Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐã đến lúc cơ quan quản lý phải vào cuộc

Đã đến lúc cơ quan quản lý phải vào cuộc


VI PHẠM NGÀY CÀNG PHỨC TẠP, TINH VI

Tại hội thảo, TS Dương Tú, ĐH Purdue (Mỹ) đã lên tiếng cảnh báo về thực trạng công bố khoa học bị lũng đoạn bởi một số tổ chức, cá nhân, khiến cho khoa học mất đi vẻ đẹp ban đầu là sáng tạo tri thức mới, khám phá quy luật trong tự nhiên đóng góp phụng sự xã hội, mà trở thành hoạt động chạy đua số lượng và trắc lượng. Ban đầu, số lượng công bố còn ít nên việc đánh giá có thể thực hiện trực tiếp với từng công trình. Về sau số lượng công trình nhiều lên nên việc đánh giá phải dựa vào các chỉ số trung gian như số trích dẫn, chỉ số H, xếp hạng…

Lần đầu tiên Bộ KH-CN phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo khoa học về liêm chính  trong nghiên cứuẢNH: KHÔI NGUYÊN

Lần đầu tiên Bộ KH-CN phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu

Việc đánh giá dựa vào các chỉ số này dễ bị thao túng để trục lợi. Từ việc là công cụ để đánh giá nghiên cứu đã biến thành mục đích khi chạy theo số bài báo, chạy theo chỉ số trích dẫn, chỉ số H… “Từ thuở sơ khai, khoa học dựa trên hai nền tảng cơ bản sự trung thực, niềm tin của những người tiếp nhận kết quả đó. Nhưng đây là hai nền tảng mỏng manh nên dễ bị lạm dụng, dễ bị thao túng. Thành thử những người không trung thực lắm lợi dụng niềm tin cộng đồng khoa học dành cho họ, đã bịa đặt hoặc làm những việc không hay”, TS Dương Tú lo ngại.

TS Dương Tú cũng chia sẻ trải nghiệm cá nhân về thực trạng việc vi phạm liêm chính khoa học (LCKH) ngày càng phức tạp, tinh vi. Đạo văn, bịa số liệu… là những hình thức vi phạm “cổ điển”. Với sự phát triển của công nghệ, các hình thức gian lận mới được sinh sôi như gian lận trích dẫn, hoặc lập những mạng lưới, tạo hệ thống cấu kết với nhau. “Họ thích đăng cái gì cũng được hết. Tôi gọi đó là mạng lưới mafia. Nếu mình không ý thức được sự tồn tại của những mạng lưới như vậy, không ý thức được sự tồn tại của những gian lận, lừa đảo tinh vi như vậy thì mình sẽ không chống được nó, không cải thiện được”, TS Dương Tú cảnh báo.

Theo TS Dương Tú, tác hại của những vi phạm LCKH là không chỉ làm lãng phí tiền thuế của dân, của nhà nước (thông qua tiền tài trợ cho nghiên cứu), mà còn rất tai hại tới đời sống dân sinh nếu các kết quả nghiên cứu được gian lận ấy được làm căn cứ để xây dựng chính sách. Quan trọng nữa là nó ảnh hưởng tới niềm tin của công chúng vào nhà khoa học. Đây là vấn đề của thế giới chứ không chỉ của riêng VN. Càng ngày càng khiến người dân ít tin vào khoa học hơn, người ta tin vào giả khoa học, vào các thuyết âm mưu và những cái không lành mạnh.

Liêm chính nghiên cứu khoa học: Đã đến lúc cơ quan quản lý phải vào cuộc - Ảnh 2.

TS Dương Tú, ĐH Purdue (Mỹ), đã lên tiếng cảnh báo về thực trạng công bố khoa học hiện nay

ĐỪNG ĐỂ NHÀ KHOA HỌC ĐÁNH ĐỔI SỰ TRUNG THỰC VÌ CƠM ÁO

Theo TS Dương Tú, để nhà khoa học hạnh phúc vì nghiên cứu của mình phục vụ khoa học, phục vụ cộng đồng, được nhân dân tin tưởng, được nhà nước và cộng đồng tiếp tục tài trợ thì đánh giá khoa học phải chú trọng vào chất lượng thay vì số lượng. Cần phải có chính sách đánh giá để nhà khoa học thay vì chạy theo số lượng bài báo, chỉ số trích dẫn, chỉ số H, chạy theo xếp hạng… thì quay về với bản chất khoa học. Cần phải làm sao có chính sách để đảm bảo nhà khoa học sống được, để người ta yên tâm, không phải đánh đổi sự trung thực, sự liêm chính của mình để lấy miếng cơm manh áo nhằm duy trì cuộc sống hằng ngày.

GS Phùng Hồ Hải, Viện Toán học VN, cũng cho rằng để giải quyết vấn đề LCKH thì không thể chỉ nói chuyện đạo đức với nhau được mà phải nói bằng luật pháp, và sâu sắc hơn cả vấn đề luật pháp là vấn đề của thể chế và cơ chế. “Tôi muốn nhấn mạnh vào cơ chế. Các hiện tượng vi phạm LCKH là do cơ chế tạo ra. Không phải các nhà khoa học tự nhiên đổ đốn. Cơ chế tạo ra như thế. Cách đây mấy chục năm làm gì có những chuyện vi phạm LCKH như ta đang thấy xảy ra! Vấn đề chính là làm sao đổi mới cơ chế!”, GS Phùng Hồ Hải nói.

Ông Hải phân tích thêm: “Tại sao nhà khoa học lại vi phạm liêm chính. Hoàn cảnh tạo ra, thì bây giờ phải thay đổi hoàn cảnh. Như chống tham nhũng, đầu tiên phải là không cần, không muốn, không dám, không thể tham nhũng. Giờ với khoa học cũng thế, phải tạo cơ chế để làm sao nhà khoa học không cần, không muốn, không dám, không thể gian dối. Mà cái gốc là không cần. Nghĩa là nhà khoa học phải đủ ăn đã”.

CẦN PHẢI CÓ SỰ THAY ĐỔI TRONG ĐÁNH GIÁ NHÀ KHOA HỌC

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, 10 năm trở lại đây, một trong các kết quả nổi bật của hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là số lượng công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế đã gia tăng mạnh mẽ. Cùng với sự gia tăng này, bên cạnh những đóng góp tích cực thì thực tế đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm, giải quyết, trong đó nổi lên các tranh luận về liêm chính trong nghiên cứu khoa học, là lý do để hai bộ tổ chức hội thảo.

Liêm chính nghiên cứu khoa học: Đã đến lúc cơ quan quản lý phải vào cuộc - Ảnh 3.

Các đại biểu tham gia hội thảo về liêm chính trong nghiên cứu khoa học

Mong muốn của ban tổ chức hội thảo là qua các ý kiến của các nhà khoa học để nhận diện được các khó khăn, hạn chế còn tồn tại, và các giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả nhằm tăng cường tính liêm chính trong nghiên cứu khoa học nói chung và công bố khoa học nói riêng, qua đó nâng cao chất lượng thực chất của hoạt động khoa học và công nghệ, GD-ĐT.

Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái, LCKH bắt đầu trở thành mối quan tâm của xã hội. Đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm, phải cùng nhau lắng nghe ý kiến của cộng đồng khoa học và của dư luận xã hội để có cách hành xử hợp lý. Liêm chính là khái niệm “mở”, nên phải có sự cập nhật và hướng dẫn chung để thực hiện. Hai bộ cùng nghiên cứu để thống nhất các quan điểm với các vấn đề cụ thể.

Các cơ quan tham mưu của hai bộ cần khẩn trương nghiên cứu, đề xuất thể thức văn bản, hướng dẫn để các trường ĐH, các viện nghiên cứu, các đơn vị thực hiện. “Đã đến lúc đôn đốc việc kiểm tra thực hiện các quy chế, xây dựng và thực hiện các quy chế về liêm chính nghiên cứu và giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo”, Thứ trưởng Trần Hồng Thái nói.

Thứ trưởng Trần Hồng Thái cũng cho rằng, cần phải có sự thay đổi trong đánh giá nhà khoa học, trong đó cần có tiêu chí đánh giá về sự đóng góp của các đề tài nghiên cứu cho sự phát triển nền kinh tế xã hội nước nhà, thay vì chỉ chú trọng vào công bố quốc tế. Mặt khác, hình thức tài trợ của Quỹ NAFOSTED sẽ cần phải thay đổi để làm sao các lĩnh vực khoa học phát triển đồng đều, tránh việc tiêu cực, cố gắng nâng cao vấn đề liêm chính trong nghiên cứu khoa học.

Nhà nước không chỉ tài trợ cho các công bố quốc tế mà còn cố gắng tài trợ cho các nhà khoa học VN tham gia nhiều hơn nữa những diễn đàn khoa học các ngành thế giới.

“Hai bộ cùng nhau nhận thấy đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc xử lý vấn đề liêm chính trong nghiên cứu khoa học và đào tạo, từng bước cố gắng tạo ra môi trường khoa học công nghệ, giáo dục giảng dạy lành mạnh”, ông Thái nói.

Vi phạm LCKH vì áp lực công bố quốc tế

Một trong 3 người trình bày báo cáo chính tại hội thảo là PGS Trương Việt Anh, Trưởng ban Khoa học Công nghệ, ĐH Bách khoa Hà Nội, về một số kết quả ban đầu của nghiên cứu “Về xây dựng liêm chính học thuật qua một số khảo sát ở cơ sở giáo dục ĐH” mà nhóm nghiên cứu ĐH Bách khoa Hà Nội đã thực hiện.

Theo PGS Trương Việt Anh, kết quả phân tích khảo sát ban đầu cho thấy, những người tham gia khảo sát nhận định hành vi vi phạm liêm chính học thuật phổ biến nhất hiện nay là đưa tên những người không tham gia vào làm tác giả hoặc đồng tác giả công trình nghiên cứu khoa học.

Những hành vi vi phạm có mức độ phổ biến tiếp theo gồm đạo văn/tự đạo văn; làm hộ/làm thuê các công trình khoa học; sử dụng công trình nghiên cứu của cả nhóm cho mục đích cá nhân mà chưa có sự đồng ý của nhóm nghiên cứu; bịa đặt, sử dụng số liệu giả trong nghiên cứu tổng quan, kết quả nghiên cứu.

Nguyên nhân vi phạm chủ yếu được đưa lên hàng đầu là áp lực về số lượng công trình cần được công bố của cá nhân nhà khoa học.



Source link

Cùng chủ đề

Trình Quốc hội xếp lương nhà giáo cao nhất, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Sáng 9.11, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự án luật Nhà giáo, đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu cho nhà giáo. ...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy TSA 2025

ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy TSA 2025 và sẽ mở điểm thi mới ở Lào Cai. ...

Chi tiết lịch thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2025

Trong năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức trong 3 đợt thi, bắt đầu từ ngày 18-19/1. ĐH Bách khoa Hà Nội vừa thông tin về kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025. Theo đó, trong năm tới, kỳ thi dự kiến tổ chức trong 3 đợt, mỗi đợt sẽ có từ 3-4 kíp thi tại 30 điểm thi. Cụ thể, Đợt 1 có ngày thi 18-19/1/2025; ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm ngọt ngào với trang phục tông hồng

Mùa thu đông năm nay, tông hồng trở thành xu hướng mới, mang đến làn gió ấm áp,...

Rộ tin bà Harris gánh nợ 20 triệu USD, ông Trump ‘kêu gọi trả tiền giúp’

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có bài viết châm biếm, kêu gọi người ủng hộ tìm cách hỗ trợ tiền cho chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Triển lãm khoa học của trường Ams thu hút hơn 3.000 người tham gia

Hơn 3.000 người ở Hà Nội đã có mặt tại triển lãm khoa học "Science Tornado 2024" do chính học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức tại trường. ...

Hơn 3.000 người tham gia ngày hội lớn ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’

Sáng nay, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” với sự tham gia của hơn 3.000 học sinh giáo viên... Tại sự kiện, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” thu hút sự tham gia của 47 đơn vị, đại diện 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế.  Cùng với đó là...

Hội LHPN Bình Phước tổ chức diễn đàn cho CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội thi "Rung chuông vàng", sân khấu hóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại trẻ em, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm… là những hoạt động nổi bật tại Diễn đàn giao...

Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

Hải Phòng vinh danh 139 học sinh, sinh viên tiêu biểu năm 2024

Dự lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND các ban, ngành của TP Hải Phòng, các địa phương và đông đảo học sinh,...

Mới nhất

Hơn 3.000 người tham gia ngày hội lớn ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’

Sáng nay, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” với sự tham gia của hơn 3.000 học sinh giáo viên... Tại sự kiện, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” thu hút sự tham...

Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng

Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng | 10/11/2024 ...

Truy tố 3 đối tượng tham gia tổ chức ‘Năng lượng gốc trống đồng Việt Nam’

Ngày 10/11, Công an tỉnh Hải Dương thông tin về tổ chức “Năng lượng gốc trống đồng Việt Nam” gọi tắt là NLG hoặc NLG Energy University. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, ngày 23/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã hoàn thiện bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện...

Gìn giữ “Sắc màu trong hát bội”

(NADS) - Để ghi dấu mốc đáng nhớ ở tuổi 65, đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hướng đến kỷ niệm 50...

Bộ Giao thông đồng ý tăng vốn dự án cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo

Đồng thời thống nhất xây mới cầu Đakrông và đầu tư mới 8km đường trên Quốc lộ 15D tại tỉnh Quảng Trị.Ngày 10/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến cho biết thông tin trên.Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo được đề xuất thực hiện theo phương thức PPP đã hoàn thiện...

Mới nhất