Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững giáo viên bỏ tiền túi nấu cơm cho học sinh ăn...

Những giáo viên bỏ tiền túi nấu cơm cho học sinh ăn để tìm con chữ


Ở huyện miền núi Tu Mơ Rông (Kon Tum), thứ ám ảnh nhất đối với học sinh tìm con chữ có lẽ là đèo dốc. Những con dốc lên xuống nối nhau như răng cưa là rào cản học sinh đến lớp. Để giữ chân học trò, các giáo viên ở Trường tiểu học xã Đăk Hà đã bỏ tiền túi để nấu ăn cho các em.

Giữ chân học sinh bằng bữa cơm "cô nuôi" - Ảnh 1.

Ở huyện miền núi Tu Mơ Rông, thứ ám ảnh học trò nhất có lẽ là đèo dốc

Góp tiền nuôi trò

Buổi sáng, khi học sinh đã vào lớp, bếp ăn của Trường tiểu học xã Đăk Hà lại bắt đầu thắp lửa. Để bữa cơm đúng giờ, một số giáo viên cùng nhân viên cấp dưỡng tất bật sơ chế thức ăn chuẩn bị bữa trưa cho học trò.

Sáng mùa đông, trong cái rét căm căm, cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường tiểu học xã Đăk Hà, xắn tay áo hỗ trợ mọi người cắt rửa rau củ. Cô Vân cho hay, Ty Tu là một trong 3 điểm trường có học sinh khó khăn, nhà các em cách trường khoảng 3-4 km. Học sinh tại đây muốn đến điểm trường đều phải leo qua 5 ngọn đồi.

Giữ chân học sinh bằng bữa cơm "cô nuôi" - Ảnh 2.

Giáo viên tranh thủ tiết trống để sơ chế, nấu ăn cho học sinh

Tất cả 73 học sinh lớp 1 và lớp 2 ở điểm trường Ty Tu không có chế độ bán trú, buổi sáng đi học thì buổi trưa phải về nhà ăn cơm. Trong khi đó, phụ huynh ở trên nương rẫy cả ngày, đến tối mới về nên không thể đưa đón con em đến lớp. Nhà xa quá, các em cũng lười đi học khiến chất lượng giáo dục đi xuống.

“Học sinh không thể nhịn đói buổi trưa để học xuyên chiều. Các em cũng không thể leo đồi hơn 4 km về nhà ăn cơm rồi leo ngược 4 km quay lại trường học tiếp. Trong khi đó, các em không nằm trong diện được hỗ trợ tiền ăn buổi trưa. Đó chính là gốc rễ của vấn đề”, cô Vân nói.

Xem nhanh 20h ngày 19.12: Bộ GD-ĐT vào cuộc vụ học sinh thiếu ăn

Không muốn tương lai các em dừng lại trên những mỏm đồi, các giáo viên bàn nhau đóng góp tiền nấu cơm nuôi học trò. Từ năm 2021, giáo viên trong trường trích tiền túi nấu cơm trưa để các em ăn, nghỉ lại trường. Ít lâu sau, phụ huynh cũng chung tay đóng góp củi và rau củ… Dù vậy, vì kinh phí vẫn còn hạn hẹp nên bữa ăn của các em vẫn chưa được đủ đầy.

Giữ chân học sinh bằng bữa cơm "cô nuôi" - Ảnh 3.

Giáo viên chia khẩu phần ăn cho học sinh tại điểm trường

Không đành lòng nhìn các em ăn uống kham khổ, các giáo viên chia sẻ hình ảnh bữa cơm của các em lên mạng xã hội. Thời gian sau, biết được việc làm ý nghĩa của thầy cô, nhiều nhà hảo tâm từ khắp nơi tìm đến hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm… Từ đó, bữa ăn của các em mới đảm bảo dinh dưỡng hơn.

Lớp học thành nhà ăn

Suốt 3 năm nay, giáo viên nhà trường đều tranh thủ thời gian rảnh để nấu cơm cho học sinh điểm trường thôn Ty Tu. Chẳng ai bảo ai, người nào có tiết trống thì xắn tay vào sơ chế, nấu nướng. Khi cơm chín, thức ăn tươm tất, 2 thầy giáo sẽ nhận nhiệm vụ chở cơm, canh vào điểm trường chia cho trò.

Giữ chân học sinh bằng bữa cơm "cô nuôi" - Ảnh 4.

Lớp học được trưng dụng làm phòng ăn “dã chiến”

Sau tiếng trống trường, các giáo viên cũng xúm lại, mỗi người một tay chia đều khẩu phần ăn cho trò. Điểm trường không có chế độ bán trú thì làm gì có nhà ăn, thế là 3 lớp học được trưng dụng làm phòng ăn “dã chiến”. Các em được xếp thành 2 hàng ngay ngắn. Khi cơm canh đã được dọn ra, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em vào chỗ, ngồi theo thứ tự. Bữa ăn bắt đầu bằng những cái khoanh tay mời cơm của lũ trẻ. 

Nhà A Viên Ngọc (lớp 2A5) ở thôn Ty Tu. Mẹ mất vì căn bệnh ung thư năm 2021, gánh nặng dồn lên đôi vai người cha làm nông. Chật vật lo miếng cơm manh áo cho 4 người con nên cha A Viên Ngọc chẳng có thời gian đưa đón các con đến trường.

Quãng đường đến lớp của anh em A Viên Ngọc đều dựa vào đôi chân nhỏ bé. Thế nhưng có những ngày mưa, chân mỏi… các anh, chị của Ngọc chẳng muốn đến trường. Từ ngày có bữa cơm bán trú, Ngọc và anh, chị của mình không còn vắng học, kể cả hôm mưa.

Giữ chân học sinh bằng bữa cơm "cô nuôi" - Ảnh 5.

Từ ngày ăn cơm ở trường, các em đi học đầy đủ hơn trước

Bữa cơm kết thúc, các học sinh sẽ được giáo viên sắp xếp chỗ ngủ trưa. Khi học trò đã say giấc, 4 giáo viên chủ nhiệm lại cùng nhau rửa chén đũa rồi mới bắt đầu bữa cơm của mình.

Nhiều năm trước, khi bữa ăn bán trú chưa được tổ chức, hầu như chiều nào lớp của cô Y Đá (giáo viên lớp 2A5) cũng vắng. Ba năm nay, trò ăn và nghỉ trưa tại trường nên cô Y Đá bớt vất vả trên hành trình vận động học sinh ra lớp.

Nhà ở làng Kon Ling nên mỗi trưa sau khi lo xong cho trò, cô Y Đá mới về nhà ăn cơm. 3 năm nay, ngày nào cũng vậy, bữa trưa cô lo cho trò còn con cái nhờ bà ngoại và chồng chăm sóc.

“Mình may mắn vì được bà ngoại và chồng thông cảm, chia sẻ công việc nhà. Nhờ vậy mình mới có thời gian chăm lo việc học, miếng ăn, giấc ngủ cho học trò. Nhưng mình nghĩ đơn giản rằng, các em cũng như con cháu trong nhà nên hết lòng yêu thương. Lũ trẻ học tốt thì dù khó khăn như thế nào mình cũng vui và hạnh phúc”, cô Y Đá bộc bạch.

Giữ chân học sinh bằng bữa cơm "cô nuôi" - Ảnh 6.

Sau bữa cơm, giáo viên thay nhau rửa chén đũa cho học sinh

Theo ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND H.Tu Mơ Rông, thời gian qua, mô hình nấu ăn để giữ chân học trò của thầy cô Trường tiểu học Đăk Hà đã giúp học sinh đi học đầy đủ hơn, chế độ dinh dưỡng đảm bảo hơn.

“Các em ở nhà ăn uống bữa đực bữa cái, có em ăn cơm với cá khô không thì cũng không đảm bảo. Khi đến trường, các em được thầy cô chăm lo bữa ăn tốt hơn. Ngoài Trường tiểu học Đăk Hà, một số trường khác trên địa bàn huyện cũng đang triển khai hiệu quả mô hình này. Từ đó, sĩ số học sinh được giữ vững, chất lượng học tập được nâng cao”, ông Mạnh nói.



Source link

Cùng chủ đề

Trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc

Ngày 23/9, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 (năm học 2024-2025) trên toàn quốc. Lễ phát động chương trình được tổ chức tại Trường tiểu học Vạn Bảo (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Đại diện các cơ quan nhấn nút phát động chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho...

Lào Cai: 107 học sinh thôn Làng Nủ trở lại trường sau cơn lũ dữ

107 học sinh thôn Làng Nủ đang được học tập nội trú tại điểm chính của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Phúc Khánh. Nụ cười đã trở lại trên nhưng gương mặt ngây thơ và trong sáng. Vietnamplus.vn Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/lao-cai-107-hoc-sinh-thon-lang-nu-tro-lai-truong-sau-con-lu-du-post977877.vnp

Giáo viên bật khóc đối thoại với Chủ tịch huyện

Ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, UBND huyện vừa tổ chức đối thoại với giáo viên, nhân viên trường mầm non Ánh Dương để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng liên quan đến vụ lùm xùm khay cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả.Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham gia của Ban giám hiệu nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phim kinh dị Việt ăn khách

Gần đây, vài phim kinh dị Việt có doanh thu hơn 100 tỉ đồng khi ra rạp tạo nên cú hích cho dòng phim này. Đây cũng là tín hiệu tích cực đánh dấu bước chuyển của phim kinh dị Việt thời gian tới. Hấp dẫn nhờ khai thác chất liệu dân gian Có thể nói cú hích đầu tiên thời gian gần đây ở dòng phim kinh dị là phim truyền hình Tết ở làng địa ngục chiếu trên nền tảng kỹ thuật...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Các trường được thu tiền học thêm như thế nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, quy định về việc dạy thêm, học thêm đang được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Trong đó, Điều 7 của thông tư này nêu rõ việc thu và quản lý tiền học thêm trong và ngoài nhà trường. Cụ thể, đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, việc thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho...

Quảng Ninh miễn phí 167 tỷ đồng học phí cho học sinh năm học 2024

TPO - HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua Nghị quyết hỗ trợ 100% học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp phổ thông đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngày 23/9, tại kỳ họp thứ 21, kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh khóa 14, nhiệm kỳ 2021-2026 đã...

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á

Ngày 23/9, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức sự kiện "Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí 2024" và "Lễ công bố Tạp chí gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á". Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, các vị đại biểu, các thế hệ nguyên lãnh đạo, thầy cô trong Hội đồng biên tập, cùng đông đảo các cộng tác viên là...

5 nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2024

Danh sách này được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ), dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus. Xếp hạng dựa vào các tiêu chí quan trọng như: Chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với...

VinUni đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện

Về Cơ hội việc làm, chỉ sau 2 tháng kể từ khi có khóa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên, tỉ lệ việc làm và khởi nghiệp của sinh viên VinUni đạt 80% so với yêu cầu của QS là 90% sau 24 tháng. Qua khảo sát việc làm sinh viên, đa số sinh viên đều nhận được công việc tại các...

Mới nhất

Vòng loại U20 châu Á: Việt Nam thắng đậm 5-0 Bhutan

NDO - Trong trận ra quân tại vòng loại U20 châu Á diễn ra tối 23/9, đội tuyển U20 Việt Nam đã có một màn trình diễn thuyết phục khi đánh bại U20 Bhutan với tỷ số áp đảo 5-0. Bảo Long mở tỷ số cho U20 Việt Nam. (Ảnh: SƠN TÙNG) Trận đấu này đánh dấu sự khởi đầu mạnh...

Nước sông Mê Kông đục ngầu cuồn cuộn chảy về đầu nguồn sông Cửu Long, đón lũ đẹp, cá đồng ngon

Người dân ĐBSCL mong ngóng chờ năm nay sẽ có “lũ đẹp”.Điều này khiến lưu lượng lũ thượng nguồn đổ về đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc tiếp tục tăng trong tuần tới.Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam dự báo trong những ngày tới, mực nước các trạm trên dòng chính sông...

Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024

(MPI) - Chiều ngày 22/9/2024 đã diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 với sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chứng kiến Lễ trao văn kiện hợp tác

Trong chương trình tiếp một số chuyên gia, học giả về Việt Nam do Viện Đông Á Weatherhead (Đại học Columbia) tổ chức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chứng kiến các Lễ trao văn kiện hợp tác. Trong chương trình dự Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, sáng...

Thủ tướng Chính phủ lập 07 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn...

(MPI) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1006/QĐ-TTg thành lập 07 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh vốn đầu tư công hằng năm tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (trường hợp bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ...

Mới nhất