Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSẽ có nhiều rào cản nếu nhà giáo phải có giấy chứng...

Sẽ có nhiều rào cản nếu nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp

Theo TS. Vũ Thu Hương, các thầy cô giáo thay vì dành tâm huyết cho học sinh sẽ phải mất thời gian tìm cách đáp ứng yêu cầu của giấy chứng nhận nghề nghiệp.

giáo dục
TS. Vũ Thu Hương cho rằng, giáo viên sẽ có thêm nhiều áp lực nếu quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trong quá trình lắng nghe ý kiến đóng góp, phản biện để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, dự kiến, nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp. Giấy chứng nhận này được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp miễn phí và có giá trị sử dụng trong toàn quốc. Báo Thế giới và Việt Nam có cuộc trao đổi với TS. Vũ Thu Hương về vấn đề này.

Nhiều ý kiến cho rằng, giấy chứng nhận nghề nghiệp không cần thiết, gây lãng phí, phiền phức. Quan điểm của bà về vấn đề này?

Theo Luật Giáo dục, mỗi giáo viên muốn tham gia giảng dạy phải có bằng cấp liên quan. Nếu các nhân sự tốt nghiệp ngành nghề khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mới có thể tham gia giảng dạy. Như vậy, mỗi nhân sự tham gia giảng dạy đều đã phải tuân theo những quy định nghiêm túc về bằng cấp.

Khi muốn tiến tới làm việc thực chất, tránh tình trạng hình thức thì việc xuất hiện thêm các giấy chứng nhận sẽ không những đi ngược lại mục tiêu chung mà còn gây thêm rất nhiều khó khăn cho giáo viên.

Về việc cấp giấy chứng nhận, sẽ xuất hiện các lớp học, các trung tâm mở ra để đáp ứng những điều kiện của giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, chắc chắn sẽ có thêm nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận này của các cơ quan giáo dục được Nhà nước cho phép cấp.

Với giáo viên, các thầy cô giáo thay vì dành tâm huyết cho học sinh thì phải mất thời gian tìm cách đáp ứng yêu cầu của giấy chứng nhận. Đó có thể là các lớp học để đạt các chứng chỉ yêu cầu, có thể là các kỳ thi, có thể còn thêm các bằng cấp tiếng Anh, vi tính này khác liên quan. Rõ ràng, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn, các cơ quan cũng có nhiều việc hơn phải làm nếu giấy chứng nhận này xuất hiện.

Nếu giấy chứng nhận sau này có đưa vào Luật giáo dục, không cẩn thận thì việc đặt ra giấy phép hành nghề giáo viên này sẽ làm cho giáo dục rối loạn và nảy sinh thêm nhiều vấn đề mới?

Đây là hậu quả đương nhiên sẽ xuất hiện khi đưa ra một tờ giấy chứng nhận. Chúng ta có thể nhìn thấy trình độ giáo viên không để lại hậu quả mà đạo đức nhà giáo cũng như chương trình với sự thay đổi liên tục, thiếu nhất quán mới là vấn đề lớn.

Những chuyện tiêu cực như xuất hiện các đơn vị cấp giấy phi pháp hoặc các đơn vị luyện thi… có thể sẽ xảy ra. Đó là chưa kể tình trạng giáo viên bỏ lớp đi học luyện để lấy giấy chứng nhận chắc chắn sẽ xảy ra, thậm chí phổ biến. Học sinh sẽ bị bỏ rơi khi giáo viên phải lo giấy chứng nhận của mình chứ không được quan tâm hơn.

Chưa kể, với giáo viên, ngoài trình độ nhận thức và giảng dạy, họ cần có trái tim yêu thương, khả năng nắm bắt tâm lý học sinh và cả thời gian và tâm trí dành cho học sinh. Chẳng có giấy chứng nhận nào có thể chứng nhận được điều này. Giấy chứng nhận có thể không phát huy được bất kể giá trị gì mà còn là vật cản trở cho những giá trị nhân bản kể trên không xuất hiện nổi khi người giáo viên bị chất thêm một gánh nặng nữa lên vai.

Bà đề xuất giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới?

Như tôi đã đề cập nhiều với báo chí rằng, giáo viên chỉ cần thời gian và tình yêu thương là có thể phát huy mọi năng lực để hỗ trợ trẻ phát triển. Đong đếm điều này bằng các thước đo định lượng sẽ vô cùng khó khăn. Vì thế, để nhận diện chính xác nhà giáo tâm huyết và giỏi nghề, hãy đến gặp thẳng những người học trò của họ.

Với thanh tra các phòng, sở và đặc biệt là thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu họ dành thời gian đột xuất đến gặp các học sinh, kiểm tra sơ bộ, họ sẽ biết mọi điều về người giáo viên chăm sóc và giáo dục các em. Họ sẽ lập tức nhận diện được những người giáo viên giỏi và tâm huyết hay những “thợ dạy”. Công việc đơn giản đó sẽ có thể thay thế cho hàng loạt các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, các giấy chứng nhận và các kỳ sát hạch khác nhau hiện vẫn phát triển sâu rộng trên khắp ngành Giáo dục.

Vậy theo bà, hiện nay giáo viên đang phải đối mặt với những lực cản nào?

Lực cản lớn nhất của giáo viên là thời gian dành cho học sinh bị chiếm dụng bởi những phần hoạt động phi giảng dạy. Nhiệm vụ của nhà giáo là hỗ trợ học sinh tiên bộ. Các trường học trên thế giới đều rất chú trọng hỗ trợ để giáo viên có nhiều thời gian và sự quan tâm cho học sinh. Nhưng ở nước ta, giáo viên có quá nhiều nhiệm vụ phi giảng dạy.

Các cuộc thi của giáo viên, các lớp tập huấn nâng hạng, các hoạt động giành thành tích cho nhà trường… lấy mất của nhà giáo rất nhiều thời gian. Họ dốc sức cho thành tích, đến khi kết thúc các hoạt động này, năng lượng dành cho học sinh chẳng còn mấy. Đó là chưa kể lúc còn lo chuẩn bị với các hoạt động này, giáo viên gần như bỏ bê học sinh. Họ chỉ cố gắng dạy cho hết bài chứ không còn tâm trí đâu dành cho học sinh. Với các áp lực này, các hành vi bất ổn ảnh hưởng đến học sinh xảy ra không hề hiếm.

Vấn đề lúc này cần tạo môi trường thế nào để giáo viên phát triển và cập nhật được với xu hướng của thời đại?

Thêm một giấy chứng nhận, người thầy sẽ có thêm vô khối áp lực. Khi đó, họ sẽ chỉ tập trung cho chứng nhận thợ dạy chứ khó có thể trở thành một người thầy tâm huyết. Vấn đề lúc này cần tạo môi trường thế nào để giáo viên phát triển và cập…

Dù ở thời đại nào thì nghề giáo vẫn là nghề của mối quan hệ giữa người với người. Và tâm lý cũng như mối quan tâm của giáo viên luôn gây ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. Nếu kéo mối quan tâm của nhà giáo về nơi khác với học sinh, chính chúng ta đang ép họ phải lơ là học sinh và nhiệm vụ của họ.

Giúp nhà giáo cân bằng được cảm xúc, làm chủ được cảm xúc khi đứng trên bục giảng quan trọng thế nào, theo bà?

Nhà giáo cần cảm nhận được trọng trách và mối quan tâm lớn nhất của họ là học sinh. Khi họ được đặt ở vị trí trọng tâm trong sự tiến bộ và trưởng thành của trẻ, tự mỗi nhà giáo sẽ biết mình cần làm gì. Để đạt được việc này, điều quan trọng là chúng ta cần để thời gian của nhà giáo vào phạm vi bất khả xâm phạm. Họ cũng cần được giải tỏa các áp lực, các nhiệm vụ phi giảng dạy. Họ chỉ cần thực hiện trách nhiệm hỗ trợ học sinh. Mọi đánh giá dành cho họ nên soi từ chính sự tiến bộ và niềm tin học sinh dành cho họ. Nếu xây dựng được môi trường như vậy, nhà giáo sẽ thực sự sống trong điều kiện lý tưởng và hỗ trợ học sinh tốt nhất.

Xin cảm ơn TS!

Trao đổi với báo chí, TS. Vũ Minh Đức, Cục trưởng cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đang lấy ý kiến tham vấn từ các cơ quan chuyên môn, chuyên gia, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục… để xây dựng dự án Luật Nhà giáo. Trong nhiều nội dung được đưa ra bàn thảo, lấy ý kiến có quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp.

Ông Vũ Minh Đức nhấn mạnh, giấy chứng nhận nghề nghiệp thể hiện năng lực của đội ngũ nhà giáo. Đồng thời sẽ thay thế cho hai giấy tờ quan trọng: Quyết định công nhận hết thời gian tập sự của giáo viên và giấy chứng nhận hoàn thành bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.





Nguồn

Cùng chủ đề

Năm học 2024-2025, cả nước tăng gần 9.500 lớp và nhóm lớp

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2024-2025, bậc mầm non tăng 2.327 nhóm lớp, bậc phổ thông tăng 7.150 lớp. Điều này khiến tình trạng thiếu giáo viên sẽ tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết năm học 2024-2025, theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, do số học sinh tiếp tục tăng dẫn đến số...

‘Đặt hàng’ đào tạo giáo viên: Địa phương đặt ‘nhỏ giọt’, thậm chí nợ tiền trường

Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022. Theo đại diện Bộ GD-ĐT, sau 3 năm thực hiện Nghị định đã đạt được một số kết quả như: Số thí sinh quan tâm tới các ngành đào tạo giáo viên tăng lên; Tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển,...

Hà Nội triển khai học bạ số ở tất cả các trường phổ thông từ năm học 2024-2025

Từ kết quả thí điểm đối với cấp tiểu học, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã phát động việc triển khai học bạ số tại tất cả các trường phổ thông từ năm học 2024-2025.

Một hiệu trưởng ở Bạc Liêu bị đề nghị xử lý vì để giáo viên đánh bài trong trường

Ngày 12/8, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc...

6 địa phương miễn, giảm học phí năm học 2024

Mới đây, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành nghị quyết về quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024 - 2025, có hiệu lực từ ngày 1/8. Theo đó, tỉnh này sẽ giảm 50% học phí cho học sinh các cấp so với năm ngoái. Học phí được thu theo số tháng thực học, nhưng không quá 9 tháng/năm học.Cụ thể, vùng thành thị gồm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng tăng vùn vụt, BRICS mạnh tay gom hàng bất chấp giá kỷ lục, nhu cầu chắc chắn chỉ tăng không giảm

Giá vàng hôm nay 14/8/2024: Giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước bất ngờ tăng mạnh, đặc biệt với vàng nhẫn 9999 tăng tới 1,5 triệu đồng/lượng. Trong bối cảnh địa chính trị bất ổn và bất định, nhiều nền kinh tế mạnh tay gom vàng, giới trong ngành dự đoán kim loại quý sẽ sớm vượt mốc 2.500 USD/ounce.

Kỷ niệm Ngày thành lập ASEAN tại Colombo, Sri Lanka

Đại sứ Trịnh Thị Tâm khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tung chương trình thị thực hấp dẫn, Malaysia có thực sự thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc?

Nền kinh tế Malaysia được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn từ chương trình thị thực cư trú dài hạn với nhiều ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc. Tuy nhiên, kỳ vọng này có thực sự trở thành hiện thực hay chỉ là phỏng đoán?

Biên giới Nga “nóng ran”, Iran khuyên 3 nước châu Âu đứng lên “một lần và mãi mãi”, Israel đột kích Dải Gaza

Tình hình căng thẳng ở vùng biên giới Nga do cuộc tấn công của Ukraine vào tỉnh Kursk, căng thẳng Iran-Israel với những nguy cơ lớn về xung đột Trung Đông, Sudan... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. Tình hình ở tỉnh Kursk của Nga đang rất căng thẳng, khi Ukraine chiếm quyền kiểm soát 28 điểm dân cư. (Nguồn:...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội...

Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

Bài đọc nhiều

Trách nhiệm thanh niên thời đại số

Thanh niên là lực lượng lao động dồi dào, sáng tạo và năng động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Khi nào thí sinh có giấy báo trúng tuyển đại học năm 2024?

Chuẩn bị công bố điểm chuẩn trúng tuyểnTừ 8h đến 17h hôm nay (12/8), Bộ GDĐT tiến hành rà soát cơ sở dữ liệu trên hệ thống trước khi thực hiện quy trình lọc ảo vào ngày 13/8.Việc...

Cập nhật lịch công bố điểm chuẩn đại học 2024 của hàng chục trường

Lịch công bố điểm chuẩn đại học 2024Tính đến thời điểm ngày 12/8, hàng chục trường đại học đã thông báo về thời gian công bố điểm chuẩn đại học 2024 dự kiến, chi tiết như sau:TrườngNgày dự kiếnHọc viện Tài chính17/8 - 18/8Học viện Công...

Cùng chuyên mục

Nhiều chuyển biến trong giáo dục và đào tạo ở Sơn La

Trở lại thời điểm trước năm học học 2019-2020, sau những lùm xùm về thi cử, nhiều đề án, giải pháp trong việc đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã có nhiều thay đổi, triển khai mạnh mẽ và thiết thực. Trong đó, ngành đã chủ động và tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục; đề ra các...

Đóng góp ý kiến chất lượng vào định hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Minh Dung)  ...

Băn khoăn cách thức thu hút học sinh thành tích cao

Việc đưa ra những chính sách khuyến khích thu hút học sinh giỏi, học sinh thành tích cao hiện vẫn là vấn đề bàn cãi khi có sự cạnh tranh không nhỏ giữa các địa phương cũng như...

Ông Vương Tấn Việt chưa có bằng tốt nghiệp cấp ba: Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Trước thông tin Sở GD&ĐT TP HCM vừa có văn bản báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ, trong đó nêu rõ ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989, đại diện Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết đã nắm được thông...

Nghi vấn về giá trị bằng cấp ba của ông Vương Tấn Việt là có căn cứ

Dư luận đang xôn xao nghi vấn về việc ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) sử dụng bằng tốt nghiệp cấp ba giả.Liên quan tới nghi vấn này, Bộ GDĐT cho biết, dư luận đang...

Mới nhất

Giá vàng miếng SJC tại thị trường tự do rớt mạnh, người mua đi bán lại ‘nháo nhào’

Hôm nay, một diễn biến lạ trên thị trường vàng đó là giá bán vàng miếng SJC tại ngân hàng tăng thêm 1,5 triệu đồng/lượng, nhưng giá vàng miếng SJC trên thị trường tự do liên tục rớt giá. Những ngày trước,...

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng có Phó giám đốc mới

Công bố Quyết định số 1814-QĐ/TU, ngày 9.8.2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chỉ định ông Phạm Ngọc Huệ - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Mỹ Xuyên nhiệm kỳ 2020 -...

Kỷ niệm Ngày thành lập ASEAN tại Colombo, Sri Lanka

Đại sứ Trịnh Thị Tâm khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Các chương trình MTQG đã tác động tích cực đến đời sống của người dân Mù Cang Chải

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh kiểm tra thực hiện các Chương trình MTQG tại tỉnh Lào Cai Nguồn: https://baodantoc.vn/cac-chuong-trinh-mtqg-da-tac-dong-tich-cuc-den-doi-song-cua-nguoi-dan-mu-cang-chai-1723548912254.htm

Mỳ Quảng được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-BVHTTDL công bố đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đối với “Tri thức dân gian mỳ Quảng tỉnh Quảng Nam.” Mỳ Quảng được chế biến từ gạo xay, tráng thành...

Mới nhất