên Chính phủ và 5 Tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, trực tiếp làm việc, nắm bắt, tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc ở địa phương ngay từ đầu năm.

Thứ ba, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Củng cố các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới (Trung Đông châu Phi, Mỹ La tinh, thị trường thực phẩm Halal). Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia. Tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước (tập trung đầu tư cho phát triển dự án lớn, tiền lương, an sinh xã hội); kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia.

Thứ tư, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng. Tập trung tạo thuận lợi thu hút, giải ngân các nguồn lực đầu tư của toàn xã hội (đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài và hợp tác công tư); quyết liệt xử lý vướng mắc, tích cực hỗ trợ đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư. Tăng cường xúc tiến, thu hút dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen…

Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản sang các thị trường lớn, tiềm năng. Kịp thời thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới của đối tác. Đẩy nhanh đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE, các FTA với Brazil, Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)…; khai thác thị trường Halal để mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng.

Về tiêu dùng, khai thác hiệu quả thị trường trong nước, thực hiện kích cầu tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán. Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu trong nước… Triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Trong đó, hoàn thiện quy hoạch, thúc đẩy mạnh mẽ 6 vùng kinh tế-xã hội theo Nghị quyết của Bộ Chính trị. Tranh thủ các cơ hội mới, thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… Thu hút nguồn lực tài chính xanh, tín dụng xanh ưu đãi để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới hydrogen. Xây dựng và phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch.

Toàn cảnh phiên họp

Thứ năm, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh phê duyệt quy hoạch. Xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2024. Đổi mới cách làm, triển khai quyết liệt hơn nữa các chương trình mục tiêu quốc gia; phát động và triển khai phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc. Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc về cung ứng vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng… để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, cao tốc, liên vùng, đường ven biển.

Thứ sáu, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, tổng thể và đồng bộ các chính sách, giải pháp về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu tư đã ban hành. Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc, chồng chéo để sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung. Quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; nâng cao chất lượng dịch vụ công, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tập trung triển khai thực hiện Đề án 06 theo tinh thần bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ bảy, phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ). Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất công nghiệp; trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, các ngành công nghiệp chủ lực; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa mạnh mẽ; chủ động triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng; kiên quyết không để thiếu điện, xăng dầu (nhất là khi năm 2024 được dự báo là năm hạn hán, thiếu nước nặng nề do El Nino).

Thúc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực, thực phẩm, phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các mặt hàng nông sản chất lượng, giá trị gia tăng cao; tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; triển khai tốt chương trình 1 triệu ha lúa chất lương cao, phát thải thấp; quyết liệt tháo gỡ ách tắc, khắc phục “thẻ vàng” (IUU) của ngành thủy sản.

Về dịch vụ, du lịch, phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao (vận tải, logistics, giáo dục, y tế, ngân hàng…); Bộ GTVT triển khai ngay quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; có giải pháp cụ thể để tiết giảm chi phí vận tải, logistics; đẩy mạnh thu hút du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, xúc tiến du lịch các thị trường trọng điểm.

Thứ tám, chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội; làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 26 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30 của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân. Có giải pháp hỗ trợ kịp thời, ổn định đời sống người lao động; tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ người lao động chuyển đổi nghề bền vững. Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa. Chủ động, sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở đất, bờ sông, bờ biển, ổn định đời sống.

Thứ chín, củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn cả nước. Tập trung trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm mạng, tội phạm ma túy… Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Triển khai chu đáo, thực chất, hiệu quả các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao; khẩn trương xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể và tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hiện thực hóa các thoả thuận, cam kết trên cơ sở kết quả các chuyến thăm, làm việc của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thứ mười, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách; nâng cao hiệu quả công tác dân vận; thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ cơ sở; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nội dung trong bài viết rất quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tiêu đề “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930-3.2.2024), tạo khí thế mới, động lực mới trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tiếp tục giành những thắng lợi mới.

TÙNG QUANG; ảnh: NHẬT BẮC



Nguồn

Cùng chủ đề

Khám phá công thức cháo tôm rau cải cho trẻ ăn dặm

Với vị ngọt tự nhiên từ tôm tươi, kết hợp cùng hương thơm và màu xanh mát của rau cải, món cháo tôm rau cải không chỉ ngon miệng mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vậy mẹ bỉm đã nắm rõ được công...

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN - BAO TRÙM - TĂNG TRƯỞNG ...

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM muốn thành lập ban quản lý dự án giao thông trọng điểm

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM kiến nghị thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm trong quý IV/2024 để ổn định bộ máy và hoạt động từ quý I/2025. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM muốn thành lập ban quản lý dự án giao thông trọng điểmSở Giao thông Vận tải TP.HCM kiến nghị thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao...

Cháo tôm đậu xanh – món ăn dặm giàu dinh dưỡng dành cho trẻ

Cháo tôm đậu xanh là món ăn dặm không chỉ thơm ngon mà còn giúp bé hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ đầy đủ thông tin về món ăn này, từ cách chọn nguyên liệu đến cách chế biến. ...

Quảng Ngãi gỡ vướng cho các dự án trọng điểm chậm tiến độ

Trước thực trạng nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị chậm, lãnh đạo tỉnh này yêu cầu các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, gỡ các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Quảng Ngãi gỡ vướng cho các dự án trọng điểm chậm tiến độTrước thực trạng nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị chậm, lãnh đạo tỉnh này...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

VHO - Ngày 8.11, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường cổ tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh. Theo kế hoạch, công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại 77B Bao Vinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 ngày. Dự kiến, trong giai đoạn 2023 - 2026, sẽ có 7 nhà rường cổ ở Bao Vinh được hỗ trợ...

Truyền thống – Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

VHO - Ngày 7.11 tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. Với những góc nhìn và chia sẻ thú vị, tọa đàm khẳng định những giá trị độc đáo của văn hóa Hà Nội, làm sáng tỏ sự chuyển dịch của dòng chảy văn hóa Hà Nội cùng những yếu tố tác động đến sự chuyển dịch này. Hoạt động lao động...

Hoa hậu Kim Hồng bồi hồi nhớ lại lần gặp ông. Trump

VHO - Hôm nay 6.11 (theo giờ. Việt Nam), lại một lần nữa ông. Donald Trump chiến thắng, trở thành. Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 vào đầu năm tới.Theo Hoa hậu Kim Hồng, biết tin ông Donald Trump đã đắc cử Tổng thống Mỹ, chị rất phấn khởi và mong muốn một dịp nào lại được diện kiến Tổng thống Donald Trump. "Là một công dân Việt Nam tôi mong muốn tình hữu nghị Việt - Mỹ ngày...

Chiêm ngưỡng những di sản vô giá qua những thước phim điện ảnh

VHO - Trong khuôn khổ LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), sáng 7.11 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Hà Nội), Viện Phim Việt Nam khai mạc triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” . Triển lãm giới thiệu hình ảnh các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận, gồm các Di sản văn hóa vật thể, Di...

Hải Phòng quảng bá Cát Bà trên CNN

VHO - Ngày 5.11.2024, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã bắt đầu thực hiện truyền thông quốc tế, phát clip giới thiệu về Cát Bà trên CNN – kênh truyền hình cáp nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ khán giả trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hơn 200 đài phát thanh và truyền hình trên toàn cầu... Thực hiện Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 19.7.2024 của UBND Thành phố...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: ‘Quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô trong thời gian gần’

Chắc chắn quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô la trong thời gian không xa, chứ không nằm trong quy mô gần 500 tỉ đô như hiện nay. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN Đầu giờ chiều 11-11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phần giải trình nhóm chất vấn về lĩnh vực ngân hàng. "Quy mô kinh tế sẽ tăng 3-4 lần...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. Chủ tịch nước đánh giá cao việc hai nước, hai đảng chia sẻ nhiều...

Cùng chuyên mục

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung chất vấn ‘đúng’ và ‘trúng’, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Chiều ngày 12/11, phát biểu kết thúc phiên chất vấn...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện. ...

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I : 2021-2025 tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan.Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Kinh tế toàn cầu thiệt hại 2.000 tỷ USD do thời tiết cực đoan

(ĐCSVN) – Báo cáo mới đây của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ qua. ...

Mới nhất

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm...

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu...

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. ...

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Mới nhất