Trang chủChính trịNgoại giaoGia nhập BRICS - tia hy vọng mới của kinh tế Ethiopia?

Gia nhập BRICS – tia hy vọng mới của kinh tế Ethiopia?


Bị bao vây bởi những khó khăn kinh tế, những ngày đầu tiên của Ethiopia với tư cách là thành viên mới của BRICS không mấy dễ dàng.

(Nguồn: DW)
Nền kinh tế thế giới suy yếu, hậu quả của Covid-19 đại dịch, biến đổi khí hậu, chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và xung đột ở Trung Đông đang ảnh hưởng tới Ethiopia. (Nguồn: DW)

Ngay trước thềm Năm mới 2024, tin không vui đã đến với Ethiopia khi chính phủ ở Addis Ababakhi không thể thanh toán khoản lãi 33 triệu USD cho trái phiếu chính phủ quốc tế.

Cuối năm 2023, Bộ Tài chính Ethiopia nói rằng, họ đã nỗ lực đàm phán lại các điều khoản trái phiếu trước thời hạn thanh toán lãi. Tuy nhiên, các bên không đạt được thỏa thuận về việc gia hạn trả lãi suất và chia nhỏ các đợt thanh toán cho khoản nợ trái phiếu 1 tỷ USD của nước này. Khoản nợ dự kiến đáo hạn vào tháng 12/2024.

Hiện tại, quốc gia châu Phi đang trong quá trình đàm phán về một gói viện trợ với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để thúc đẩy tình trạng suy thoái của đất nước.

Nền kinh tế sẽ trở lại đúng hướng?

Tháng 8/2023, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) thông báo đã kết nạp thêm 5 thành viên mới là Ai Cập, Iran, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Ethiopia vào ngày 1/1/2024.

Thời điểm đó, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed vui mừng chia sẻ rằng: “Đây là một thời điểm quan trọng với Ethiopia, các nhà lãnh đạo BRICS đã chấp thuận để chúng tôi gia nhập khối. Ethiopia sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên vì một trật tự thế giới thịnh vượng và toàn diện”.

Việc tham gia BRICS mang đến một tia hy vọng ở Ethiopia. Bộ trưởng Tài chính Ethiopia Ahmed Shide nói với đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN rằng, động thái này là một lợi ích ngoại giao quan trọng đối với đất nước.

Ông khẳng định: “Ethiopia sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác truyền thống. Nhưng đất nước cũng sẽ cải thiện đáng kể quan hệ với các đối tác mới – chẳng hạn như các nước trong BRICS – nơi có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng”.

“Quyết định kết nạp Ethiopia là thành viên mới của BRICS đến thật bất ngờ!” – DW viết.

Trong các dự đoán về những ứng viên tiềm năng gia nhập nhóm, Ethiopia hiếm khi được nhắc tới. Thay vào đó là những cái tên “máu mặt” như Saudi Arabia, UAE, Iran, Argentina, Algeria…

Susanne Stollreiter, người đứng đầu Quỹ Friedrich Ebert (FES) ở thủ đô Addis Ababa cho biết, đất nước có những yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc gia nhập BRICS. Ethiopia rất quan trọng từ quan điểm địa chính trị. Quốc gia này có dân số đông thứ hai châu Phi, vì vậy, nền kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Truyền thông quốc tế cũng đánh giá, kể từ đầu những năm 2000, Ethiopia đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ấn tượng (trung bình trên 10%), đưa nước này trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Nhờ tốc độ tăng trưởng “chưa từng có” và tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng trong khu vực, Ethiopia đã trở thành “gã khổng lồ” mới nổi ở Đông Phi. Nước này đã phát triển mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong khi đó, các công ty Ấn Độ đang tích cực mua đất ở Ethiopia.

Tuy nhiên, trước tiên, theo bà Susanne Stollreiter, đất nước phải giải quyết các vấn đề kinh tế của mình. Ethiopia đang trên bờ vực vỡ nợ, thiếu ngoại tệ và lạm phát tràn lan. Điều này đang gây tổn hại cho người dân.

Nền kinh tế thế giới suy yếu, hậu quả của Covid-19 đại dịch, biến đổi khí hậu, chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và xung đột ở Trung Đông đang ảnh hưởng tới Ethiopia.

Nhà phân tích Stollreiter kỳ vọng, nỗ lực kết nối với thế giới của Ethiopia sẽ đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng bằng cách mở rộng thương mại, thúc đẩy quan hệ với các đối tác thương mại và đầu tư.

Hỗ trợ tài chính từ BRICS

Một trong những ý tưởng sáng lập của BRICS là chống lại sự thống trị của phương Tây trong chính sách tài chính quốc tế. Gần 10 năm trước, họ bắt đầu thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) như một giải pháp thay thế cho các tổ chức quốc tế bap gồm Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF. Khi NDB phát triển, Ethiopia có thể được hưởng lợi từ các hình thức tài trợ mới.

Chuyên gia Lukas Kupfernagel, người đứng đầu văn phòng Ethiopia của Quỹ Konrad Adenauer (KAS) nhận thấy, điều này có thể giúp đất nước châu Phi thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào việc đáp ứng các điều kiện do phương Tây áp đặt để nhận được tín dụng từ IMF và thay đổi hoàn toàn tình hình.

Trong khi đó, ông Seife Tadelle Kidane từ Đại học Nam Phi cũng tin rằng, NDB có khả năng thúc đẩy BRICS tiến lên. Với sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng này, các nước có thể xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng và ổn định.

Nhưng cũng ông cảnh báo: “Không có sự hào phóng như vậy trong chính trị và kinh tế quốc tế. Mọi quốc gia đều đang lo cho chính mình. Ethiopia nên linh hoạt”.





Nguồn

Cùng chủ đề

BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu

Ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Belarus tuyên bố nước này đã chính thức được công nhận là quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị…

Cuộc đối thoại giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với những người tham gia Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, diễn ra ngày 7/11 ở thủ đô Moscow, đã lập kỷ lục về thời lượng của diễn đàn này, kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ.

Tham vọng nâng tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ

Việc Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực mở rộng ảnh hưởng không chỉ tại các nước OTS mà còn là châu Phi cho thấy Trung Á và châu Phi là không gian tiềm năng để Ankara có thể trở thành một thế lực toàn cầu.

Nga “bật mí” điều khiện gia nhập BRICS, không có rào cản với EU hay NATO, nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ

Mới đây, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov thông tin, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) không đưa ra điều kiện cho những quốc gia muốn trở thành thành viên và đối tác của nhóm.

Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Phi USD hóa là chủ đề được bàn luận rộng rãi trong những năm gần đây và thực sự nó đã tiến sang “một giai đoạn mới” cao hơn, chặt chẽ hơn. Hơn thế nữa, BRICS không chỉ nỗ lực phi USD hóa, mà là đang củng cố tiến trình phi phương Tây hóa.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon...

Ngày 12/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính phủ trong nhiệm kỳ 2025-2029.

Đồng USD tăng cao nhất trong 4 tháng, gây áp lực lên giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 13/11, cả dầu Brent và WTI đều “neo” ở mức giá đạt được trong phiên giao dịch trước. Giá dầu gần như đi ngang khi kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11. Đồng USD tăng gây áp lực lên giá dầu.

Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh hoàn thành tốt sứ mệnh, khẳng định vị trí, thương hiệu

Ngày 12/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức gặp mặt nghệ nhân, nghệ sĩ và kỷ niệm 55 năm thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Top 9 cách giảm dung lượng file Word dễ thực hiện nhất

Để chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn, bạn nên giảm dung lượng file Word trước khi gửi. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết cách giảm dung lượng file Word!

Khắc phục nhanh lỗi iPhone không lên màn hình nhanh chóng

Nếu iPhone của bạn không lên màn hình, đừng lo, có nhiều cách đơn giản để khắc phục. hãy thử các giải pháp dưới đây để đưa iPhone hoạt động lại nhanh chóng!

Bài đọc nhiều

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Cùng chuyên mục

Đồng USD tăng cao nhất trong 4 tháng, gây áp lực lên giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 13/11, cả dầu Brent và WTI đều “neo” ở mức giá đạt được trong phiên giao dịch trước. Giá dầu gần như đi ngang khi kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11. Đồng USD tăng gây áp lực lên giá dầu.

Không hài lòng một điều, ông Trump tuyên bố châu Âu phải “trả giá đắt”; có lĩnh vực không thể tách rời

Khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, các chính sách thuế quan mà ông cảnh báo ở thời điểm tranh cử đang khiến thế giới lo ngại. Châu Âu cũng không ngoại lệ.

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam, các địa phương còn lại đi ngang trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Mới nhất

Đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD chính thức được trình Quốc hội

(Dân trí) - Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài hơn 1.540km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67 tỷ USD được Chính phủ trình ra Quốc hội. Dự án phấn đấu khởi công vào năm 2027. Theo chương trình nghị sự, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình của Chính...

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon...

Ngày 12/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính phủ trong nhiệm kỳ 2025-2029.

Tả Lèng mùa vàng: Bức tranh thiên nhiên hòa quyện nét đẹp lao động người Mông

Tả Lèng, một xã thuộc huyện Tam Đường, nổi bật với những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn, uốn lượn như một bức tranh thủy mặc khổng lồ, lưu giữ dấu ấn của thiên nhiên và vẻ đẹp trong lao động của đồng bào Mông.Khung cảnh mùa vàng hùng vĩ và mê hoặcTả Lèng từ lâu là...

Không hạ chuẩn, giáo viên dạy lái xe phải có bằng trung cấp

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, trong đó giữ nguyên tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy thực hành phải có bằng trung cấp. Trong đó, dự thảo Nghị định giữ nguyên quy định hiện hành về tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy...

Mới nhất