Trang chủNewsDu lịchKhám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc...

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc ít người nhất Việt Nam


Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt

Người Si La cách đây 150 năm để tránh sự truy đuổi giữa các tộc người khác đã lang bạt từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua nước Lào. Những tưởng sẽ được yên ổn sinh sống song lại bị áp bức của quan lang, chúa bản thời đó buộc họ một lần nữa phải tiếp tục di dân sang Việt Nam và số phận gắn liền với cuộc sống du cư, du canh được truyền từ đời này qua đời khác nơi sơn cùng thủy tận, đó chính là vùng thượng nguồn Sông Đà – Mường Tè ngày nay.

Bởi sống biệt lập, phụ thuộc vào thiên nhiên, canh tác lạc hậu theo kiểu chọc lỗ tra hạt nên ngoài cái đói, cái nghèo luôn đeo đẳng quanh năm, họ còn dễ mắc bệnh tật vì rừng thiêng nước độc đồng thời hậu quả từ tập quán kết hôn cận huyết thống, tảo hôn khá phổ biến đã đẩy dân bản đến tình trạng tuổi thọ thấp, suy thoái giống nòi, dân số giảm dần, có lúc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc  ít người nhất Việt Nam- Ảnh 1.

Thượng nguồn sông Đà – cuối trời Tây Bắc – nơi sinh sống của các dân tộc Hà Nhì, Si La, La Hủ…

Cuộc di dân vạn dặm chỉ chấm dứt khi cách đây hơn 40 năm họ rời sông Đà – huyện Mường Tè để đến Nậm Sơn – Mường Nhé lập bản. Và cách chọn đất dựng làng có nét tương đồng với người Thái – tức vừa bám rừng, vừa gần các dòng sông để tận dụng săn bắt, hái lượm đồng thời khai thác thủy sản. Thêm nữa, nhờ được sự hỗ trợ của nhà nước nên chất lượng cuộc sống đồng bào ngày một cải thiện, sung túc hơn. Đặc biệt, dân số tuy tăng trưởng nhưng nếu tính chung số lượng người Si La đang sống tập trung tại huyện Mường Tè và Mường Nhé cũng chỉ dưới 1.000 người. Vậy nên, hiện nay, họ là một trong 5 dân tộc gồm Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo và Si La có dân số dưới 1.000 người – ít nhất Việt Nam.

Điều đáng lo ngại nhất là do không có chữ viết nên ngôn ngữ người Si La có phần vay mượn của người Hà Nhì, Cống… Ngay cả những phong tục truyền thống của họ cũng đã bị biến dạng, đồng hóa hoặc chỉ còn trong ký ức của người cao tuổi. May thay, bộ trang phục của người phụ nữ Si La vẫn được giữ khá nguyên vẹn và rất khác biệt với các tộc người ở Tây Bắc.

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc  ít người nhất Việt Nam- Ảnh 2.

Người phụ nữ Si La ở bản Nậm Sơn, huyện Mường Nhé, Điện Biên

Du canh theo mùa lá vàng

Trong bộ nữ phục của người Si La, nổi bật nhất là chiếc áo cài khuy bên nách phải với viền cổ, tay áo bằng vải khác màu và mảng áo phía trước ngực gắn đầy những đồng xu bằng nhôm. Váy thường màu đen dài đến mắt cá chân khi mặc hay giắt mép váy về phía sau lưng. Khăn đội đầu phân biệt theo tình trạng hôn nhân, người chưa chồng thì quấn tấm khăn trắng nhỏ thể hiện sự trong trắng thanh tao. Sau khi lập gia đình, các cô gái sẽ cuốn tóc thành búi trên đầu và dùng tấm vải đen dài khoảng 2m quấn thật khéo sao cho giống chiếc mũ nằm ngang rồi hất đuôi khăn ra phía sau. Ngoài ra, tôn lên vẻ đẹp duyên dáng của khăn đội đầu là nhờ vào các chùm tua rua sặc sỡ, đung đưa.

Từ huyện Mường Nhé, sau cuộc hành trình dài theo con đường vành đai biên giới, chúng tôi tới Pác Ma – một trấn nhỏ thuộc xã Ka Lăng – huyện Mường Tè khi nắng chiều đã qua đi và nhường cho đám mây bay là đà xuống tận sông Đà. Sự trở lại Pác Ma lần này chúng tôi không hướng đến những cảnh vật thiên nhiên hoang dã cuối trời Tây Bắc mà đích đến là bản Nậm Pặm của dân tộc La Hủ – một tộc người có thời sống hoàn toàn biệt lập giữa đại ngàn, chẳng khác người rừng.

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc  ít người nhất Việt Nam- Ảnh 3.

Người phụ nữ La Hủ ở bản Nậm Pặm, huyện Mường Tè, Lai Châu

Thực ra, người La Hủ có nguồn gốc từ phương bắc nhưng do bị các tộc người có thế lực mạnh hơn chiếm đất, truy sát liên miên buộc họ phải lưu lạc về phương nam và phải lang bạt khắp cánh rừng này sang triền núi khác. Họ sinh tồn bằng hái lượm, đánh bẫy, săn bắt thú rừng hoặc tìm những vạt đất thoai thoải, họ dựng lều, lợp lá sống tạm bợ qua ngày để phát hoang gieo hạt trồng ngô, lúa nương. Tuy nhiên, khi lá trên nóc lều úa khô, rơi rụng họ sẽ phó mặc cho đất trời chăm sóc đám hạt giống dưới đất mới nảy mầm… mà đi tìm đất rừng khác để vừa canh tác tiếp vừa đề phòng săn đuổi. Chỉ đến khi họ nhẩm tính ngô sắn, lúa nương trên rẫy trước đây đã chín, họ sẽ quay về để thu hoạch. Cũng từ cách du cư, du canh theo mùa lá vàng úa trên mái lều rồi bỏ đi mà họ còn mang tên khác là người Xá lá vàng.

Khi rừng cạn kiệt, lại sống tách biệt nơi thâm sơn cùng cốc, không hòa nhập với các dân tộc khác nên ngoài nỗi vất vả, họ còn phải đối mặt với bệnh tật. Tình trạng hôn nhân cận huyết vẫn phổ biến, anh em qua 2 đời thích nhau là cứ thế về nhà ở, không cần tính toán bàn cãi về dòng tộc.

Hơn nữa những nỗi sợ hãi vì loạn lạc trong quá khứ đã khiến họ luôn sống xa lánh với tộc người chung quanh.… lâu dần trở thành tập tính.

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc  ít người nhất Việt Nam- Ảnh 4.

Đồng bào La Hủ đã dần ổn định tại bản Nậm Pặm, huyện Mường Tè, Lai Châu

Cuộc sống mới nơi cuối trời Tây Bắc

Tôi còn nhớ, tháng 3.2017 theo một đoàn du khách từ TP.HCM đến thăm, trao quà tại bản Nậm Pặm, ngay cả khi ông trưởng bản đã tới từng nhà kêu gọi người dân ra nhà văn hóa thôn để nhận quà nhưng chúng tôi cũng chỉ nhận được những ánh mắt đầy dò xét của họ nhìn từ xa. Cho dù họ xuống núi cách đây 10 năm để sống quần cư, chấm dứt vĩnh viễn nếp sống hoang dã, lạc hậu đã đeo đẳng qua nhiều thế hệ sau khi được chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng xây dựng làng bản, vận động bà con về bắt đầu cuộc sống mới.

Từ một dân tộc gần như đói khổ, lạc hậu nhất trong 54 dân tộc ở Việt Nam, 20 năm qua, đời sống đồng bào La Hủ đã dần ổn định. Thế nhưng, do không có chữ viết và hậu quả của bao đời phiêu bạt dẫn tới mai một văn hóa truyền thống

Trong đó, bộ trang phục truyền thống và một phần ngôn ngữ, người La Hủ phải vay mượn từ người Hà Nhì – tộc người sống đông đúc chiếm tới 80% số dân định cư dọc theo vùng biên viễn huyện Mường Tè – Lai Châu. Hơn thế nữa, họ còn học kỹ năng sống và cách lao động từ các dân tộc láng giềng.

Dù vậy họ vẫn duy trì tập quán săn bắn, đặt bẫy thú rừng như một sắc thái văn hóa tiêu biểu của dân tộc này. Có hai cách đi săn bắn mà nam giới đều thành thạo. Một là săn cá nhân với hình thức đặt bẫy chung quanh nương rẫy hay ở những nơi nai, chồn, gà rừng thường đi kiếm ăn hoặc dùng nỏ, súng kíp đuổi bắn chúng.

Hai là dân bản dựa vào sức mạnh tập thể đặt bẫy, vây bắn những con thú lớn như gấu, hổ, heo rừng. Cách vây bắn này cần huy động nhiều người, có khi còn được sự hỗ trợ bởi chó săn nên họ chỉ tổ chức thực hiện khi thú dữ về phá nương rẫy hoặc ai đó đi rừng phát hiện ra chúng.

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc  ít người nhất Việt Nam- Ảnh 5.

Kẻng Mỏ – nơi sông Đà chảy vào đất Việt

Thường thì tốp người đi săn sẽ cử vài người khỏe mạnh tiên phong đi tìm dấu vết con thú. Khi tìm được chúng họ sẽ đánh động hoặc sử dụng chó dồn con mồi chạy vào vòng vây của những thợ săn đang nấp sẵn trên cây hay rình trong bụi rậm để nổ súng hạ sát ngay khi thấy chúng. Xong, mọi người xẻ thịt con thú ngay tại chỗ vì kiêng đưa về nhà và phân chia rạch ròi: kẻ bắn hạ con thú sẽ được nửa phần, số thịt còn lại chia đều cho người tham dự cuộc săn. Xưa kia, khi vùng biên giới Mường Tè (Lai Châu) Mường Nhé ( Điện Biên) còn nhiều rừng già, thú dữ như hổ, gấu thường xuống tấn công, ăn thịt người không phải là chuyện hiếm… Vì vậy, người bắn hạ, ngoài phần được chia, còn được thưởng thêm bộ da hổ hay túi mật gấu như một hình thức ghi công trừ mối hiểm họa cho dân bản.

Chuyến đi thám hiểm cột mốc biên giới số 0 A Pa Chải – Mường Nhé – nơi được ví gà gáy ba nước đều nghe hay cột mốc 17, 18 ngắm nhìn sông Đà chảy vào đất Việt chắc chắn sẽ thú vị hơn nếu khách được một lần ghé thăm bản làng các dân tộc bản địa và nghe những câu chuyện về một thời đổi thay từ cuộc sống nghèo đói, du mục và các hủ tục nay đã an cư lạc nghiệp, thôi phận “lá vàng”.



Source link

Cùng chủ đề

Mường Ảng – Nâng cao chất lượng giáo dục

Những năm qua, ngành giáo dục huyện Mường Ảng (Điện Biên) không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù đời sống của Nhân dân trên địa bàn huyện Mường Ảng còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn; việc vận dụng phương pháp giảng dạy mới còn nhiều...

Cộng đồng các dân tộc thiểu số chung sức xây dựng Điện Biên ngày càng phát triển

NDO - Sáng 8/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ 4, với chủ đề: “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng; nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Đại hội có sự tham dự...

Điện Biên quan tâm phát triển du lịch cộng đồng

Là loại hình du lịch thế mạnh với bản sắc riêng, góp phần quan trọng thu hút, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đầu tư nguồn lực, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, cho biết:...

Mường Nhé – Nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia

Vượt lên nhiều khó khăn, thách thức của một huyện biên giới, những năm qua, Mường Nhé (Điện Biên) luôn tập trung nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện toàn ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé có 35 đơn vị trường với 686 lớp học và tổng số 17.730 học sinh. Huyện đã có 19/37 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó...

Khánh thành hai trạm internet vệ tinh tại điểm trường biên giới

NDO - Sáng 25/10, Ủy ban nhân dân huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn OSB tổ chức khánh thành, đưa hai trạm internet vệ tinh tại hai điểm trường, gồm: Điểm trường Mầm non Hô Hài 1 (xã Chà Cang) và Điểm trường Mầm non Huổi Púng (xã Pa Tần) vào sử dụng. Theo đó, với việc được đầu tư hai trạm internet vệ tinh thì hai điểm trường,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Váy sơ mi giản dị mà ‘chanh sả’ nhất tủ đồ

Váy sơ mi là trang phục thanh lịch thường được mặc ở rất nhiều không gian khác nhau...

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982

Ngày 15.11, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) phối hợp cùng Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia '30 năm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến...

Tiểu đường và bệnh thận làm bệnh tim xuất hiện sớm hơn 28 năm

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy thận. Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu mới đây phát hiện những người cùng lúc mắc tiểu đường và bệnh thận thì bệnh tim sẽ đến sớm hơn...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tây Ninh – vùng đất của các di sản văn hoá độc lạ

Có đến 21 dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất phải kể đến là dân tộc Khmer, Hoa, Chăm, Tà Mun…, Tây Ninh là một mảnh đất có sự pha trộn, giao thoa của rất nhiều sắc màu văn hóa.Du khách háo hức trải nghiệm "Chạm Sa Pa - Chạm những tầng mây"Những bãi biển, điểm đến tuyệt đẹp và đầy hấp dẫn ở phía nam đảo Phú Quốc (Kiên Giang)Phú Quốc – điểm đến rất được ưa...

Du khách nước ngoài thích thú lần đầu được thăm quan toà nhà Bắc Bộ Phủ

(Tổ Quốc) - Tòa nhà Bắc Bộ Phủ - một trong những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử của Hà Nội, đã chính thức mở cửa đón công chúng và du khách. Đây là lần đầu tiên công trình này được mở cửa cho công chúng và du khách tham quan trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng...

Ninh Thuận kêu gọi doanh nghiệp TP. HCM đầu tư vào du lịch chất lượng cao

(Tổ Quốc) - Ninh Thuận lên kế hoạch tổ chức hội nghị giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của tỉnh tới doanh nghiệp TP.HCM. ...

Cùng chuyên mục

Xây dựng TP Huế trở thành hình mẫu đô thị giảm nhựa

(Tổ Quốc) - Thông qua Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam, 570 tấn rác thải nhựa được thu gom và quản lý, các mô hình du lịch giảm nhựa tại TP Huế cũng được hình thành, phát triển… ...

Giao lộ Sáng tạo Hà Nội 2024 kết nối các công trình di sản lịch sử tiêu biểu

Giao lộ sáng tạo Thủ đô hình thành theo 7 công trình di sản tiêu biểu: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước, Bắc bộ Phủ, Nhà hát Lớn, Đại học Tổng hợp, phố Tràng Tiền, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: “Giao lộ sáng tạo”Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Bữa tiệc" đa màu sắcDiễn đàn Văn hóa các thành phố thế giới 2024:...

Mùa hoa súng tím tạo khung cảnh nên thơ ở khu du lịch Tam Cốc, Ninh Bình

Tháng cuối năm, Ninh Bình đặc biệt và hấp dẫn hơn trong mắt du khách nhờ những cánh đồng hoa súng nở rộ, đây là sản phẩm du lịch hứa hẹn sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước.Ninh Bình: Lượng hóa giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng AnUNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sảnTrải nghiệm dù lượn ngắm vẻ đẹp...

Khám phá mùa mây đẹp nhất năm trên “nóc nhà Đông Dương”

(Tổ Quốc) - Tháng 10 và 11 là thời điểm lý tưởng nhất trong năm để trải nghiệm "săn mây" ở Sa Pa. Đặc biệt, đỉnh Fansipan – "nóc nhà Đông Dương" với độ cao 3.143m – là điểm đến không thể bỏ lỡ cho những ai đam mê khám phá và thưởng ngoạn vẻ đẹp của ngàn mây. ...

Quảng Nam: Làng rau Trà Quế được công nhận Làng Du lịch tốt nhất năm 2024

Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc chính thức công nhận Làng rau Trà Quế trở thành một trong những Làng Du lịch tốt nhất năm 2024. Du khách không những mãn nhãn trước vẻ cổ kính, sắc sảo, hài hòa của hơn 1.000 di tích từ phố xá, nhà cửa, đình chùa miếu mạo, giếng cổ,… mà còn thích thú khi được trải nghiệm các công đoạn trồng rau; thưởng thức nhiều...

Mới nhất

EU "bật đèn xanh" cho việc sử dụng thuốc Leqembi điều trị Alzheimer

Theo khuyến nghị mới, Leqembi sẽ chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân Alzheimer giai đoạn đầu mang gen ApoE4 - một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh Alzheimer. Ngày 14/11, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) chính thức khuyến nghị cấp phép cho thuốc...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ GD-ĐT trong tuyển sinh đại học

Bộ GD-ĐT khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học. Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, Trung tâm Khảo thí quốc gia...

Agribank đạt Giải Đặc biệt Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”

Từ ngày 13 - 14/11/2024 Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh” đã diễn ra tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Hội thi với sự tham gia của 22 đội thi đến từ các đơn vị trong hệ thống ngành Ngân hàng Việt Nam. Đại biểu tham dự Hội thi có đồng chí Nguyễn Thị Hồng...

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Hôm nay (15/11), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân.

UN Tourism vinh danh làng rau Trà Quế là ‘Làng Du lịch tốt nhất năm 2024’

Làng rau Trà Quế (Quảng Nam) là 1/3 ngôi làng ở Việt Nam, 1/130 ngôi làng trên thế giới được UN Tourism công nhận là ‘Làng Du lịch tốt nhất thế giới’.

Mới nhất