Trang chủChính trịNgoại giao"Cơn ác mộng" tồi tệ nhất đã qua; Chặng đường còn dài...

“Cơn ác mộng” tồi tệ nhất đã qua; Chặng đường còn dài với nhiều chông gai


Tháng 1/2024, một đợt không khí lạnh “quét” qua phần lớn châu Âu và cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ khiến các tàu chở dầu và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) buộc phải chuyển sang các tuyến đường dài hơn. Nhưng giá năng lượng vẫn “hờ hững” trước những thông tin này. Vì sao vậy?

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua,
Khủng hoảng năng lượng dường như không còn là nỗi lo ở châu Âu. Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

Giới chuyên gia nhận thấy, giá năng lượng trụ vững trước loạt biến động của thị trường là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy “cơn ác mộng” tồi tệ khiến giá tăng vọt và đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều năm, đã là quá khứ.

Theo ước tính của Hiệp hội thương mại EuroGas, năm 2023, Liên minh châu Âu (EU) cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu của Nga xuống còn gần 1/3 trong số 155 tỷ m3 mà họ nhập khẩu vào năm 2021. Khối 27 thành viên đã thực hiện được điều đó bằng cách tăng gấp ba lần lượng nhập khẩu LNG của Mỹ.

Didier Holleaux, Chủ tịch EuroGas cho hay: “LNG là một sự cứu trợ cho châu Âu và góp phần ổn định giá khí đốt, điện cho người tiêu dùng trong khu vực, sau một thời gian dài giá cao kỷ lục do nguồn cung của Nga giảm”.

Thực tế mới và thách thức riêng

Hiện tại, châu Âu đang được hưởng lợi từ việc tích lũy trữ lượng khí đốt kỷ lục, sự trợ giúp từ năng lượng tái tạo và một mùa Đông tương đối ôn hòa. Tăng trưởng kinh tế chậm lại góp phần làm hạn chế nhu cầu năng lượng ở các cường quốc công nghiệp lớn như Đức.

Những vấn đề nói trên đủ để củng cố niềm tin của các sàn giao dịch rằng, khu vực này đang có nền tảng ổn định để vượt qua thời gian còn lại của mùa Đông. Giá chuẩn ở châu Âu hiện đang giao dịch dưới 30 Euro/1 megawatt giờ, bằng khoảng 1/10 mức cao nhất năm 2022.

Tuy nhiên, sau khi vượt qua được cuộc khủng hoảng, châu Âu bước vào một thực tế mới, với những thách thức riêng.

Khu vực đang phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và sẽ phải đối mặt với tình trạng không liên tục của việc sản xuất điện đó. Với việc mất khí đốt của Nga, châu Âu cũng phải tìm nơi khác để đáp ứng nhu cầu. Điều đó có nghĩa là khu vực phải tranh giành thị phần LNG với các nơi khác trên thế giới.

Ông Balint Koncz, người đứng đầu bộ phận kinh doanh khí đốt tại MET International (Thụy Sỹ) nhận định: “Nếu chỉ nhìn vào giá cả, có vẻ như cuộc khủng hoảng năng lượng đã kết thúc. Nhưng hiện tại, châu Âu đang phụ thuộc vào các yếu tố toàn cầu – những yếu tố này có thể thay đổi nhanh chóng.

Giá khí đốt có thể tăng trở lại – ngay cả trong mùa Hè này – nếu nguồn cung bị gián đoạn đột ngột hoặc thời tiết không ủng hộ”.

Một rủi ro chính có thể tác động đến châu Âu là tình hình Trung Đông. Các cuộc tấn công vào tàu ở Biển Đỏ – tuyến đường mà Qatar sử dụng để vận chuyển LNG tới châu Âu – có thể khiến nguồn cung bị gián đoạn.

Các tàu chở dầu và khí đốt đang tránh Biển Đỏ, thay vào đó chọn đi vòng phía Nam châu Phi.

Theo dữ liệu từ công ty cung cấp dữ liệu Kpler, mỗi ngày, có khoảng hai đến ba tàu LNG sẽ sử dụng tuyến đường này.

Ông Homayoun Falakshahi, chuyên gia phân tích cấp cao về dầu của Kpler nhận thấy, thị trường năng lượng thế giới về cơ bản không có phản ứng đáng kể với những căng thẳng ở Biển Đỏ. Nhưng tương lai thì chưa chắc chắn.

“Thận trọng”

Dữ liệu mà Bloomberg thu thập được cho thấy, giá gas đã giảm gần 60% vào năm 2023 và giảm thêm 12% từ đầu năm 2024 đến nay. Điều này sẽ giúp giảm hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng.

Kim Fustier, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí châu Âu của HSBC Holdings cho hay, đây là mùa đông thứ hai châu Âu trải qua mà không có khí đốt của Nga.

Ông nói: “Thực tế là hiện đã có tiền lệ. Mùa Đông 2022-2023 diễn ra mà không gặp bất kỳ vấn đề gì”.

Việc châu Âu “trọng dụng” năng lượng tái tạo đồng nghĩa với việc tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng của lục địa này ngày càng giảm. Sự gia tăng các tuabin gió và lắp đặt năng lượng mặt trời đã giúp giảm nhu cầu về nhiên liệu. Song song với đó, sự phục hồi sản xuất hạt nhân của Pháp vào năm 2023 cũng khiến thị trường bớt căng thẳng.

Nhưng hãng tin Bloomberg nhận định: “Còn một chặng đường dài phía trước, với nhiều chông gai”.

Hiện tại, châu Âu vẫn nhận khí đốt của Nga thông qua Ukraine. Sau khi đường ống Dòng chảy phương Bắc của Nga bị hư hại trong một vụ phá hoại vào năm 2022, tuyến đường vận chuyển qua Ukraine vẫn là con đường duy nhất để đưa khí đốt Moscow đến Tây và Trung Âu.

Tuy nhiên, thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có thể được gia hạn. Điều này đồng nghĩa với việc châu lục này có thể nhận được ít khí đốt hơn từ Moscow.

Song song với đó, EU là khách hàng mua LNG lớn nhất thế giới. Khu vực này đã đầu tư hàng tỷ USD vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng lực nhập khẩu, bổ sung thêm sáu bến cảng mới kể từ đầu năm 2022. Các quốc gia trên thế giới cũng đang đầu tư lớn vào LNG nhưng phần lớn công suất mới sẽ không được “tung” ra thị trường cho đến năm 2025.

Năm 2023, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới. Trên thực tế, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhập khẩu nhiều LNG đến mức một số người bắt đầu lo ngại điều đó sẽ làm tăng giá giao ngay tại thị trường châu Âu.

Một phân tích về sự thay đổi nguồn cung của các chuyên gia tại Viện Chính sách công Baker thuộc Đại học Rice (Mỹ) cảnh báo rằng, các nước châu Âu có nguy cơ phụ thuộc quá mức vào một nhà cung cấp LNG – điều mà khu vực đã từng làm với khí đốt Nga trong quá khứ.

Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang trở nên thường xuyên hơn, gây căng thẳng cho hệ thống điện và có thể khiến châu Âu cần nhiều nguồn cung khí đốt hơn bình thường.

Các vấn đề ở hai tuyến LNG quan trọng – Kênh đào Suez và Kênh đào Panama bị hạn hán – đang khiến hành trình nhập khẩu mặt hàng này tới châu Âu thêm dài, làm tăng thêm chi phí vận chuyển.

Ngoài ra, những biến động dữ dội – từ các cuộc đình công LNG ở Australia (năm 2023) đến sự bùng nổ của xung đột Israel-Hamas – khiến giá xăng, giá khí đốt tăng đột biến. Điều này đưa ra lời nhắc nhở rằng, tình hình năng lượng ổn định ở châu Âu vẫn chưa thực sự chắc chắn.

Trước những khó khăn nói trên, dường như, với thị trường năng lượng, “thận trọng” vẫn là từ khóa dành cho châu Âu. Như ông Stefan Rolle, người đứng đầu chính sách năng lượng tại Bộ Năng lượng Đức mới đây khẳng định: “Chúng tôi vẫn rất thận trọng về những gì sắp xảy ra tiếp theo”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Âu đón tin vui về khí đốt, giá giảm “vù vù” trước mùa Đông, có thể quên đường ống từ Nga qua Ukraine

Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có khả năng gia hạn. Trong bối cảnh đó, các công ty từ Hungary và Slovakia sắp ký hợp đồng mua 12-14 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Azerbaijan.

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Kinh tế Đức “vén mây mù”, bước qua suy thoái, khó khăn đang “càn quét” ngành chiếm tới 20% GDP

Mới đây, Cơ quan Thống kê Liên bang (Destatis) cho biết, kinh tế Đức đã tăng trưởng nhẹ 0,2% trong quý III/2024. Thông tin trên khiến các chuyên gia ngạc nhiên do kết quả đảo chiều so với dự báo nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.000 đồng/kg.

Giá vàng “bớt nóng” chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay 4/11/2024 ghi nhận tâm lý trên thị trường thế giới đã bớt lạc quan. Ông Darin Newsom, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com nhấn mạnh: “Bất kể điều gì xảy ra, thị trường tuần này sẽ rất thú vị”.

Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa “phản đòn”, cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek

Ngày 3/11, quân đội Israel đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực Baalbek và Douris ở miền Đông Lebanon, cảnh báo Israel sẽ tấn công các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại đây.

Australia “thở phào” vượt qua lạm phát

Ngày 3/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lạm phát tại nước này đã qua.

“Kỳ phùng địch thủ” Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là "yếu thế trước Trung Quốc" trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Giá vàng “bớt nóng” chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay 4/11/2024 ghi nhận tâm lý trên thị trường thế giới đã bớt lạc quan. Ông Darin Newsom, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com nhấn mạnh: “Bất kể điều gì xảy ra, thị trường tuần này sẽ rất thú vị”.

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD trong các ngành định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần thay thế dầu mỏ tạo dựng “quyền lực mới” cho các nền kinh tế Trung Đông.

Đà tăng giá vàng chưa thể dứt, xu hướng đi lên chắc chắn, ảnh hưởng của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu?

Giá vàng hôm nay 25/10/2024: Giá vàng trong nước duy trì mức kỷ lục, giá vàng nhẫn tiến sát ngưỡng 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử, tăng hơn 25 triệu đồng/lượng so với đầu năm. Giá vàng thế giới tạm quay đầu giảm mạnh, nhưng xu hướng tăng giá còn nguyên, ngưỡng kháng cự tiếp theo rất có thể là 2.850 USD/ounce.

ĐS Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu cử Mỹ trước giờ “G”

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 cực kỳ sít sao, có khả năng mang đến nhiều thay đổi cho xứ sở cờ hoa, trong đó phát triển kinh tế, đời sống người dân là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định kết quả cuối cùng, theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018) chia sẻ với Kinh tế & Đô thị. Bối cảnh...

Cùng chuyên mục

Giá vàng “bớt nóng” chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay 4/11/2024 ghi nhận tâm lý trên thị trường thế giới đã bớt lạc quan. Ông Darin Newsom, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com nhấn mạnh: “Bất kể điều gì xảy ra, thị trường tuần này sẽ rất thú vị”.

Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.000 đồng/kg.

Australia “thở phào” vượt qua lạm phát

Ngày 3/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lạm phát tại nước này đã qua.

Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Desilu Leon kỳ vọng trao đổi thương mại của nước này với 20 nền kinh tế khác trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ vượt 80 tỷ USD trong năm nay.

“Kho tiền” tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett khủng đến cỡ nào?

“Kho tiền” của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway đã vượt mốc 300 tỷ USD trong quý III/2024, khi tỷ phú Warren Buffett tiếp tục bán cổ phiếu và không mua lại.

Mới nhất

Giá cà phê: Mở mắt là thấy giảm

Nối tiếp 'lao dốc' của giá cà phê những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 giá cà phê trong nước tiếp tục giảm. Từ 109.000 đồng/kg, cà phê rớt giá còn khoảng 106.000 đồng/kg. ...

Tiểu thương ‘thiên đường hàng hiệu’ Saigon Square nhốn nháo đóng quầy né quản lý thị trường

Nghe nói cơ quan chức năng kiểm tra, hàng loạt tiểu thương tại Saigon Square (quận 1) nhốn nháo gọi nhau đóng cửa quầy sạp để đối phó. Lực lượng quản lý thị trường nói gì? ...

Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách hàng vay mua nhà cuối năm

Lãi suất cho vay mua nhà được đánh giá đang ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ tăng. Để khắc phục điều này, nhiều doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu khách hàng mua nhà. Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách...

Mới nhất