Vàng nhẫn “vượt bão”
Tuần này, tâm điểm của các thị trường tài chính thuộc về sức mạnh đồng USD. Đồng USD “nóng lên” đã khiến kim loại quý chao đảo. Giá vàng SJC và trong nước đồng loạt suy giảm.
Ở thị trường trong nước, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC, trong phiên cuối tuần, giá vàng SJC được niêm yết ở mức: 73,80 triệu đồng/lượng – 76,80 triệu đồng/lượng, giảm 700.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, tương đương 0,9% so với cuối tuần trước.
Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận – PNJ điều chỉnh giá vàng SJC giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 600.000 đồng/lượng chiều bán ra xuống 74,30 triệu đồng/lượng – 76,90 triệu đồng/lượng.
Tại Tập đoàn Doji, giá vàng SJC được giao dịch ở mức: 74,25 triệu đồng/lượng – 76,75 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 700.000 đồng/lượng chiều bán ra.
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu được trao đổi ở mức: 74,05 triệu đồng/lượng – 76,65 triệu đồng/lượng, giảm 70.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 250.000 đồng/lượng chiều bán ra.
Trong bối cảnh giá vàng SJC giảm tới 700.000 đồng/lượng sau 1 tuần giao dịch, vàng nhẫn tròn trơn lại thành công vượt trội khi tăng mạnh.
Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng rồng Thăng Long (vàng miếng) và vàng nhẫn tròn trơn – vàng rồng Thăng Long đang được niêm yết ở mức: 64,13 triệu đồng/lượng – 65,18 triệu đồng/lượng, tăng 710.000 đồng/lượng chiều mua vào (tương đương 1,12%) và tăng 660.000 đồng/lượng chiều bán ra (tương đương 1,02%).
Tại Công ty PNJ, giá vàng PNJ được giao dịch ở mức: 62,60 triệu đồng/lượng – 63,85 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 350.000 đồng/lượng chiều bán ra.
Có thể thấy vàng nhẫn tròn trơn đang nhận được sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư. Một trong những nguyên nhân chính là giá vàng phi SJC đang thấp hơn nhiều so với vàng SJC. Mức chênh này tại Bảo Tín Minh Châu là 11,47 triệu đồng/lượng, tại Công ty PNJ là 13,05 triệu đồng/lượng.
Mặc dù giá vàng nhẫn tăng mạnh trong tuần nhưng vẫn khiến nhà đầu tư thua lỗ. Khoản lỗ với vàng rồng Thăng Long là 390.000 đồng/lượng, với vàng PNJ là 900.000 đồng/lượng.
Vàng thế giới sụt giảm
Giá vàng thế giới ổn định trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này nhưng vẫn ghi nhận tuần giảm thứ hai trong ba tuần do nhận xét từ các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong suốt tuần đã làm giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sớm.
Giá vàng giao ngay tăng gần 0,3% lên 2.027,98 USD/ounce vào thứ Sáu nhưng đã giảm 1% trong tuần. Hợp đồng tương lai vàng của Mỹ tăng khoảng 0,5% lên 2.030,6 USD.
Chỉ số đô la giảm 0,87% nhưng tăng gần 1% trong tuần. Đồng đô la mạnh hơn khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ ngoại tệ.
Bart Melek, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại TD Securities, cho biết trong tuần qua, các thị trường đã suy đoán về thời điểm cắt giảm lãi suất của Fed, điều này đã khiến giá vàng tăng trở lại sau chuỗi ngày giảm. Tính chung cả tuần, vàng vẫn đi lùi.
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết hôm thứ Sáu rằng Fed cần có thêm dữ liệu lạm phát trước khi đưa ra bất kỳ phán quyết cắt giảm lãi suất nào. Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic hôm thứ Năm cho biết thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất là vào quý 3.
Dựa trên giá tương lai lãi suất 30 ngày, các nhà giao dịch hiện thấy khoảng 53% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3, giảm từ mức 71% vào tuần trước, theo Fed Watch Tool của CME.
Nhà phân tích độc lập Ross Norman cho biết: “Triển vọng giá dài hạn là tích cực đối với vàng”, đồng thời cho biết thêm rằng mức tăng sẽ bị trì hoãn khi thị trường cố gắng xử lý khả năng Mỹ cắt giảm lãi suất cũng như quỹ đạo có thể có của đồng đô la và vàng. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi.
Về mặt vật chất, hoạt động mua vàng ở Ấn Độ diễn ra mờ nhạt trong tuần này do sự điều chỉnh giá trong nước không thu hút được người tiêu dùng.
Giá bạc giao ngay giảm 0,7% xuống 22,58 USD/ounce nhưng giảm khoảng 2,7% trong tuần. Bạch kim giao ngay giảm 1,1% xuống 897,67 USD và palladium tăng 0,8% lên 945,78 USD.