Trang chủNewsThời sựGS Võ Tòng Xuân: Miền Tây có thể sản xuất 4 vụ...

GS Võ Tòng Xuân: Miền Tây có thể sản xuất 4 vụ lúa một năm


GS Võ Tòng Xuân nêu các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với lợi thế nước ngọt quanh năm có thể làm 4 vụ lúa, song một số chuyên gia cho rằng tăng vụ ẩn chứa rủi ro.

Ý kiến được GS Võ Tòng Xuân (84 tuổi) đưa ra trong bối cảnh giá lúa gạo tăng cao. Lúa tươi (giống OM18) đang được mua với giá 9.200 đồng mỗi kg. Năng suất trung bình 9 tấn một ha, nông dân lãi hơn 40 triệu đồng mỗi ha, gần gấp đôi so với trước. GS Xuân là nhà khoa học hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam, “cha đẻ” của nhiều giống lúa chất lượng cao. Nông dân miền Tây hiện sản xuất một năm 2-3 vụ.

Theo GS Xuân, các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, một phần Kiên GiangLong An với hệ thống thủy lợi dễ dẫn nước ngọt vào đồng ruộng, đều sản xuất được 4 vụ lúa. Khu vực nói trên có khoảng một triệu ha trồng lúa, phần lớn đã làm ba vụ từ nhiều năm. “Với trình độ thâm canh của nông dân hiện nay có thể làm 4 vụ, giúp bà con tăng thu nhập vào các năm giá lúa lập đỉnh như hiện nay”, ông chia sẻ.

Ông cho biết hiện mỗi vụ lúa ở miền Tây thường kéo dài 75 ngày (giống ngắn ngày) hoặc 90 ngày chưa bao gồm thời gian nghỉ giữa vụ để làm đất là 10-15 ngày. Vào mùa lũ (tháng 9-11), nông dân thường cho nước vào đồng để vệ sinh, bồi đắp phù sa, diệt sâu bệnh, cho đất nghỉ ngơi. Nếu làm 4 vụ lúa nông dân phải làm giống ngắn ngày và không xả lũ.





GS Võ Tòng Xuân. Ảnh: Văn Lưu

GS Võ Tòng Xuân. Ảnh: Văn Lưu

GS Xuân lý giải thêm nông dân có thể cấy lúa bằng máy, mạ gieo khi thu hoạch lúa (ở một vị trí khác). Khi lúa được 12-14 ngày, cánh đồng đã làm đất xong sẽ đưa mạ ra cấy. Bằng cách này họ tiết kiệm được gần nửa tháng so với sạ truyền thống, tức 1,5 tháng khi làm 4 vụ. Do đó, chủ ruộng làm 4 vụ lúa bằng giống dài ngày, không xả lũ hoặc giống ngắn ngày, xả lũ hơn một tháng.

Về mặt kỹ thuật, chuyên gia khẳng định hoàn toàn có thể tiến hành nhưng cần đặc biệt lưu ý trong khâu xử lý đất. Bởi nông dân có thói quen vùi rơm rạ xuống đất sau khi thu hoạch, từ đây sinh ra các loại axit hữu cơ. Chất này không loại bỏ hoàn toàn sẽ gây ngộ độc hữu cơ (thối rễ lúa) – rất thường xảy ra khi làm lúa liên vụ.

“Khi làm đất nông dân cần nhiều lần cho nước vào ngâm vài ngày sau đó tháo nước ra để loại bỏ axit hữu cơ”, GS Xuân nói. Ngoài ra, đất cần được cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là phân hữu cơ, vi sinh. Trong đó, hệ vi sinh vật giúp lúa tăng đề kháng, giảm sâu bệnh, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Với đề xuất này, ông Xuân khuyến cáo các địa phương tùy từng vùng, sức khỏe của đất, trình độ nông dân để áp dụng linh hoạt, phù hợp. Việc tăng vụ chỉ nên tiến hành vào những năm thời tiết cực đoan, sản lượng lương thực thế giới nguy cơ thiếu, đẩy giá lúa trong nước tăng cao.





Mạ lúa chuẩn bị đưa ra đồng huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp để máy cấy. Ảnh: Ngọc Tài

Mạ lúa chuẩn bị đưa ra đồng huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp để máy cấy. Ảnh: Ngọc Tài

Tuy vậy một số chuyên gia cho rằng cần cẩn trọng khi khuyến khích làm lúa 4 vụ bởi ẩn chứa nhiều rủi ro. Ông Lê Quốc Điền, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, cho biết nhiều năm trước nông dân một số vùng trong tỉnh làm lúa 4 vụ song hiệu quả không cao so với ba vụ.

“Tăng vụ sẽ khiến nguồn đất bị vắt kiệt sức. Đất là tài nguyên quý giá dùng nhiều đời, cần được gìn giữ sự màu mỡ cho cả thế hệ sau trong bối cảnh phù sa từ thượng nguồn sông Mekong về giảm sâu”, ông Điền chia sẻ. Từ năm 1994, lượng phù sa hàng năm đổ về hạ lưu sông Mekong giảm hơn 300% – từ 160 triệu tấn (1992) còn 47,4 triệu tấn (2020), theo Ủy hội sông Mekong.

Hiện Đồng Tháp xây dựng bản đồ đất từng vùng trong tỉnh để xác định độ màu mỡ, dinh dưỡng trong đất từ đó làm cơ sở để khuyến cáo nông dân bón phân, chăm sóc đất hợp lý.

“Về nguyên tắc khi lấy khỏi đất một kg lúa cần bù lại đúng lượng hữu cơ đã lấy đi cùng dinh dưỡng cần thiết, nếu không đất sẽ cằn cỗi, bạc màu”, ông Điền nói và cho biết cần tập huấn, tuyên truyền để nông dân thực hành đúng, bảo vệ sức khỏe của đất, là vấn đề mấu chốt trước khi quyết định tăng vụ lúa.

Ngoài ra, theo Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, khi triển khai 4 vụ lúa một năm, tức rút ngắn thời gian cách ly giữa các vụ, khiến sâu bệnh duy trì vòng đời, khó diệt trừ.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), cho biết nông dân trong HTX đang áp dụng cấy lúa bằng máy với nhiều ưu điểm như giảm chi phí làm đất, diệt cỏ, diệt ốc bưu vàng, rút ngắn thời gian sản xuất…. Song giá thuê máy cấy lúa tương đối cao, 4-5 triệu đồng một ha (mạ do bên máy cung cấp), cao gấp nhiều lần sạ truyền thống.

“Vì vậy nếu áp dụng máy cấy, lợi nhuận của nông dân sẽ giảm trong năng suất, giá cả lúc làm 4 vụ chưa chắc đã như ý muốn”, ông Hùng nói.





Nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) thu hoạch lúa. Ảnh: Nguyệt Nhi

Nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) thu hoạch lúa. Ảnh: Nguyệt Nhi

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đồng tính cần cẩn trọng khi làm lúa 4 vụ. Theo bà, trồng lúa nhiều vụ sẽ làm tổn hao đất, tài nguyên nước song chất lượng và năng suất giảm, chưa hẳn đã mang lại lợi nhuận cao hơn. “Khi chuyển đổi sang mô hình lúa – tôm, lúa – hoa màu lợi nhuận cải thiện hẳn so với hai vụ, ba vụ lúa, lại tốt cho môi trường, sức khỏe của đất”, bà Lan cho biết.

Theo bà Lan, trong bối cảnh thiếu lương thực vì thời tiết cực đoan như hiện nay, nhiều quốc gia đẩy mạnh sản lượng sẽ ảnh hưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do vậy thay vì chạy theo sản lượng, nhà nước đầu tư nâng cao chất lượng như đề án một triệu ha lúa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai mới là bền vững, lâu dài. Ngành nông nghiệp cần khuyến khích nông dân tận dụng phụ phẩm như rơm rạ cũng giúp tăng thêm 30% thu nhập mỗi vụ.

Năm 2023, cả nước gieo trồng khoảng 7,1 triệu ha, sản lượng trên 43 triệu tấn lúa (khoảng hơn 21 triệu tấn gạo). Trong đó, lúa phân bổ nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 30 triệu tấn (khoảng 15 triệu tấn gạo), còn xuất khẩu 13 triệu tấn. Diện tích trồng lúa ở miền Tây chiếm 54% cả nước, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu.

Số liệu từ Hải quan, năm vừa qua nước ta xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục – 8,13 triệu tấn, trị giá 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và 35,3% so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam là nước sản xuất gạo lớn thứ 5 thế giới và là nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới (tính theo sản lượng). Dù ảnh hưởng El Nino, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng cao.

Ngọc Tài




Source link

Cùng chủ đề

Tạp chí Ngân hàng tổ chức hội thảo giải pháp thúc đẩy ‘Tam nông’ phát triển bền vững

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Ngân hàng nhận định, tại Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Tam nông) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định, phát triển kinh...

Người đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển vượt bậc

Nhân dịp Kỷ niệm 10 năm ngày mất của Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn, chiều 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi công bố, giới thiệu cuốn sách “Phó...

Để nghiên cứu khoa học ra đồng ruộng thay vì ‘cất vào ngăn kéo’

TPO - Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất, có một mô hình cởi mở giữa cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp để sớm đưa các công trình nghiên cứu khoa học ra đồng ruộng thay vì “cất vào ngăn kéo”. Ngày 5/10, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) và Báo Nông nghiệp Việt Nam đồng tổ...

Sản xuất lúa giảm phát thải, hướng hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu

CẦN THƠ Sản xuất lúa giảm phát thải, theo hướng hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu và là yêu...

Hải Phòng hỗ trợ người dân phục hồi nuôi trồng thuỷ sản sau bão số 3

Trong bão số 3 vừa qua, gia đình ông Cao Minh Luân, một trong những hộ nuôi trồng thuỷ sản tại Vụng O (thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng) bị bục một phần bè cá, bay mái nhà, nhiều đồ đạc trong nhà bị hư hỏng... ước tính thiệt hại khoảng 300 triệu đồng. Hơn nửa tháng sau bão số 3, gia đình ông mới mua được tôn, thuê được thợ, lợp lại bè...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu Trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến góp ý, Bộ Công Thương xây dựng những...

“Phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong an sinh xã hội”

(Dân trí) - "Chúng tôi đang chuyển dần từ lo an sinh xã hội cho một bộ phận yếu thế sang chủ trương huy động tất cả mọi người tham gia và thụ hưởng chính sách xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ. Chiều 9/10, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Vientiane (Lào), Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi làm...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

TPHCM hỗ trợ 4 tỷ đồng đưa máy bay C-119 về sân bay Tà Cơn

(Dân trí) - Nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử, TPHCM quyết định hỗ trợ Quảng Trị 4 tỷ đồng để đưa máy bay C-119 từ Đồng Nai về trưng bày tại Di tích lịch sử Quốc gia sân bay Tà Cơn. Chiều 8/10, lãnh đạo Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng Quảng Trị thông tin, UBND TPHCM đã quyết định hỗ trợ 4 tỷ đồng để sửa chữa, hồi phục, tháo rã và vận...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

Cùng chuyên mục

Áp thuế đồng loạt cho người mua nhà thứ hai có tác động tiêu cực đến thị trường?

Trước thực trạng nhức nhối của thị trường bất động sản "làm mưa, làm gió" thời gian qua, Bộ Xây dựng đã đề xuất đánh thuế chủ sở hữu nhiều bất động sản để ngăn đầu cơ và giao dịch ngắn hạn. Bên cạnh đó, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) kiến nghị, thắt chặt chính sách tín dụng, đề xuất thuế với người mua nhà thứ hai, mức thuế tăng...

Nhiều thương, bệnh binh được hỗ trợ tối thiểu 2 triệu đồng/tháng

Tại hội nghị, có gần 50 doanh nghiệp, mạnh thường quân đã ký kết, trong đó tham gia hỗ trợ thêm cho các thương binh, bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn, những gương thương binh, bệnh binh...

Hà Nội tăng giá vé xe buýt từ 1/11

UBND TP Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 1/11 tới đây. Cụ thể, giá vé xe buýt cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 lên 10.000 đồng/lượt. Với những tuyến có cự ly từ 25km đến dưới 30km, giá vé tăng từ 8.000 lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 lên 15.000 đồng/lượt;...

3 hòn đảo hoang sơ của Việt Nam khiến du khách mê đắm

Những hòn đảo hoang sơ tại Việt Nam khiến các tín đồ du lịch mê mẩn phải kể đến Côn Đảo, Nam Du... Nam Du Quần đảo Nam Du gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ, là quần đảo xa nhất của tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 120km. Khi đặt chân tới Nam Du, du khách sẽ bị thu hút bởi những bãi cát trắng, làn nước biển trong xanh, thiên nhiên trong lành. Tại Nam Du, có nhiều điểm đến...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức triển lãm Tem quy mô quốc tế

  Tổng công ty Bưu điện Việt Nam lần đầu tiên đăng cai triển lãm có quy mô quốc tế trưng bày 71 bộ sưu tập với mục đích tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nhà sưu tập tem các nước.   Sáng 10/10 tại Hà Nội đã diễn ra Triển lãm Tem năm nước - VIỆT NAM 2024 dưới sự bảo trợ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Liên đoàn Tem chơi Thế...

Mới nhất

Mới nhất

Điểm sáng gạo Việt

Làm giàu từ… xơ mướp