Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếU thượng thận khiến cô gái hạ kali máu, liệt toàn thân

U thượng thận khiến cô gái hạ kali máu, liệt toàn thân


TP HCMChị Nga, 29 tuổi, đột nhiên yếu dần rồi không thể cử động, nằm một chỗ, bác sĩ khám phát hiện khối u nhỏ ở tuyến thượng thận gây hạ kali máu.

Chị Nga được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cấp cứu, bác sĩ truyền kali gấp do nồng độ kali trong máu rất thấp, chỉ 1,8 mmol/l (bình thường 3,5-5,1 mmol/l). Nồng độ aldosterone máu của người bệnh cao 19,5 ng/dL (bình thường dưới 15 ng/dl).

Ngày 17/1, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tuyền, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, cho biết aldosterone được sản xuất chủ yếu tại tuyến thượng thận (tuyến nội tiết nằm ngay bên trên hai quả thận), làm tăng giữ natri và đào thải kali ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi. Nồng độ kali máu sụt giảm mạnh là dấu hiệu của hội chứng cường aldosterone (aldosterone được tiết ra quá nhiều), cảnh báo tổn thương xuất hiện tại tuyến thượng thận.

Chụp cắt lớp vi tính CT 768 lát cắt cho thấy tuyến thượng thận bên trái của chị Nga có khối u lành tính, kích thước 14 mm. BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, xác định đây là nguyên nhân khiến người bệnh hạ kali máu, đột ngột liệt toàn thân, cần được mổ cắt khối u ngay, để lâu có thể ngừng tim do nồng độ kali quá thấp.





Bác sĩ Đạt (trái) phẫu thuật cắt khối u tuyến thượng thận cho chị Nga. Ảnh: Thắng Vũ

Bác sĩ Đạt (trái) phẫu thuật cắt khối u tuyến thượng thận cho chị Nga. Ảnh: Thắng Vũ

Chị Nga được cắt u tuyến thượng thận bằng phương pháp nội soi sau phúc mạc. Bác sĩ Đạt cùng ê kíp tạo ba lỗ nhỏ, đường kính 2 cm, tại hông – bụng trái người bệnh để đưa các dụng cụ mổ nội soi vào trong. Bác sĩ quan sát trên màn hình, bóc tách các tổ chức trong khoang bụng, dùng dao mổ nội soi tiếp cận tuyến thượng thận rồi cắt và lấy khối u ra ngoài. Khối u hình cầu, màu vàng, được lấy ra cùng mô tuyến thượng thận xung quanh.

Hai ngày sau mổ, chỉ số kali máu của chị Nga tăng lên 4,09 mmol/l, nồng độ aldosterone giảm còn 5,32 ng/dl. Chị phục hồi tốt, không đau, tay chân cử động lại bình thường, được xuất viện.

Tuyến thượng thận là cơ quan sản xuất nhiều loại hormone quan trọng, có vai trò điều tiết các hoạt động sống của cơ thể. Sau khi cắt bỏ một phần tuyến này, người bệnh cần được theo dõi nồng độ hormone định kỳ, kịp thời bổ sung nếu thiếu.

Bác sĩ Đạt cho biết u tuyến thượng thận là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh liên quan đến tuyến thượng thận, chiếm 54-75% số trường hợp.

Bệnh có hai dạng là u tuyến thượng thận không tiết hormone và có tiết hormone. Trong đó, u tuyến thượng thận không tiết hormone phổ biến, người bệnh không biểu hiện, thường tình cờ phát hiện khi chụp CT bụng, không cần điều trị, chỉ cần theo dõi nội tiết định kỳ. Khoảng 15% u tuyến thượng thận có tiết hormone giống như chị Nga. Trong đó, trường hợp tăng tiết aldosterone chiếm 1,5-3%, theo bác sĩ Đạt.

Tùy loại hormone tăng tiết mà người bệnh gặp các triệu chứng khác nhau. Như chị Nga, khối u tuyến thượng thận làm tăng tiết quá mức aldosterone, dẫn đến hạ kali máu, gây yếu cơ, tê liệt, tăng huyết áp. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây co quắp tay chân, tiểu nhiều, nhanh khát nước. Nguy hiểm hơn là hạ kali máu mạn tính, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, ngừng tim.

Bác sĩ Đạt đánh giá phẫu thuật cắt khối u là phương án điều trị tốt nhất trong trường hợp u tuyến thượng thận có tăng tiết hormone. Mổ nội soi là lựa chọn với khối u có kích thước dưới 5 cm, nếu lớn hơn, cần phải mổ mở. U tuyến thượng thận thường tự phát, không thể phòng ngừa. Mọi người cần chủ động khám sức khỏe định kỳ 12 tháng một lần để kịp thời phát hiện, điều trị sớm.

Thắng Vũ

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp




Source link

Cùng chủ đề

Uống “nước kiềm” chữa bệnh, nhiều người hôn mê, nguy kịch

Bệnh viện Bạch Mai vừa cảnh báo về việc tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc nguy kịch, khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại “nước kiềm” được truyền bá có khả năng chữa nhiều bệnh. https://www.youtube.com/watch?v=Tanmw5lA1jc Ca bệnh mới nhất là bà P.T.M. (60 tuổi, ở Tân Dân, Sóc Sơn, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng mệt lả, chân tay bủn rủn, nôn mửa nhiều ngày không dứt, nôn ra dịch...

U ác tính lớn bằng một quả thận

TP HCMChị Liên, 45 tuổi, tức ở hông trái, đau bụng, bác sĩ phát hiện u ác tính 10 cm ở tuyến thượng thận trái, kích thước tương đương một quả thận. Chị Liên, Việt kiều Mỹ, có bệnh nền mỡ máu, viêm cột sống dính khớp, từng cắt túi mật, thường về Việt Nam để khám sức khỏe định kỳ. Khoảng nửa năm nay, chị hay đau bụng lúc 3-4h sáng, mất ngủ, bác sĩ chẩn đoán bệnh...

Tưởng ‘phát tướng’ sau kết hôn hóa u tuyến thượng thận

TP HCMChị Dung, 26 tuổi, tăng 10 kg trong ba tháng, tưởng "phát tướng" sau khi kết hôn, bác sĩ chẩn đoán khối u tuyến thượng thận gây hội chứng Cushing. Ngoài tăng cân, bụng của chị Dung tích mỡ, chân teo khó đi lại, rụng tóc, mọc lông ở lưng, da mỏng và rạn dễ bầm tím, mặt đỏ như dị ứng. Nghĩ "phát tướng" sau khi kết hôn, chị áp dụng nhiều cách giảm cân như kiêng...

Hội chứng ‘xương đói’ – VnExpress Sức khỏe

Hội chứng "xương đói" xảy ra khi tình trạng canxi trong máu hạ thấp kéo dài, thường gặp sau phẫu thuật tuyến cận giáp hoặc tuyến giáp. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Hội chứng "xương đói" (Hungry bone syndrome - HBS) có thể gặp ở người bệnh nhiễm độc giáp, ung thư tuyền liệt tuyến...

Tưởng đột quỵ hóa u tuyến thượng thận

TP HCMBà Nguyên, 51 tuổi, thường xuyên tê cứng, co quắp tay chân, khó đi đứng, tưởng đột quỵ, bác sĩ khám phát hiện khối u khoảng 2,5 cm trong tuyến thượng thận. Tay chân bà Nguyên tê cứng, co quắp từ đầu năm đến nay, ba tháng qua càng yếu. Bà sợ đột quỵ, đi khám bác sĩ chẩn đoán huyết áp cao, tăng canxi, hạ kali máu. Sau khi truyền canxi, bà hết co cứng tay chân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

8 triệu chứng bệnh bạch cầu trên da

Ngoài buồn nôn, sốt, nhiễm trùng, bệnh bạch cầu còn có thể gây chảy máu dưới da, phát ban, nấm. Bệnh bạch cầu là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến các tế bào máu và tủy xương. Khi mắc bệnh, các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, hồng cầu và tiểu cầu bị các tế bào ung thư lấn át. Dưới đây là các tình trạng da do bệnh bạch cầu gây ra.Chảy máu dưới daBệnh...

8 loại hạt tốt cho thai phụ ngày Tết

Hạt óc chó, hạt điều, hướng dương chứa nguồn đạm thực vật, chất béo lành mạnh, vitamin tốt cho sức khỏe thai phụ. Cử nhân dinh dưỡng Đỗ Thị Lan, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết các loại hạt giàu axit folic và axit béo như omega-3, omega-6 tốt cho sự phát triển thần kinh của thai nhi. Thai phụ ăn các loại hạt dinh dưỡng giúp cải thiện chỉ số IQ, trí nhớ và...

Hơn 2.000 người dân được khám bệnh miễn phí

Hôm nay, tại Hà Nội, hơn 2.000 người dân trên địa bàn, gồm người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do, đã tham gia khám sàng lọc nhiều bệnh lý. Hôm nay, tại Hà Nội, hơn 2.000 người dân trên địa bàn, gồm người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do, đã tham gia khám sàng lọc nhiều bệnh lý. ...

Cùng chuyên mục

Phát hiện ‘thủ phạm’ khiến mọi người khó giảm cân

Các nhà khoa học phát hiện mô mỡ có khả năng 'ghi nhớ' tình trạng béo phì trong quá khứ của một người và sẽ chống lại các nỗ lực giảm cân của người đó. Theo nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ liên...

Thách thức cho hệ thống y tế trong tương lai

Kháng thuốc đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu và là nguy cơ lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Kháng thuốc đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu và là nguy cơ lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế,...

Người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì mắc whitmore

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore. ...

Thông tuyến ‘thuốc bệnh viện’, lợi đôi đường

Thuốc bảo hiểm y tế dùng ở tuyến dưới, tuyến trên như nhau. Danh mục thuốc bảo hiểm y tế trước đây được phân chia theo hạng bệnh viện, nay bỏ quy định này, ngành y tế còn bổ sung quy định mới về hướng dẫn thanh toán thuốc. ...

Quy định mới về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe

Ngày 17/11/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký ban hành Thông tư số 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe đối với người lái xe và người điều khiển xe máy chuyên dùng. Ngày 17/11/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký ban hành Thông tư số 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe đối với người lái xe và người điều khiển xe...

Mới nhất

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo

NDO - Chính sách tiền lương, phụ cấp và hỗ trợ đối với nhà giáo là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 20/11. Quy định rõ mức...

“Nhà giáo không được nói ngọng, cần có ngôn ngữ trong sáng”

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội nêu thực tế nhiều nhà giáo nói không chuẩn ngôn ngữ, có thể ảnh hưởng đến học sinh mẫu giáo, tiểu học. Nhà giáo không được nói lắp, nói ngọng Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) cho biết, dự luật quy định Nhà nước...

Thách thức cho hệ thống y tế trong tương lai

Kháng thuốc đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu và là nguy cơ lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Kháng thuốc đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn cầu và là nguy cơ lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. ...

Người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì mắc whitmore

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore. ...

Mới nhất