Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcViệt Nam chưa có trường đại học nghiên cứu đúng nghĩa

Việt Nam chưa có trường đại học nghiên cứu đúng nghĩa


Như Thanh Niên đã phản ánh, hiện trạng mạng lưới giáo dục ĐH (GDĐH) hiện nay phát triển chưa đồng đều, số lượng cơ sở ĐH nhiều nhưng nhìn chung là yếu.

Theo Bộ GD-ĐT, một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là đầu tư cho GDĐH không chỉ quá thấp mà còn do chưa có sự phân loại các cơ sở GDĐH giúp định hướng cho đầu tư trọng điểm. Trong hệ thống không có sự thống nhất của các trường về sứ mạng, tính chất, định hướng, về phân tầng, tên gọi, nhiều trường đơn lĩnh vực. Cấu trúc hệ thống GDĐH hiện nay rất phức tạp, với nhiều mô hình đan xen: có ĐH, có trường ĐH; có cơ sở ĐH xuất sắc, cơ sở ĐH trọng điểm, cơ sở ĐH “bình thường”…

Việt Nam chưa có trường đại học nghiên cứu đúng nghĩa- Ảnh 1.

Kinh phí chi cho nghiên cứu khoa học được phân bổ ở các trường ĐH còn thấp

CHƯA ĐẠT DỰA TRÊN THƯỚC ĐO VÀ CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

Xét về cơ chế quản lý, hiện có 2 ĐH quốc gia thuộc thẩm quyền quản lý (về nhân sự và tài chính) của Văn phòng Chính phủ, nhưng về chuyên môn vẫn thuộc phạm vi quản lý của Bộ GD-ĐT. Có 45 trường ĐH và các ĐH vùng trực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GD-ĐT trong lúc các trường ĐH còn lại thì trực thuộc các bộ chủ quản hoặc UBND tỉnh/TP.

Mặc dù có một hệ thống ĐH đa dạng về mô hình, cơ chế quản lý, nhưng hiện nay ở VN chưa có trường ĐH nghiên cứu đúng nghĩa dựa trên các thước đo và chuẩn mực quốc tế. Hoạt động nghiên cứu cũng như ngân sách nghiên cứu của nhà nước vẫn chủ yếu dành cho các viện nghiên cứu độc lập với các trường ĐH. VN cũng chưa có ĐH khoa học ứng dụng theo ý nghĩa và tiêu chuẩn mà thế giới công nhận. Bên cạnh đó có quá nhiều trường ĐH đơn lĩnh vực với quy mô cán bộ và sinh viên ít cũng đang gặp nhiều khó khăn cạnh tranh trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế trong xu thế liên ngành, đa lĩnh vực.

Trong mỗi cơ sở GDĐH, việc đặt tên cũng chưa theo chuẩn mực quốc tế (trong trường có viện, trong viện có trường, trong “university” lại có “university”…). Các tồn tại này do chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn của một trường ĐH chuẩn, chưa có định hướng, quản lý chặt chẽ của nhà nước.

QUY MÔ ĐÀO TẠO THẠC SĨ, TIẾN SĨ QUÁ NHỎ

Trong hơn chục năm qua, quy mô đào tạo trên toàn hệ thống có sự tăng trưởng vượt bậc, nhưng chỉ với bậc ĐH. Năm học 2021 – 2022, cả nước có hơn 2,1 triệu sinh viên ĐH, trong khi con số này năm 2009 là hơn 1,2 triệu. Trong khi đó đào tạo sau ĐH (thạc sĩ, tiến sĩ) trong những năm gần đây lại giảm. Hiện nay, cả nước đang có khoảng 122.000 người học sau ĐH, trong đó gần 11.700 nghiên cứu sinh (học tiến sĩ) và gần 110.000 học viên cao học các ngành khác nhau.

Các con số về đào tạo sau ĐH này, nếu tính tỷ lệ trên dân số thì VN chưa bằng 1/3 so với Malaysia và Thái Lan, chỉ bằng 1/2 so với Singapore và Philippines, xấp xỉ 1/9 lần so với mức trung bình của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

So với tổng quy mô đào tạo của 3 trình độ cấp văn bằng GDĐH (cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ và các văn bằng trình độ tương đương), quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ chiếm tỷ trọng xấp xỉ 5%, ở trình độ tiến sĩ chưa đạt 0,6%. Trong khi các tỷ trọng đó ở Malaysia lần lượt là 10,9% và 7%; Singapore 9,5% và 2,2%; tính bình quân các nước có thu nhập trung bình lần lượt là 10,7% và 1,3%, các nước OECD lần lượt là 22% và 4%.

Theo Bộ GD-ĐT, không chỉ quy mô đào tạo quá nhỏ mà việc đào tạo tiến sĩ hiện rất phân tán, hiệu quả không cao, chưa đáp ứng yêu cầu cân đối và đồng bộ với sự phát triển KT-XH.

Việt Nam chưa có trường đại học nghiên cứu đúng nghĩa- Ảnh 2.

Hiện nay, cả nước đang có khoảng 122.000 người học sau ĐH, trong đó gần 11.700 nghiên cứu sinh (học tiến sĩ) và gần 110.000 học viên cao học các ngành khác nhau

CHI CHO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUÁ THẤP, PHÂN BỔ KHÔNG HỢP LÝ

Đầu tư cho GDĐH quá thấp là vấn đề được cảnh báo từ mấy năm nay. Theo số liệu của Bộ Tài chính, chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho GDĐH năm 2020 dự tính chỉ đạt 0,27% GDP và thực chi chỉ đạt 0,18% GDP (và chỉ chiếm 4,6% NSNN chi cho giáo dục).

Nhưng vấn đề không chỉ là chi ít mà là sự bất hợp lý trong cơ chế chi. Phần nhiều kinh phí chi cho nghiên cứu khoa học (NCKH) được phân bổ cho các doanh nghiệp, và tốc độ tăng chi của nhóm doanh nghiệp cũng nhanh hơn các nhóm khác như tổ chức NCKH và phát triển công nghệ, trường ĐH, học viện. Trong khi nguồn nhân lực chính thực hiện các hoạt động NCKH và phát triển công nghệ tập trung phần lớn tại các cơ sở GDĐH. Cụ thể, các cơ sở GDĐH được nhận khoảng 1.000 – 2.200 tỉ đồng mỗi năm cho các hoạt động NCKH và phát triển công nghệ, trong khi khối doanh nghiệp được đầu tư mỗi năm hơn 23.000 tỉ đồng.

Điển hình với các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ GD-ĐT, kinh phí đạt bình quân 400 tỉ đồng/năm và gần như không thay đổi từ năm 2011 – 2016, một con số rất thấp so với tổng NSNN dành cho khoa học công nghệ (KHCN); mức bình quân chi KHCN trên một giảng viên thấp hơn từ 10 – 30 lần mức bình quân của các trường ĐH trong khu vực Đông Nam Á. Tổng mức kinh phí phân bổ cho các viện hàn lâm, viện/trung tâm nghiên cứu tuy nhiều hơn nhưng chưa hiệu quả do được cấp phát dàn trải cho hơn 600 viện nghiên cứu được quản lý bởi các bộ ngành khác nhau.

Cơ chế cấp phát kinh phí thực hiện nghiên cứu cào bằng dựa vào lịch sử phân bổ, không dựa vào thành tích đầu ra và không trực tiếp phục vụ hoạt động NCKH (phần lớn chi phí dùng để trả lương cho nhân sự). Mức đầu tư thấp, được cấp phát không có hệ thống, không có bộ tiêu chí rõ ràng khiến kinh phí KHCN cuối cùng mà các cơ sở GDĐH nhận được là quá ít, không đủ để thúc đẩy năng lực và thành tích, cũng như chưa phản ánh và đồng nhất với ưu tiên phát triển KHCN của địa phương và cả nước.

Một thể hiện rõ nét về sự bất hợp lý khác là ở việc cơ chế chi không tương quan với nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển. Hiện nay, nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển có trình độ cao tập trung ở các trường ĐH, chiếm 50% tổng lực lượng nghiên cứu và phát triển trong cả nước, trong đó 69% các nhà nghiên cứu có bằng tiến sĩ và thạc sĩ. Tuy vậy, hơn 60% NSNN dành cho nghiên cứu và phát triển được phân bổ cho các viện nghiên cứu nhà nước trong khi các trường ĐH chỉ nhận được khoảng 13%. Do tổng chi tiêu công cho nghiên cứu và phát triển chỉ chiếm khoảng 0,41% GDP, các trường ĐH nhận được chưa đến 0,05% GDP cho các chương trình nghiên cứu.

“Tổng mức kinh phí thực hiện các đề tài/dự án KHCN cho tất cả các trường ĐH còn quá ít, không thể tạo đà bứt phá. Do đó cần có cơ chế phân bổ lại ngân sách KHCN cho cơ sở GDĐH và cần có giải pháp để đạt mức đột phá, trong đó quy hoạch các cơ sở GDĐH giúp xây dựng và triển khai các cơ chế phân bổ chi hợp lý, trọng tâm, trọng điểm, theo cơ cấu lĩnh vực dựa trên hiệu quả hoạt động”, Bộ GD-ĐT đề xuất.

Cần phân loại ĐH để đầu tư trọng điểm

Trong dự thảo quy hoạch mạng lưới GDĐH thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GD-ĐT đặt mục tiêu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó tỷ lệ nghiên cứu sinh tăng bình quân 2% mỗi năm. Kỳ vọng của Bộ GD-ĐT là tới năm 2030 tổng quy mô đào tạo đạt 3 triệu người. Riêng học viên sau ĐH đạt quy mô 250.000 người, trong đó số nghiên cứu sinh tiến sĩ chiếm ít nhất 10%. Giải pháp cho mục tiêu này là chú trọng đầu tư cho các cơ sở GDĐH trọng điểm để tăng quy mô đào tạo sau ĐH gắn kết với phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nhất là đào tạo tiến sĩ ở các cơ sở GDĐH trọng điểm quốc gia và trọng điểm ngành.

Giải pháp về huy động và phân bổ đầu tư là đầu tư chủ yếu từ NSNN cho việc mở rộng, nâng cấp các cơ sở GDĐH trọng điểm quốc gia theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới, trong đó ưu tiên ở mức cao nhất cho các ĐH quốc gia và cho phát triển các lĩnh vực, ngành trọng điểm.

Trong xu hướng tự chủ ĐH và cải cách đầu tư công, nhà nước cần có cơ chế đầu tư hiệu quả và xác định được chiến lược đầu tư từ NSNN. Để làm được điều này, đòi hỏi có sự phân loại các cơ sở GDĐH trong hệ thống làm căn cứ để nhà nước đầu tư trọng điểm.



Source link

Cùng chủ đề

Điểm chuẩn năm 2024 của 10 trường thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội

Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 18.000 chỉ tiêu cho 150 ngành/chương trình đào tạo, tăng hơn 3.000 chỉ tiêu và 7 ngành/chương trình đào tạo so với năm ngoái.Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội giữ ổn định 4 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học; xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024; xét kết quả thi đánh giá năng lực (HSA)...

Va vấp giúp tôi hoàn thiện hơn

Thành thạo năm ngôn ngữ, thủ khoa kép kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM năm 2022, bạn Dương Kiến Khải (lớp 11 chuyên tin Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM) còn có những 'bí mật' ít người biết. Dương Kiến Khải chia sẻ về việc học tập và cuộc sống của mình - Ảnh: CÔNG NHẬT Tôi nhận ra rằng mình cần nỗ lực để trở thành một người hạnh phúc chứ không phải cố gắng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trào lưu uống cà phê ngắm bình minh Đà Nẵng lúc 4 giờ sáng

Từ 4 giờ sáng, nhiều bạn trẻ đã di chuyển đến các quán cà phê trên phố đi bộ Bạch Đằng (TP.Đà Nẵng) để kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông Hàn lúc bình minh. Thời gian gần đây, "trào lưu" dậy sớm đi cà phê, ngắm bình minh bên bờ sông Hàn được giới trẻ tại TP.Đà Nẵng hào hứng trải nghiệm. Để có được vị trí thuận lợi, nhiều người đã phải dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị và nhanh...

Du lịch Việt ‘chạm ngõ’ Hollywood

Du lịch Việt sẽ có cuộc 'chạm ngõ' Hollywood qua chương trình Xúc tiến du lịch - điện ảnh với chủ đề Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới. Giao lưu văn hóa và công nghiệp điện ảnh Với ông Marc E.Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, công nghiệp điện ảnh là một chủ đề quan trọng vì quê ông ở Los Angeles - nơi có "kinh đô điện ảnh" Hollywood hùng mạnh. Tại họp báo...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Xin đừng ‘thả rông’ trẻ cho thế giới ảo

Điện thoại thông minh hiện diện ngày càng nhiều trong đời sống con người, chen vào hầu hết các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy trò. Tiện ích nhiều vô kể nhưng không thể phủ nhận mặt trái của nó đang tác động nhiều chiều đến người trẻ, nhất là học sinh.Nhiều năm đi dạy, không ít lần tôi chứng...

Cùng chuyên mục

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Trưởng ban phụ huynh bật khóc vì chuyện chiếc điều hòa cuối năm học

Mỗi dịp đầu năm học, vai trò của Ban đại diện phụ huynh luôn trở thành chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cha mẹ học sinh và giáo viên. Liệu Ban phụ huynh có thực sự đại diện cho tiếng nói của phụ huynh và làm đúng vai trò, nhiệm vụ của mình? Diễn đàn Vai trò của Ban đại diện phụ huynh trong nhà trường do chuyên mục Giáo dục của VietNamNeti mong...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các...

Mới nhất

Du lịch Việt ‘chạm ngõ’ Hollywood

Du lịch Việt sẽ có cuộc 'chạm ngõ' Hollywood qua chương trình Xúc tiến du lịch - điện ảnh với chủ đề Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới. Giao lưu văn hóa và công nghiệp điện ảnh Với ông Marc E.Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, công nghiệp điện ảnh là một chủ đề quan...

Liệu có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại?

Giá cà phê thế giới rạng sáng ngày 17/9/2024, lúc 4 giờ 20 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là...

Hôm nay áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Dự báo hôm nay (17-9), áp thấp nhiệt đới vượt qua đảo Luzon (Philippines), đi vào Biển Đông và có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 1h sáng 17-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 1h...

Bạo lực chính trị phủ bóng bầu cử Mỹ

Cựu tổng thống Donald Trump, người đang là ứng viên bên Đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử Mỹ đầu tháng 11 tới, vừa thoát khỏi một âm mưu ám sát tại sân golf của ông ở Palm Beach, bang California. Ryan W. Routh, người mà truyền thông Mỹ cho là nghi phạm trong âm mưu ám sát ông Trump,...

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Một số tin tức đáng chú ý: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ; Yêu cầu Bến Tre đảm bảo cung cấp cát cho công trình giao thông trọng điểm... Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng...

Mới nhất