Trang chủNewsThời sựDấu ấn trong quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác...

Dấu ấn trong quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác châu Âu

Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của WEF tại Davos, Thụy Sĩ, thăm chính thức Hungary và Romania.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu (từ bên trái sang).

Hội nghị WEF Davos năm nay là hội nghị có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch Covid-19 với hơn 2.600 đại biểu tham dự, trong đó có lãnh đạo của gần 70 quốc gia cùng các tổ chức quốc tế, đánh dấu mức tham dự còn cao hơn cả trước thời kỳ đại dịch Covid-19. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị WEF Davos 2024 là dịp quan trọng để giới thiệu với cộng đồng quốc tế về những thành tựu phát triển năng động, tích cực thời gian qua của Việt Nam.

Chuyến thăm chính thức Hungary lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là hoạt động trao đổi đoàn đầu tiên ở cấp Thủ tướng Chính phủ giữa hai nước trong 7 năm qua, có ý nghĩa quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary.

Với Romania, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là hoạt động trao đổi đoàn đầu tiên ở cấp Thủ tướng Chính phủ giữa hai nước trong 5 năm qua, giúp tạo động lực thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực thế mạnh của Romania và phù hợp nhu cầu phát triển của Việt Nam.

Thúc đẩy hợp tác trong một thế giới phân mảnh

Là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động theo hình thức hợp tác công-tư, WEF được Giáo sư Klaus Schwab thành lập năm 1971, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. WEF hiện có khoảng 700 đối tác là lãnh đạo của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau. WEF cũng là một trong những diễn đàn đầu tiên thảo luận về Cách mạng công nghiệp 4.0 và hiện đang thực thi một số sáng kiến cụ thể liên quan vấn đề này.

Sự kiện quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào tháng 1 hằng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Bên cạnh đó là các diễn đàn khu vực như Hội nghị WEF Thiên Tân (hoặc Đại Liên, Trung Quốc), Hội nghị WEF ASEAN… Các sự kiện của WEF thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh, văn hóa, xã hội, nghiên cứu-học thuật hàng đầu thế giới để định hình các chương trình nghị sự ở cấp độ khu vực và toàn cầu.

Công tác chuẩn bị cho WEF Davos 2024. (Ảnh: REUTERS)

Hội nghị thường niên WEF Davos lần thứ 54 với chủ đề “Tái thiết lòng tin” được tổ chức từ ngày 15 đến 19/1/2024 tại Davos, Thụy Sĩ. Hội nghị sẽ tập trung trao đổi và đề xuất các giải pháp đối với 4 nhóm vấn đề, gồm: (i) Thúc đẩy an ninh và hợp tác cùng có lợi trong một thế giới phân mảnh; (ii) Xây dựng chính sách kinh tế phù hợp với kỷ nguyên mới; (iii) Chiến lược dài hạn đối với khí hậu, tự nhiên và năng lượng; (iv) Trí tuệ nhân tạo là động lực cho phát triển kinh tế và xã hội.

Quan hệ giữa Việt Nam và WEF trên đà phát triển tốt đẹp

Từ khi Việt Nam và WEF thiết lập quan hệ năm 1989, hợp tác giữa Việt Nam và WEF được lãnh đạo hai bên quan tâm thúc đẩy, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã 4 lần tham dự Hội nghị thường niên WEF Davos ở cấp Thủ tướng Chính phủ; 4 lần tham dự Hội nghị WEF ASEAN cấp Thủ tướng Chính phủ.

Lãnh đạo hai bên cũng đẩy mạnh các hoạt động tiếp xúc, trao đổi cấp cao, đặc biệt giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab tại Hội nghị WEF Thiên Tân (tháng 6/2023), Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 41 (tháng 11/2022) và lần thứ 43 (tháng 9/2023).

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Indonesia, chiều 5/9/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam và WEF đã phối hợp tổ chức nhiều Hội nghị quan trọng. Đối thoại Chiến lược quốc gia (CSD) giữa Việt Nam và WEF lần thứ nhất (diễn ra tháng 10/2021) được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác công tư: Động lực then chốt của phục hồi toàn diện và phát triển bền vững, bao trùm, đổi mới sáng tạo”. Đối thoại được nhận định là đối thoại chiến lược quốc gia thành công nhất mà WEF phối hợp với một quốc gia tổ chức, cả về cấp tham dự, nội dung, thời điểm và công tác tổ chức. Tại Hội nghị WEF Thiên Tân 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược quốc gia lần thứ 2 (diễn ra tháng 6/2023) với chủ đề “Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước”.

Ngày 26/6/2023, tại Hội nghị WEF Thiên Tân, Việt Nam và WEF đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam-WEF giai đoạn 2023-2026 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, là nền tảng quan trọng thúc đẩy hợp tác hai bên trong giai đoạn mới.

Việc Việt Nam tích cực hợp tác, tham dự các hội nghị và phối hợp tổ chức thành công một số sự kiện của WEF góp phần giúp nước ta đẩy mạnh thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh đất nước, cũng như tăng cường quan hệ với các tập đoàn toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab chứng kiến ký kết biên Bản ghi nhớ Việt Nam-WEF giai đoạn 2023-2026. (Ảnh: TTXVN )

 

 

Là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, Hungary có chính sách đối ngoại ưu tiên cao cho hội nhập và gắn kết toàn diện với EU; đồng thời triển khai mạnh mẽ chính sách hướng Đông, thúc đẩy quan hệ với châu Á, nhất là với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Việt Nam và Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 3/2/1950. Hungary đã dành cho Việt Nam những tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm Hungary của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2018 thể hiện quyết tâm của lãnh đạo hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương.

Về hợp tác kinh tế-thương mại, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Hungary đã phát huy tốt vai trò thúc đẩy hợp tác song phương, Khóa họp đầu tiên của Ủy ban diễn ra tại Budapest (tháng 12/2005). Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước duy nhất xuất khẩu sang Hungary với sản lượng lớn, đạt mức gần 1 tỷ USD trong năm 2020. Điều này cho thấy thị trường Hungary rất tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta là hàng dệt may, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng…

Ngày 1/12/2023, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh COP28 tại UAE, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hungary Katalin Novak. (Ảnh: VGP)

Tính đến nay, Hungary có 15 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 50,66 triệu USD, đứng thứ 55 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Về lĩnh vực đầu tư, trong số 15 dự án của Hungary có 3 dự án thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư 41,82 triệu USD. Đứng thứ 2 là lĩnh vực truyền thông với 3 dự án với tổng vốn đầu tư 5,87 triệu USD. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 1 dự án, tổng vốn đầu tư 2 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.

Về hợp tác phát triển, từ năm 2003, Hungary đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ phát triển (ODA). Hungary là nước cấp nguồn ODA lớn nhất cho Việt Nam trong khu vực Trung Đông Âu. Năm 2009, Hungary cam kết 60 triệu euro tín dụng ưu đãi cho dự án xây dựng Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ có quy mô 500 giường. Đến tháng 1/2016, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác tài chính trị giá 60 triệu euro để xây dựng Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ. Tháng 1/2017, hai bên ký Hiệp định khung về Hợp tác tín dụng trị giá 440 triệu euro giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hungary.

Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, Hungary là một trong những nước đầu tiên hỗ trợ Việt Nam hơn 200 nghìn liều vaccine và nhiều trang thiết bị y tế, nhượng lại hơn 400 nghìn liều vaccine, góp phần giúp Việt Nam sớm vượt qua dịch bệnh.

Chiều 15/11/2023, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Hungary Tuzson Bence thăm và làm việc tại Việt Nam. (Ảnh: Nhân Dân)

Giáo dục-đào tạo là lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Hungary. Thời gian trước đây Hungary đã giúp Việt Nam đào tạo hàng nghìn chuyên gia, kỹ sư. Hiện nay, Hungary là nước cấp học bổng nhiều nhất cho Việt Nam trong số các nước EU.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary hiện có khoảng 6.000 người, sống tập trung chủ yếu tại Budapest, có cuộc sống tương đối ổn định, hình ảnh người Việt ở sở tại khá tốt. Bà con luôn đoàn kết và hướng về Tổ quốc.

Trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp, chuyến thăm chính thức Hungary của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân có ý nghĩa quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary, nhất là về kinh tế, giáo dục-đào tạo, công nghệ dược phẩm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Hungary đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU trong 6 tháng cuối năm 2024, chuyến thăm là cơ hội để Việt Nam tăng cường phối hợp với EU trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, nhất là thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA).

Trong chính sách đối ngoại của mình, Romania đặt ưu tiên nâng cao vị trí và vai trò trong EU và NATO, củng cố liên minh chiến lược với Mỹ, đồng thời chủ trương đẩy mạnh quan hệ với châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Việt Nam và Romania có quan hệ truyền thống và hợp tác tốt đẹp với bề dày lịch sử hơn 70 năm. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Romania ngày 3/2/1950.

Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, gồm cả cấp cao. Lãnh đạo Romania luôn khẳng định Việt Nam là đối tác hàng đầu tại Đông Nam Á. Trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU 6 tháng đầu năm 2019, Romania đã tích cực hỗ trợ, thúc đẩy việc ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và là một trong 3 quốc gia thành viên EU đầu tiên phê chuẩn EVFTA.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, tháng 9/2023. (Ảnh: TTXVN)

Quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Romania phát triển tốt đẹp. Từ sau năm 1990, hai bên đã ký nhiều văn kiện tạo khung pháp lý cho hợp tác trong giai đoạn mới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê, hải sản, hồ tiêu, dệt may, giày da, linh kiện máy tính… Từ năm 2010, Romania đã được xếp vào nhóm các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam (khoảng 12.000 tấn/năm).

Về đầu tư, tính đến hết năm 2022, Romania có 5 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1,56 triệu USD, đứng thứ 42 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Về giáo dục-đào tạo, từ năm 1992, Romania đã khởi động lại việc cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam. Năm 1995, hai nước ký Hiệp định về hợp tác trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục và thể thao, theo đó hằng năm, Romania cấp cho Việt Nam 20 học bổng đại học và trên đại học. Hiện hai bên đã ký Chương trình giáo dục giai đoạn mới 2023-2027.

Trong lĩnh vực lao động, hiện nay có khoảng 4.000 lao động Việt Nam tại Romania làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, đóng tàu, may mặc, chế biến thực phẩm… Số lượng lao động Việt Nam sang Romania dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới do Romania cần nguồn lao động. Tháng 12/2018, Việt Nam và Romania đã ký MOU về hợp tác lao động.

Chiều 15/11/2023, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Hungary Bence Tuzon thăm và làm việc tại Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Cộng đồng người Việt Nam tại Romania chủ yếu kinh doanh hàng may mặc tại Trung tâm thương mại Dragon ở thủ đô Bucharest. Cộng đồng đã tổ chức được Hội người Việt Nam và Hội Doanh nhân Việt Nam tại Romania. Bà con luôn đoàn kết và hướng về Tổ quốc.

Trên cơ sở những thành quả hợp tác tốt đẹp mà hai nước đã gặt hái được trong thời gian qua, chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân có ý nghĩa quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Romania, tạo động lực thúc đẩy hợp tác song phương; đồng thời góp phần tạo thuận lợi cho quan hệ giữa Việt Nam và EU.

Chỉ đạo thực hiện: BÍCH HẠNH – TRƯỜNG SƠN
Nội dung: MINH HẰNG – NGUYỄN HÀ
Trình bày: HOÀNG HÀ
Tài liệu: Bộ Ngoại giao Việt Nam

Nhandan.vn

Source link

Cùng chủ đề

Cơ hội tỉ đô từ hợp tác với NVIDIA

Chính phủ và "ông lớn" công nghệ NVIDIA vừa ký thỏa thuận, hợp tác lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của tập đoàn này tại Việt Nam, điều này mở ra cơ hội phát triển ngành công nghệ tỉ USD - công nghệ AI những năm tới. Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ) và...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và chủ tịch Nvidia khoác vai nhau dạo phố đêm Hà Nội

Tối 5-12, nhiều người dân thủ đô và khách quốc tế bất ngờ khi thấy Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhà sáng lập, chủ tịch Nvidia Jensen Huang đi dạo phố cổ. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Nvidia Jensen Huang cùng cụng ly sau khi thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam với Nvidia được ký kết chiều 5-12 - Ảnh: ĐOÀN BẮC Trong tiết trời se lạnh đầu đông của Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và...

NVIDIA hợp tác lập Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam

Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) ký thỏa thuận về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam. Chiều 5.12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA, và chứng kiến lễ ký thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Nvidia về...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil, bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị G20

(Chinhphu.vn) - Chiều ngày 16/11 theo giờ địa phương (tức rạng sáng 17/11 theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quân sự Galeao ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil, bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại đây.   Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Sân...

Nhà sáng lập BIM Group, doanh nhân Đoàn Quốc Việt qua đời

Ông Đoàn Quốc Việt, nhà sáng lập Tập đoàn BIM, đã qua đời vào ngày 7-11 ở tuổi 70, lễ viếng ông sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Tập đoàn BIM Group cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng lực lượng không quân tinh, gọn, mạnh, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Trước yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh tình hình mới, việc xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng không quân nói riêng theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiện đại trở thành yếu tố quan trọng để nâng cao sức mạnh quốc phòng. Phóng viên Báo Nhân Dân trao đổi với Đại tá Nguyễn Văn Thiện, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng Phòng không-Không quân về những giải...

Giảm giá 100% tại Vietnam Grand Sale 2024

Để kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần phục hồi, Bộ Công thương vừa phát động chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” kéo dài đến hết ngày 31/12. Ảnh: HẢI NAM Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), thời gian qua, thương mại, dịch vụ, du lịch của nước ta đã có những phục hồi tích cực. Tổng mức...

Thúc đẩy hợp tác về hàng không, công nghệ cao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

NDO - Chiều tối 18/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC), do ông Brian McFeeters, Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Điều hành khu vực của USABC và bà Imelda Martin-Hum, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn I.M. Systems dẫn đầu, sang thăm và làm việc tại Việt Nam...

Boeing và Airbus “chào hàng” nhiều dòng máy bay tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Ngày 18/12, tại buổi gặp mặt báo chí trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), hai hãng sản xuất máy bay Boeing và Airbus tiết lộ sẽ đem nhiều dòng máy bay quân sự nổi tiếng do hai hãng sản xuất, đưa ra giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Đại diện cả Boeing và Airbus đều bày tỏ cam kết hỗ trợ...

Trao giải cuộc thi Smart City 2024-Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh

NDO - Chiều 18/12, trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 (WHISE 2024), Vòng chung kết Cuộc thi Smart City 2024 - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh đã chính thức diễn ra. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là sự mở rộng về lĩnh vực dự thi. Bảng ứng dụng công nghệ sinh học lần đầu tiên được đưa vào...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Văn Lãng (Lạng Sơn): Quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS

Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng thăm các gian trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(NLĐO)- Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra với nhiều tiết mục công phu, hoành tráng ...

Ít nhất 13 người thiệt mạng sau vụ va chạm tàu ở Ấn Độ

(CLO) Một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra ngoài khơi thành phố Mumbai, khi một tàu hải quân Ấn Độ va chạm với một phà chở hơn 100 hành khách, khiến ít nhất 13 người thiệt mạng. Các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang được tiếp...

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025. Ngày 13/12/2024 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn...

Thủ tướng: Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng ‘bốn không’

Thông điệp trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi phát biểu khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Defence Expo 2024), sáng 19/12.Thủ tướng cho biết, diễn ra đúng dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có ý nghĩa đặc biệt, là sự kiện quốc...

Hơn 2.000 người tham gia biểu diễn khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, quận Long Biên, Hà Nội, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Defence Expo 2024) chính thức khai mạc và kéo dài 4 ngày từ 19-22/12. Triển lãm Quốc...

Mới nhất

Bưu điện Việt Nam nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Tối 18/12, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) được trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia - giải thưởng danh giá dành cho các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ xuất sắc nhất tại Việt Nam. Với việc đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, Bưu điện Việt Nam đã được lựa chọn để tham...

Khu trưng bày thành tựu 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra tại Hà Nội

Cục Kinh tế được Bộ Quốc phòng giao chủ trì triển khai Khu trưng bày thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân từ ngày 19-22/12, tại Hà Nội Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm...

Loại rau “nhân sâm” báu vật sức khỏe, chớ bỏ lỡ trong mùa đông này

Trong số rất nhiều nguyên liệu bồi bổ sức khỏe mùa đông có một báu vật được mệnh danh là "nhân sâm của các loại rau". Nó có mùi thơm nhẹ, vị giòn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kích thích cảm giác thèm ăn. ...

Mới nhất