Trang chủNewsThời sựTạo "cú huých" mới cho hợp tác thực chất Việt Nam-Romania

Tạo “cú huých” mới cho hợp tác thực chất Việt Nam-Romania


“Chuyến thăm Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ mang lại khí thế mới, tạo thêm động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực…” Đại sứ Đỗ Đức Thành trả lời Báo Thế giới & Việt Nam trước thềm chuyến công tác nước ngoài đầu năm của Thủ tướng.

Tạo 'cú huých' mới cho hợp tác thực chất Việt Nam-Romania
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 20/9/2023 (Nguồn: TTXVN)

Đại sứ có thẻ chia sẻ về ý nghĩa và những nội dung trọng tâm trong chuyến thăm Romania lần này của Thủ tướng?

Nhận lời mời của Thủ tướng Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Romania từ 20-22/1. Chuyến thăm trước hết, nhằm khẳng định mong muốn của Việt Nam tiếp tục củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, được dày công xây dựng và vun đắp từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 3/2/1950.

Với sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu dành cho nhau, những năm qua quan hệ Việt Nam-Romania tiếp tục được thể hiện tại các diễn đàn quốc tế, trong việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) cũng như trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và sơ tán công dân Việt Nam khỏi xung đột tại Ukraina cũng như hỗ trợ cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc, học tập tại Romania…

Chuyến thăm diễn ra vào những ngày đầu năm 2024, là năm hai nước chuẩn bị kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm tới. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ mang lại khí thế mới, tạo động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Đồng thời, chuyến thăm cũng đã và đang tạo ra một không khí vô cùng phấn khởi đối với đối với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Romania mong chờ được đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, người đã có thời gian dài học tập, nghiên cứu và làm việc tại Romania, với những tình cảm gắn bó vô cùng thân thiết.

Đại sứ VN tại Romania Đỗ Đức Thành
Đại sứ Việt Nam tại Romania Đỗ Đức Thành. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Romania)

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ trao đổi với Thủ tướng Ion-Marcel Ciolacu và các lãnh đạo Romania về các biện pháp để tiếp tục phát huy, thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực mới, còn nhiều tiềm năng.

Lãnh đạo hai nước sẽ bàn về các biện pháp tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là trao đổi đoàn cấp cao, triển khai các thỏa thuận đạt được tại khóa họp Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế lần thứ 17 tại Hà Nội hồi tháng 11/2023.

Lãnh đạo hai nước cũng trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư song phương, đặc biệt trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh bổ trợ cho nhau như nông sản – thực phẩm, dược phẩm, sản xuất thiết bị y tế, năng lượng…phối hợp triển khai hiệu quả EVFTA, thúc đẩy EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.

Hai Thủ tướng cũng sẽ trao đổi để tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh, gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên hợp quốc, hợp tác phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, hợp tác tại các diễn đàn đa phương…

Bên cạnh đó, lãnh đạo hai nước cũng bàn thảo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, tư pháp, môi trường, công nghệ thông tin và truyền thông, lao động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam…

Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng Thủ tướng Ion-Marcel Ciolacu khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Romania, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp, chứng kiến lễ ký kết một loạt văn kiện hợp tác, thăm các cơ sở kinh tế, trường học, viện nghiên cứu, gặp gỡ một số bạn bè Romania và cộng đồng người Việt Nam tại sở tại…

Được biết, Romania là một trong 3 nước đầu tiên phê chuẩn cả hai Hiệp định EVFTA và EVIPA, vậy theo Đại sứ, hai bên sẽ khai thác thế mạnh này thế nào để thu hút hơn nữa vốn đầu tư, thúc đẩy giao thương giữa các địa phương và doanh nghiệp hai nước?

Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư của hai nước Việt Nam – Romania đã phát triển rất tốt đẹp, đặc biệt trong thời gian gần đây. Đối với Việt Nam, Romania là đối tác truyền thống tại khu vực Đông Nam Âu và là cửa ngõ thâm nhập vào thị trường các nước EU và Khu vực Tây Balkan.

Romania là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn cả hai hiệp định EVFTA và EVIPA, chìa khóa mở rộng cánh cửa cho thương mại và đầu tư của Việt Nam vào khu vực. Năm 2022, trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, kim ngạch trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Romania tăng hơn 1,6 lần so với 2019, từ 261 triệu lên 425 triệu USD.

Doanh nghiệp hai nước cần được chuẩn bị tốt để tranh thủ các cơ hội do việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình được EVFTA đề ra. Sau khi được toàn bộ các nước EU phê chuẩn, EVIPA sẽ có tác động bổ trợ với EVFTA trong thu hút các nguồn đầu tư để thúc đẩy trao đổi thương mại trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh như nông sản chế biến, hóa chất, dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, các sản phẩm công nghệ thông tin…

Tạo 'cú huých' mới cho hợp tác thực chất Việt Nam-Romania
Đại sứ Đỗ Đức Thành tham dự sự kiện do Ủy ban ASEAN tại Bucharest tổ chức. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Romania)

Với triển vọng Romania sớm trở thành thành viên đầy đủ của khối Schenghen, tiếp cận được thị trường này sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn là EU. Cho đến nay, một tỷ trọng hàng hóa lớn của Việt Nam nhập khẩu vào Romania vẫn phải trung chuyển qua một nước thứ ba, nếu như nhập hàng hóa của Việt Nam trực tiếp qua cảng Constanta của Romabia sẽ có thể rút ngắn lộ trình 6 ngày so với tuyến đường vận tải hàng hóa truyền thống qua các cảng Tây Âu hiện nay.

Cũng như Việt Nam, Romania đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ. Bên cạnh các doanh nghiệp lớn trụ cột, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Romania, chiếm tới 90% tổng số doanh nghiệp. Vì vậy, công tác thông tin, kết nối doanh nghiệp thông qua các các hoạt động hội chợ, triễn lãm, hội thảo, trao đổi đoàn để tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau cũng như tìm hiểu các cơ hội kinh doanh, thương mại, đầu tư và hợp tác có vai trò hết sức quan trọng.

Tăng cường mối quan hệ trực tiếp giữa các địa phương cũng như thúc đẩy việc thành lập một phòng thương mại và công nghiệp song phương Việt Nam – Romania cũng nằm trong số các biện pháp hữu hiệu nhằm thông tin, kết nối doanh nghiệp hai nước.

Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU tại Brussels tháng 12/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng thống Romania Klaus Iohannis, thảo luận các biện pháp cụ thể để mở rộng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, giáo dục đào tạo… Theo Đại sứ, hai bên có thể thúc đẩy hợp tác ra sao trong các lĩnh vực còn nhiều tiềm năng này?

Lĩnh vực kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, cũng như giáo dục đào tạo, phải là những lĩnh vực hợp tác trong tương lai giữa hai nước. Quyết tâm của Việt Nam trong các lĩnh vực này đã rõ ràng. Phía Romania cũng đang thúc đẩy thực hiện các tham vọng về mục tiêu năng lượng tái tạo và phát triển các công nghệ carbon thấp, để đạt được các mục tiêu của Romania về trung hòa carbon, và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Hai bên cần khuyến khích thúc đẩy khả năng hợp tác chuyển giao công nghệ và đầu tư tại mỗi nước trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, năng lượng, nông nghiệp, bảo vệ môi trường. Hai bên có thể xem xét hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực xanh cũng như đầu tư để hiện đại hóa các cơ sở sản xuất hiện có dưới hình thức đầu tư liên doanh.

Hai bên cần thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực điện, góp phần tăng cường an ninh năng lượng ở cấp quốc gia, kết nối truyền tải với các nước láng giềng cũng như vận hành hệ thống điện với tỷ lệ năng lượng tái tạo cao; hợp tác trong các dự án đầu tư mới để tăng cường đóng góp của năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng, bao gồm việc khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo ngoài khơi ở khu vực Biển Đen, các cơ sở lưu trữ điện quy mô lớn và sử dụng hydro để khử cacbon.

Cộng đồng doanh nghiệp hai bên cần đẩy mạnh phối hợp với nhau trong lĩnh vực chế biến dược phẩm, sản xuất thuốc, nông nghiệp, thú y, phát triển các dịch vụ sửa chữa hậu cần kỹ thuật điện và điện tử… phù hợp với xu thế phát triển xanh và tiêu dùng bền vững.

Tạo 'cú huých' mới cho hợp tác thực chất Việt Nam-Romania
Đại sứ quán Việt Nam và Hội người Việt Nam tại Romania kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, ngày 20/8/2023. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Romania)

Lĩnh vực đào tạo là một lĩnh vực cần được ưu tiên hợp tác. Romania có nền giáo dục tiên tiến, có uy tín trên nhiều lĩnh vực. Romania đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 3.000 cán bộ, chuyên gia (trong các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ thông tin, âm nhạc, kiến trúc, xây dựng, địa chất, hóa dầu…).

Nhiều người trong số đó đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển của Việt Nam thời gian qua, và với những tình cảm yêu mến trọn vẹn, thủy chung dành cho đất nước và con người Romania đang là cầu nối quan trọng gắn kết tình hữu nghị giữa hai nước.

Bên cạnh các ngành truyền thống, cần chú trọng tăng cường hợp tác đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ, cơ sở hạ tầng và mạng truyền thông điện tử băng thông rộng, y, dược…

Hai bên cần khai thác hiệu quả Chương trình hợp tác giáo dục giữa hai nước (ký tháng 4/2023), cũng như triệt để khai thác các cơ chế học bổng khác, mang lại nhiều cơ hội hơn cho sinh viên hai nước, thúc đẩy kết nối, giao lưu giáo dục, văn hóa và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa hai nước trong thế hệ trẻ.

Trong hơn bảy thập kỷ qua, quan hệ giữa hai nước được duy trì và có những bước phát triển tích cực, Đại sứ kỳ vọng thế nào về mối quan hệ Việt Nam-Romania trong thời gian tới, đặc biệt sau những xung lực từ chuyền thăm lần này của Thủ tướng Chính phủ?

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng chuyến thăm sẽ tạo một cú huých cho mối quan hệ thực chất giữa hai nước, vì lợi ích của mỗi bên. Hy vọng quan hệ giữa hai nước sẽ sớm bắt lại đà phát triển của những năm trước đó, sau một thời gian hơi “trầm lắng”, do tác động của đại dịch Covid-19, tình hình phức tạp tại khu vực, trên thế giới và khó khăn của nền kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, hai bên sẽ đưa ra cơ chế nhằm duy trì thường xuyên đối thoại chính trị ở các cấp (cấp cao, cấp Nghị viện, tham vấn chính trị, phối hợp trên các diễn đàn quốc tế), giao lưu nhân dân, hợp tác về văn hóa – khoa học – giáo dục, tăng cường trao đổi thương mại – đầu tư, hợp tác về lao động… đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Đó là sự kỳ vọng, niềm tin không chỉ của cá nhân tôi, mà rất nhiều bạn bè Romania yêu mến Việt Nam và bạn bè Việt Nam yêu mến Romania, đặt vào chuyến thăm lần này của Thủ tướng Chính phủ.

Xin bày tỏ niềm tin mạnh mẽ là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, với tình cảm sâu sắc dành cho mối quan hệ Việt Nam-Romania sẽ có một chuyến thăm thành công tốt đẹp, khơi dậy những tiềm năng còn chưa được khai thác.

Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!





Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp ngành điện tử cần tận dụng lợi thế, ‘đón sóng’ FTA

Là ngành có triển vọng khi Việt Nam đón sóng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn nhưng hiện ngành điện tử còn đối diện với nhiều thách thức. Báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng...

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Liên minh châu Âu (EU) hiện bao gồm 27 quốc gia thành viên, dân số khoảng 450 triệu người. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, GDP năm 2021 của EU đạt 17 ngàn tỷ USD chiếm gần 18% tổng GDP toàn cầu, GDP bình quân đầu người đạt trên 38.000 USD. EU là thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn thứ 3 thế giới. Hàng năm EU...

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản

Xuất khẩu thủy sản được được xem là điểm sáng trong bức tranh xuất nhập khẩu của cả nước trong 9 tháng năm 2024. Đóng góp quan trọng vào kết quả xuất khẩu các ngành hàng thời gian qua là việc triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa các cơ hội từ các FTA mà Việt Nam tham gia ký kết, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt...

Sắp diễn ra Tọa đàm “Xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA

Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn, không thể không nói rằng Việt Nam nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trong 8 tháng...

Tọa đàm về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực nông sản

10/10/2024 21:53 Toàn cảnh Hội nghị. (PLVN) - Ngày 09/10, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương Bình Phước tổ chức hội nghị tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có hiệp định EVFTA trong lĩnh vực nông sản (tập trung ngành điều).  Dự Hội nghị có đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Việc các đối tác thương mại tiếp tục gia tăng những biện pháp bảo hộ có thể làm đảo lộn thương mại toàn cầu, gây sức ép lên nền kinh tế có độ mở cao của EU.

Báo Mỹ nhận định về vai trò của con rể ông Trump trong chính quyền mới

Ông Jared Kushner, con rể ông Donald Trump có thể sẽ không nằm trong cơ cấu chính thức của nhà nước, nhưng sẽ đóng vai trò cố vấn bên ngoài.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan

Từ ngày 13-16/11, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dẫn đầu, đã thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan.

Mỹ – Hàn – Nhật tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine tự vệ

Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cực lực lên án việc Nga và Triều Tiên vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), đồng thời kiên quyết ủng hộ Ukraine thực thi quyền tự vệ chính đáng theo Điều 51 của Hiến chương LHQ.

G7 ra tuyên bố chung về Nga, Ukraine, Tổng thống Zelensky khẳng định dốc sức kết thúc xung đột trong năm 2025

Lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhóm họp tại Rome, Italy tái khẳng định cam kết tiếp tục gây sức ép mạnh đối với Nga.

Bài đọc nhiều

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024

Hai nhà lãnh đạo vui mừng trước việc quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới giữa Việt Nam-Nhật Bản được triển khai một cách thực chất, hiệu quả. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024...

Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”

(ĐCSVN) - Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”, văn hóa Mường cũng như văn hóa của các dân tộc trong tỉnh. Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Điện Biên: Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) vừa là nguồn lực, vừa là động lực để giải quyết cơ bản các nhu cầu bức thiết của Nhân dân ở những địa bàn “lõi nghèo” của tỉnh Điện Biên. Với quyết tâm cao nhất, tỉnh Điện Biên đang tăng tốc để thực hiện các dự án thành phần...

Bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng giữ chức Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 điều động, bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký (ngày 15/11/2024). * Ông Võ Văn Hưng sinh năm 1972, quê quán ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh...

Thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết về sắp xếp bộ máy

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII... Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Phó Trưởng ban. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê...

Mới nhất

Hợp tác đầu tư, thương mại Việt

Hợp tác đầu tư, thương mại Việt - Mỹ trong giai đoạn tới còn nhiều dư địa để tăng trưởng, với sự hậu thuẫn lớn từ việc nâng tầm quan hệ hợp tác lên mức cao nhất - Đối tác Chiến lược toàn diện vào tháng 9 năm ngoái. Hợp tác đầu tư, thương mại Việt - Mỹ trong...

BSR ứng phó như thế nào khi biên lợi nhuận ngành lọc dầu thu hẹp?

Chiến lược quản trị biến động, thích ứng linh hoạt của BSR BSR đã nhanh chóng thích ứng và ứng phó với sự suy giảm của giá dầu nhằm chống chịu và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. BSR đã xây dựng và triển khai chiến lược quản trị biến động, tập trung vào việc duy trì...

Máy nuôi thú ảo bất ngờ gây “sốt”

Trào lưu nuôi thú ảo bỗng thịnh hành trở lại thời gian gần đây, nhất là gen Z. ...

Doanh nghiệp Pháp đánh giá cao tiềm năng hợp tác với Long An

Năng lượng xanh, sạch là một trong những lĩnh vực tiềm năng cho phát triển hợp tác giữa Long An An với các doanh nghiệp Pháp. Bên cạnh đó, các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao khác cũng hứa hẹn nhiều triển vọng đầu tư trong thời gian tới. Năng lượng xanh, sạch là một trong những lĩnh vực...

Căn hộ cao cấp dưới 80 triệu/m2 ngày càng khan hiếm

Liên tiếp ra mắt thị trường nhưng phân khúc căn hộ cao cấp có giá dưới 80 triệu/m2 tại TP.HCM đang trở nên khan hiếm. Điều này phản ánh sự chuyển dịch của thị trường khi nguồn cung tập trung vào phân khúc cao cấp, đẩy giá trị bất động sản ngày càng tăng cao. Liên tiếp ra mắt thị...

Mới nhất

Để không hối tiếc