Trang chủDestinationsBình DươngToàn văn Tuyên bố chung Vientiane của Hội nghị Ủy hội sông...

Toàn văn Tuyên bố chung Vientiane của Hội nghị Ủy hội sông Mekong


Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton cùng đại diện các nước đối tác, đối thoại chụp ảnh chung

Ngày 5/4 tại thủ đô Vientiane, Lào đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4.

Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đã tham dự hội nghị.

Cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính, tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ các nước Lào, Campuchia và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước Thái Lan; lãnh đạo và đại diện các đối tác đối thoại, đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ chức xã hội và cộng đồng.

Kết thúc hội nghị, các bên đã ra Tuyên bố chung Vientiane, trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung này:

Lời mở đầu

Chúng tôi, những người đứng đầu Chính phủ của Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhóm họp tại Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) và:

Nhắc lại Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững của Lưu vực sông Mekong ký kết năm 1995 (gọi tắt là Hiệp định Mekong 1995) và việc thành lập Ủy hội sông Mekong quốc tế của đại diện các Chính phủ Hạ lưu sông Mekong, với tầm nhìn toàn lưu vực và dựa trên lịch sử hợp tác Mekong từ năm 1957 cùng với sự thành lập của Ủy ban Điều phối Nghiên cứu khảo sát Hạ lưu vực sông Mekong.

Ghi nhận các hành động và cam kết ưu tiên từ các hội nghị cấp cao trước đây của MRC và tính xác đáng của những nội dung này đối với các quốc gia thành viên MRC, kể từ Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất tổ chức vào năm 2010 tại Hua Hin, Thái Lan, với chủ đề “Đáp ứng nhu cầu, duy trì cân bằng: Hướng tới phát triển bền vững,” Hội nghị Cấp cao lần thứ hai tổ chức vào năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, với chủ đề “An ninh nguồn nước, lương thực và năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu” và Hội nghị Cấp cao lần thứ ba tổ chức năm 2018 tại Siem Reap, Campuchia, với chủ đề “Tăng cường các nỗ lực chung và mở rộng quan hệ đối tác nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững trên Lưu vực sông Mekong;”

Nhận thức được tầm quan trọng của những đóng góp của Lưu vực sông Mekong đối với các lĩnh vực liên quan đến nước trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Chương trình Khung Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai 2015-2030, Chương trình nghị sự ASEAN về hội nhập, kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển trong Cộng đồng ASEAN và nhu cầu phục hồi mạnh mẽ sau COVID-19 trong bối cảnh các thách thức quốc tế và khu vực đang thay đổi và ngày càng phức tạp, từ đó tiếp tục khẳng định giá trị của hợp tác đa phương;

Nhận thức được tính cấp bách ngày một lớn từ những thách thức, rủi ro và cơ hội mà các quốc gia Hạ Lưu vực sông Mekong hiện nay và trong tương lai phải đối mặt do tác động của các hoạt động phát triển cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, do đó việc quản lý tài nguyên nước tối ưu nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho lưu vực sông Mekong là vô cùng quan trọng để đạt được sự ổn định về môi trường và kinh tế-xã hội cho các cộng đồng sống trong lưu vực, nhưng cũng cần phải tìm ra những ý tưởng mới và phương thức hợp tác sáng tạo để xử lý một cách thỏa đáng các rủi ro và đánh đổi ngày càng tăng liên quan đến phát triển và quản lý lưu vực;

Ghi nhận rằng các cơ hội đảm bảo an ninh nguồn nước, lương thực và năng lượng cho tất cả các quốc gia Mekong có thể gia tăng thông qua hợp tác khu vực cùng với các nỗ lực phối hợp của tất cả các nước;

Nhấn mạnh tầm quan trọng của một tổ chức lưu vực sông dựa trên hiệp ước, mạnh mẽ, bền vững về tài chính trước tình hình thể chế tổ chức vẫn đang tiếp tục thay đổi trong lưu vực sông Mekong để quản lý hiệu quả tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên liên quan;

Hoan nghênh sự tham gia nhiều hơn nữa của tất cả các quốc gia ven sông trong quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mekong dựa trên tinh thần hữu nghị và hợp tác;

Trân trọng sự tham gia và cam kết hợp tác của các đối tác đối thoại, đối tác phát triển và các đối tác khác của ủy hội;

Tiếp tục khẳng định cam kết chính trị cao nhất của chúng tôi đối với việc thực hiện hiệu quả Hiệp định Mekong 1995 và vai trò của ủy hội như là một cơ quan ngoại giao và hợp tác về tài nguyên nước hàng đầu trong khu vực và là một trung tâm tri thức trong tăng cường thực hiện các chiến lược, thủ tục, hướng dẫn kỹ thuật cũng như chia sẻ dữ liệu và thông tin trên toàn lưu vực, qua đó thúc đẩy hợp tác hòa bình và cùng có lợi để đạt được tầm nhìn chung về một Lưu vực sông Mekong thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, lành mạnh về môi trường và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thành tựu kể từ Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ ba

Với tư cách là những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên ủy hội, chúng tôi:

Ghi nhận những thành tựu và sự phát triển quan trọng của ủy hội trong những năm gần đây, bao gồm việc không ngừng đóng góp cho hợp tác hòa bình, cùng có lợi và phát triển bền vững ở khu vực Mekong thông qua đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia thành viên và với các đối tác, đặc biệt là:

Việc tăng cường tạo lập và chia sẻ kiến thức đã hỗ trợ hiệu quả hơn quá trình xây dựng kế hoạch và ra quyết định như đã được thể hiện trong Báo cáo Hiện trạng lưu vực năm 2018, cũng như trong các nghiên cứu và đánh giá kỹ thuật bao gồm nghiên cứu chung với Trung Quốc, Myanmar, Viện Quản lý Nước quốc tế, Liên hợp quốc và các đối tác khác;

Hướng dẫn của vùng đối với các quy hoạch quốc gia để phát triển lưu vực, quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan một cách bền vững hơn, thông qua Chiến lược Phát triển lưu vực giai đoạn 2021-2030, hoàn thiện và triển khai bước đầu các chiến lược ngành về thủy điện bền vững, quản lý môi trường và quản lý hạn hán, hướng dẫn cập nhật về thiết kế đập dòng chính và hướng dẫn đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới;

Tăng cường quan hệ đối tác quan trọng, trong đó bao gồm quan hệ với các đối tác đối thoại, đối tác phát triển của ủy hội và các cơ chế hợp tác vùng khác, bao gồm ASEAN, Hợp tác Mekong-Lan Thương, Quan hệ đối tác Mekong-Mỹ, hợp tác Mekong-Nhật Bản, hợp tác Mekong-Hàn Quốc, và các bên liên quan khác với những thỏa thuận cụ thể; cải thiện quy trình tham vấn và tiếp cận công chúng, các diễn đàn và đối thoại vùng; tăng cường chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa các quốc gia thành viên, của Trung Quốc; và tăng cường các hoạt động chung;

Chuyển hướng sang chủ động xác định các giải pháp đầu tư trong khu vực và chủ động ứng phó với các thách thức của lưu vực, bao gồm phối hợp trong phát triển thủy điện, thủy lợi, giao thông thủy và các hoạt động phát triển tài nguyên nước bền vững khác, phối hợp trong quản lý các công trình khai thác sử dụng nước và cải thiện việc thực hiện các thủ tục của ủy hội để giải quyết các tác động xuyên biên giới và các vấn đề liên quan đến vận hành công trình;

Hỗ trợ giảm tác động bất lợi đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương do lũ lụt và hạn hán thông qua thiết lập hệ thống dự báo lũ lụt và hạn hán chính xác hơn với các công cụ hiện đại, cùng với sự hợp tác trong cảnh báo sớm và chuẩn bị sẵn sàng cho ứng phó với thảm họa thông qua quản lý tổng hợp về lũ lụt và hạn hán;

Tăng cường hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch và ra quyết định của quốc gia thông qua công tác quản lý thông tin và dữ liệu được cải thiện bao gồm xây dựng một Mạng lưới Giám sát sông Mekong bền vững hơn để hỗ trợ giám sát sông ở cấp vùng và cấp quốc gia, các hệ thống mô hình và truyền thông, hệ thống hỗ trợ ra quyết định cấp vùng và cấp quốc gia được thiết kế sát với yêu cầu, sáng tạo và kịp thời, giúp giải quyết các nhu cầu hiện tại và cấp bách; và

Xây dựng một Ủy hội sông Mekong quốc tế do các quốc gia thành viên làm chủ và dẫn dắt, với sự hướng dẫn chặt chẽ của hội đồng và Ủy ban Liên hợp, có Giám đốc điều hành Ban Thư ký và chuyên gia là người của các quốc gia thành viên, với trụ sở chính đặt tại Vientiane và Trung tâm Quản lý Lũ và Hạn vùng đặt tại Phnom Penh, và việc tăng cường đóng góp về tài chính từ tất cả các quốc gia thành viên đã đưa tổ chức đi đúng hướng, tiến tới tự chủ về năng lực và tài chính trong thực hiện các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông vào năm 2030.

Bày tỏ sự đánh giá cao đối với những hỗ trợ không ngừng về kỹ thuật và tài chính của các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân và các đối tác liên quan khác cho ủy hội và các quốc gia thành viên, cũng như sự hợp tác của các đối tác đối thoại của ủy hội và tất cả các bên liên quan để đạt được những thành tựu này;

Ghi nhận rằng những thành tựu này đã đặt nền tảng mới và tiến bộ hơn để ủy hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và chức năng chủ chốt của một tổ chức lưu vực sông thông qua: (i) hỗ trợ phát triển tối ưu và bền vững, đồng thời tăng cường an ninh nguồn nước trong khu vực và xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, (ii) hỗ trợ xây dựng quy hoạch quốc gia từ tầm nhìn toàn lưu vực và sự điều phối các hoạt động của lưu vực, (iii) cung cấp thông tin liên tục và minh bạch về tình trạng lưu vực hiện tại và trong tương lai gần nhằm hỗ trợ cải thiện công tác cảnh báo sớm, (iv) tăng cường quyền sở hữu và năng lực của quốc gia để thực hiện các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông, và (v) tiếp tục phát triển thể chế tổ chức của ủy hội để đạt được mức độ hợp tác khu vực cao hơn trong giải quyết các thách thức của lưu vực.

Các cơ hội và thách thức trong khu vực

Với tư cách là những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên ủy hội, chúng tôi tiếp tục:

Ghi nhận các cơ hội đáng kể cho sự phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến nước, bao gồm thủy điện, thủy lợi, giao thông thủy và các lĩnh vực khác, và việc đảm bảo an ninh nguồn nước để bảo vệ cộng đồng khỏi các rủi ro liên quan đến nước, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán, cần phải đưa vào xem xét trong các lĩnh vực đầu tư khác và cũng cần được coi như là một cơ hội phát triển;

Công nhận rằng mặc dù việc phát triển và sử dụng nguồn nước của sông Mekong đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có thể gây ra những tác động bất lợi đến môi trường lưu vực và các cộng đồng dễ bị tổn thương, bao gồm các tác động xuyên biên giới cần phải phối hợp giải quyết, đặc biệt khi mà các tác động trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, chẳng hạn như lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng, xói lở và bồi lắng lòng bờ sông, ảnh hưởng của sự dao động bất thường về mực nước và lưu lượng ở một số nơi trong lưu vực, và sự suy thoái các giá trị môi trường và suy giảm nguồn lợi thuỷ sản do dòng sông bị chia cắt; và

Khẳng định rằng để giải quyết các thách thức của lưu vực vốn ngày càng trở nên phức tạp, chúng ta cần cả các giải pháp quản lý lẫn phát triển để đảm bảo tính bền vững về tài nguyên môi trường, cần xác định các giải pháp đầu tư khác nhau và xem xét thỏa đáng mối liên kết giữa các ngành sử dụng nước, bổ sung quản lý vận hành, bao gồm quản lý vận hành liên hồ chứa xuyên biên giới, đặc biệt là việc chia sẻ số liệu vận hành kịp thời và thường xuyên từ các công trình khai thác sử dụng nước, xác định các dự án đầu tư chung góp phần đảm bảo an ninh nước, lương thực và năng lượng.

Các lĩnh vực hành động ưu tiên

Chúng tôi kêu gọi ủy hội, tất cả các đối tác và các bên liên quan phối hợp tìm ra các giải pháp sáng tạo để ứng phó với những thách thức này, đồng thời nắm bắt các cơ hội và tăng cường hợp tác vì một Lưu vực sông Mekong bền vững và đảm bảo an ninh nguồn nước, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc cởi mở, minh bạch, toàn diện, cùng có lợi, bình đẳng, tham vấn, phối hợp, hợp tác, tôn trọng chủ quyền, với trọng tâm là:

Dựa trên một quy hoạch phát triển lưu vực chủ động và thích ứng, xác định các dự án đầu tư chung và dự án quốc gia có ý nghĩa cho toàn lưu vực, và các hoạt động hỗ trợ có liên quan nhằm tăng cường tương trợ và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ở cấp lưu vực và quốc gia, và đưa ra các giải pháp ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu, bao gồm các giải pháp công trình, các giải pháp thích nghi thuận tự nhiên, các giới hạn môi trường, quản lý phù sa bùn cát, hỗ trợ triển khai các quy hoạch ngành khác chẳng hạn như sản xuất năng lượng tái tạo, kết nối và nâng cấp mạng lưới truyền tải điện của khu vực, phát triển thị trường và các hoạt động thương mại về năng lượng, và các trung tâm vận tải đa phương tiện;

Hỗ trợ các quốc gia trong trợ giúp các cộng đồng thích ứng với các biến động của dòng sông thông qua việc đảm bảo một hệ thống thông tin liên lạc thông suốt nhằm thông báo kịp thời và hiệu quả các biến động bất thường, các vấn đề về chất lượng nước, lũ lụt và hạn hán và các trường hợp khẩn cấp khác liên quan tới nước, đồng thời hướng tới tăng cường chia sẻ dữ liệu vận hành các công trình khai thác sử dụng nước một cách kịp thời và thường xuyên để giúp cho chuẩn bị và ứng phó tốt hơn;

Hỗ trợ việc ra quyết định về phát triển và vận hành thông qua tăng cường sử dụng công nghệ trong thực hiện tất cả các chức năng quản lý lưu vực sông từ công tác theo dõi, giám sát và quản lý vận hành công trình tới công tác đánh giá và lập kế hoạch, chiến lược dài hạn;

Đảm bảo rằng các hoạt động tham vấn được thực hiện hiệu quả hơn thông qua một diễn đàn của các bên liên quan toàn lưu vực do ủy hội và các đối tác đối thoại phối hợp tổ chức, tăng cường và đổi mới các hoạt động chung với các diễn đàn hợp tác vùng khác, các đối tác phát triển, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, và các bên có liên quan khác;

Tăng cường quản lý toàn lưu vực trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ủy hội thông qua đổi mới về chính sách, công nghệ và cơ chế hợp tác, đối tác với các khung hợp tác vùng khác có liên quan;

Duy trì và tìm kiếm nguồn tài chính mới để hỗ trợ các nỗ lực nêu trên bao gồm các nguồn từ nhà nước và tư nhân, và các cơ chế hỗ trợ tài chính toàn cầu; và

Đảm bảo rằng ủy hội đang trong quá trình chuyển đổi bền vững để tự chủ vào năm 2030, thông qua việc không ngừng phát triển tổ chức nhằm tăng cường năng lực của ủy hội và các cơ quan, bộ, ngành có liên quan của quốc gia để triển khai thực hiện chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông, bao gồm việc thu thập và quan trắc các số liệu liên quan về nước do các nhóm chuyên gia chung của lưu vực thực hiện, xây dựng một Mạng lưới Giám sát sông Mekong hiệu quả về mặt tài chính, tăng cường việc triển khai các thủ tục của ủy hội và các cơ chế có liên quan, phương thức làm việc, và áp dụng các hướng dẫn và chiến lược của vùng.

Hướng tiếp theo

Chúng tôi khẳng định lại cam kết cùng nỗ lực tăng cường hơn nữa vai trò của ủy hội nhằm đảm bảo an ninh nước, lương thực và năng lượng, và sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của Lưu vực sông Mekong.

Chúng tôi hoan nghênh sự thay đổi mang tính chiến lược về quy hoạch lưu vực chủ động và thích ứng, phối hợp trong quản lý vận hành các công trình, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia trong lưu vực, các đối tác và các bên có liên quan tiếp tục hợp tác với ủy hội để duy trì thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995 và các thủ tục liên quan, và để hỗ trợ việc triển khai Chiến lược Phát triển lưu vực giai đoạn 2021-2030 phù hợp với Tuyên bố chung này và phù hợp với “Tinh thần Mekong.”

Chúng tôi giao nhiệm vụ cho ủy hội điều phối và giám sát việc thực hiện Tuyên bố chung này.

Chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tổ chức Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4, và chúng tôi mong đợi Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 5 sẽ được tổ chức vào năm 2026 tại Vương quốc Thái Lan.

Thông qua tại Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, vào ngày 5 tháng 4 năm 2023 bằng tiếng Anh./.

Theo TTXVN



Source link

Cùng chủ đề

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều...

Rời Da LAB, trưởng nhóm Cào giờ ra sao?

(Dân trí) - Trưởng nhóm Cào thông báo rời Da LAB hồi cuối tháng 9, khiến nhiều khán giả tiếc nuối. Mới đây, cựu trưởng nhóm Da LAB - MPaKK (Cào) - ra mắt MV Em à em ơi, kết hợp cùng JGKiD (Thơm). Đây là ca khúc được Cào và Thơm sáng tác và thực hiện từ những ngày chưa có ý định rời nhóm.Từ đoạn hát ngắn của Thơm ban đầu, cả hai đã cùng hoàn thiện ca...

Chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam tụt hạng

Việt Nam đứng thứ 63 trong 116 quốc gia được khảo sát chỉ số thông thạo tiếng Anh, giảm 5 bậc so với năm 2023 từ 58 xuống 63. Hôm nay (13/11) Tổ chức giáo dục Education First chính thức công bố Chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2024 (English Proficiency Index 2024 - EPI 2024). Chỉ số EPI năm 2024 được phân tích từ kết quả kiểm tra của 2,1 triệu người không phải người bản ngữ...

Ngân hàng “chạy đua” hút tiền gửi

(ĐCSVN) - Khi lãi suất tiết kiệm nhích tăng vào cuối năm, các ngân hàng tăng tốc huy động vốn, thu hút dòng tiền nhàn rỗi của người dân. Với nền kinh tế còn nhiều biến động và các kênh đầu tư khác chưa ổn định, gửi tiết kiệm trở thành phương án an toàn mà nhiều người lựa chọn, đồng thời hỗ trợ ngân hàng đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng...

Đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Chile lên những tầm cao mới

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường cho biết trong các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Chile, hai bên đã nhất trí về các nguyên tắc và phương hướng hợp tác lớn để đưa quan hệ Đối tác toàn diện lên tầm cao mới, sâu rộng, hiệu quả và thực chất hơn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Phú Giáo: Hơn 200 thí sinh tham dự hội thi “Dân vận khéo”

(BDO) Ngày 16-8, UBND huyện Phú Giáo tổ chức hội thi “Dân vận khéo” khối chính quyền huyện năm 2023. Có hơn 200 thí sinh của 15 đội đến từ các ban, ngành, xã, thị trấn trong huyện tham gia, với 3 nội dung thi: Trắc nghiệm, giới thiệu - tiểu phẩm, thuyết trình.  Lãnh đạo huyện Phú Giáo tặng hoa cho các thành viên Ban giám khảo hội thi Hội thi diễn ra trong 2 ngày 16, 17-8. Kết...

Phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng: Cần sự chung tay của địa phương, nhà trường và mỗi gia đình

Trong những tuần gần đây, số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là sắp tới học sinh quay lại trường học trùng với chu kỳ dịch bệnh phát triển hàng năm nên dễ bùng phát thành dịch. Trong khi đó, chủng vi rút EV71 gây bệnh TCM đang lưu hành trên địa bàn tỉnh có động lực mạnh, dễ làm các ca bệnh chuyển nặng và...

Diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân: Nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến Đề án 06

(BDO) Sáng 15-8, Ban Dân vận Thành ủy Thuận An phối hợp Công an (CA) TP.Thuận An tổ chức diễn đàn “CA lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023. Tham dự diễn đàn có đại diện gần 200 hộ dân trên địa bàn thành phố. Sau khi nghe đại diện CA TP.Thuận An báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2023, nhân dân đã bày tỏ vui mừng với những kết quả đạt được, nhất...

Bế mạc Giải bóng đá Nam công nhân viên chức lao động tỉnh

(BDO) Ngày 13-8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã tổ chức các trận đấu bán kết, chung kết và bế mạc Giải bóng đá Nam công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Bình Dương năm 2023.  LĐLĐ tỉnh tổ chức trao thưởng cho các tập thể, cá nhân Sau 3 tuần tranh tài sôi nổi, hào hứng của 15 đội bóng đến từ LĐLĐ 9 huyện, thị, thành phố và Công đoàn ngành, giải đã khép lại với...

Đức loại trừ khả năng cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (thứ 2, trái) trong chuyến thăm các binh sỹ tại căn cứ huấn luyện ở Altengrabow, gần Moeckern, miền Đông nước Đức, ngày 26/1/2023. Ngày 3/8, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius một lần nữa bác bỏ khả năng cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine. Phát biểu trong chuyến thăm một lữ đoàn bộ binh ở bang Bavaria, Bộ trưởng Pistorius nhấn mạnh việc cung cấp tên lửa tầm...

Bài đọc nhiều

TP.HCM: Sốt xuất huyết gia tăng, xuất hiện nhiều ca bệnh nặng

Đoàn kiểm tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra một điểm nguy cơ trên địa bàn huyện Nhà Bè. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm tháng 3 đến tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn. Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam: Sốt xuất huyết gia tăng, xuất hiện nhiều ca bệnh...

Nâng cao hiệu quả hải quan điện tử

Là điểm sáng của ngành hải quan trong công tác cải cách, hiện đại hóa hoạt động, năm 2023, Cục HQBD tiếp tục duy trì các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) trên địa bàn. Qua đó góp phần nâng cao niềm tin của doanh nghiệp (DN) vào chính sách, pháp luật thuế và công tác quản lý thuế, giúp cơ quan hải quan hoàn thành tốt...

‘Điều dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống y tế cơ sở’

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ngày 11/5, phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5), giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết năm 2023, Hội đồng Điều dưỡng Thế giới đã đưa ra thông điệp hành động: "Điều dưỡng chúng ta-Tương lai của chúng ta." Hưởng ứng thông điệp nêu trên của Hội đồng Điều dưỡng Thế giới, Bộ Y tế tổ...

TP.Thuận An: Phấn đấu hoàn thành các tiêu chí đạt đô thị loại II

(BDO) Sáng 15-6, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thành ủy Thuận An về công tác chuẩn bị sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Công tác nâng cấp, chỉnh trang phát triển đô thị và định hướng phát triển chợ truyền thống Lái Thiêu;...

Tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị

Sáng 14-6, ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp nghe Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Giao thông - Vận tải báo cáo dự thảo sơ kết tình hình thực hiện Chương trình số 20-CTr/TU ngày 31-5-2021 của Tỉnh ủy về tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2020-2025,...

Cùng chuyên mục

Huyện Phú Giáo: Hơn 200 thí sinh tham dự hội thi “Dân vận khéo”

(BDO) Ngày 16-8, UBND huyện Phú Giáo tổ chức hội thi “Dân vận khéo” khối chính quyền huyện năm 2023. Có hơn 200 thí sinh của 15 đội đến từ các ban, ngành, xã, thị trấn trong huyện tham gia, với 3 nội dung thi: Trắc nghiệm, giới thiệu - tiểu phẩm, thuyết trình.  Lãnh đạo huyện Phú Giáo tặng hoa cho các thành viên Ban giám khảo hội thi Hội thi diễn ra trong 2 ngày 16, 17-8. Kết...

Phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng: Cần sự chung tay của địa phương, nhà trường và mỗi gia đình

Trong những tuần gần đây, số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là sắp tới học sinh quay lại trường học trùng với chu kỳ dịch bệnh phát triển hàng năm nên dễ bùng phát thành dịch. Trong khi đó, chủng vi rút EV71 gây bệnh TCM đang lưu hành trên địa bàn tỉnh có động lực mạnh, dễ làm các ca bệnh chuyển nặng và...

Diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân: Nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến Đề án 06

(BDO) Sáng 15-8, Ban Dân vận Thành ủy Thuận An phối hợp Công an (CA) TP.Thuận An tổ chức diễn đàn “CA lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023. Tham dự diễn đàn có đại diện gần 200 hộ dân trên địa bàn thành phố. Sau khi nghe đại diện CA TP.Thuận An báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2023, nhân dân đã bày tỏ vui mừng với những kết quả đạt được, nhất...

Bế mạc Giải bóng đá Nam công nhân viên chức lao động tỉnh

(BDO) Ngày 13-8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã tổ chức các trận đấu bán kết, chung kết và bế mạc Giải bóng đá Nam công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Bình Dương năm 2023.  LĐLĐ tỉnh tổ chức trao thưởng cho các tập thể, cá nhân Sau 3 tuần tranh tài sôi nổi, hào hứng của 15 đội bóng đến từ LĐLĐ 9 huyện, thị, thành phố và Công đoàn ngành, giải đã khép lại với...

Đức loại trừ khả năng cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (thứ 2, trái) trong chuyến thăm các binh sỹ tại căn cứ huấn luyện ở Altengrabow, gần Moeckern, miền Đông nước Đức, ngày 26/1/2023. Ngày 3/8, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius một lần nữa bác bỏ khả năng cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine. Phát biểu trong chuyến thăm một lữ đoàn bộ binh ở bang Bavaria, Bộ trưởng Pistorius nhấn mạnh việc cung cấp tên lửa tầm...

Mới nhất

MediaMart Siêu sale đến 50%, cơ hội săn deal sốc độc quyền

Từ ngày 12/11 đến hết ngày 17/11, MediaMart đồng loạt sale sốc nghìn sản phẩm trong chương trình “Siêu sale giảm to 50%”. Theo đó, tivi sale đậm chỉ từ 9,99 triệu; tủ lạnh sale giảm kịch sàn chỉ từ 5,49 triệu; máy giặt giá quá rẻ chỉ từ 5,59 triệu; gia dụng lên sàn chỉ từ 499.000...

Top 9 cách giảm dung lượng file Word dễ thực hiện nhất

Để chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn, bạn nên giảm dung lượng file Word trước khi gửi. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết cách giảm dung lượng file Word!

Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Ngày 12/11, Vua Philippe của Bỉ quyết định gia hạn nhiệm vụ của nhà đàm phán Bart De Wever, Chủ tịch đảng Liên minh Flanders mới, thêm hai tuần nhằm tạo điều kiện phá vỡ thế bế tắc chính trị hiện nay.

Trao chứng nhận tốt nghiệp cho 22 học viên của Chương trình đào tạo Global Mini MBA – Gelex Group

Sau hơn 2 tháng nỗ lực học tập và rèn luyện, vào ngày 10/11, Chương trình đào tạo Global Mini MBA – Tư duy Quản trị đã chính thức bế giảng, khép lại hành trình học tập đầy ý nghĩa của đội ngũ lãnh đạo và quản lý thuộc Tập đoàn GELEX cùng các Công ty thành viên...

Canifa nhận danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam

(Dân trí) - Công ty cổ phần Canifa được trao tặng danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, ghi dấu sự nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang Việt trên thị trường quốc tế. Theo đại diện công ty, danh hiệu này không chỉ là sự công nhận những giá...

Mới nhất