Trang chủChính trịChủ quyềnTiếp tục gỡ vướng quản lý đất đai nguồn gốc nông, lâm...

Tiếp tục gỡ vướng quản lý đất đai nguồn gốc nông, lâm trường


Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo), năm 2023, Ban chỉ đạo và Cơ quan thường trực đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 19 văn bản chỉ đạo trong công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, các Công ty nông, lâm nghiệp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.

a1.jpg
Quang cảnh cuộc họp.

Đặc biệt, đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các Công ty nông nghiệp, Công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tại Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 05/10/2023.

Phạm vi địa bàn thực hiện của Đề án gồm: 4 Ban quản lý rừng và 1 Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La; diện tích đất giữ lại quản lý, sử dụng và phần đất trả lại địa phương quản lý của 6 công ty nông nghiệp, 5 công ty lâm nghiệp, 5 tổ chức khác thuộc 30 xã của 10 đơn vị hành chính cấp huyện (Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Bắc Yên, Phù Yên, Vân Hồ, Mộc Châu, Sốp Cộp, Sông Mã, Mai Sơn, Mường La); toàn bộ diện tích đất đã bàn giao về cho địa phương quản lý thuộc 8 huyện.

Nhiệm vụ chính của Đề án là rà soát, đo đạc, lập, chỉnh lý hồ sơ ranh giới, đo đạc, lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ cho diện tích đất giữ lại quản lý, sử dụng và phần đất trả lại địa phương quản lý. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ các loại đất; xây dựng phương án sử dụng đất của các Công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng, phương án sử dụng đất bàn giao về cho địa phương.

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì xây dựng Dự thảo Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai các nhiệm vụ của Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường.

Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 37/2023/QĐ-UBND ngày 12/12/2023, sửa đổi, bổ sung một số điều quy định ban hành kèm theo Quyết định số 50/2021/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 của UBND tỉnh, quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Trong đó, đã sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ khác đối với các trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.

Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh thành lập các Tổ công tác hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc các dự án Vinamilk, Vinatea và công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Mộc Châu, Mai Sơn.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là đất đai, trật tự xây dựng trên đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường. Trong năm, đã triển khai 2 cuộc thanh tra đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Lâm Nghiệp Phù Yên và thanh tra việc quản lý đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

a2.jpg
Công tác quản lý đất đai có nguồn gốc nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Sơn La có nhiều chuyển biến tích cực.

Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thông qua triển khai quyết liệt các nhóm giải pháp, công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc nông lâm trường thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, việc phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường là tiền đề, cơ sở để triển khai các giải pháp tiếp theo nhằm tháo gỡ dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc liên quan đến đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, quá trình quản lý đất đai nguồn gốc nông lâm trường còn gặp nhiều khó khăn, do hồ sơ về đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường còn thiếu chặt chẽ, chưa đầy đủ; hồ sơ, tài liệu giao đất cho các nông, lâm trường qua các thời kỳ chưa thể hiện, xác định được ranh giới ngoài thực địa.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật chưa được triển khai sâu rộng nên đa số người nhận khoán nhận thức đất nhận khoán thuộc quyền sử dụng của mình, các Công ty nông, lâm nghiệp không can thiệp được việc sử dụng đất của người nhận khoán dẫn đến phương án sản xuất kinh doanh không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả.

Quá trình rà soát, sắp xếp lại doanh nghiệp đang gặp khó khăn, vướng mắc khi chưa hoàn thành công tác giải thể đối với các Công ty Lâm nghiệp Mường La, Mộc Châu, Sông Mã, việc triển tháo gỡ khó khăn, vướng mắc công tác giải thể các Công ty lâm nghiệp còn chậm, chưa đảm bảo thời gian. Chưa có kinh phí chi trả chế độ cho người lao động dôi dư và chế độ chính sách tinh giản biên chế theo quy định. Chưa có phương án xử lý đối với các khoản nợ vay thực hiện dự án không có khả năng thu hồi của các Công ty Lâm nghiệp.

Thời gian tới, tỉnh Sơn La đã giao các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, các Công ty nông, lâm nghiệp tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao tại Công Văn số 777/UBND-KT ngày 14/3/2023 về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là đất đai, trật tự xây dựng trên đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường;

Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 12/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; Công văn số 4357/UBND-KT ngày 30/10/2023 của UBND tỉnh về triển khai các kiến nghị của Đoàn kiểm tra của Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai liên quan đến đất có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh… Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ theo Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường đã được UBND tỉnh phê duyệt.



Nguồn

Cùng chủ đề

Sơn La quyết định chọn 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu để tôn vinh năm 2024

Ngày 12/11, có 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Sơn La năm 2024 đã được tôn vinh tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân và tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024. Dự chương trình có ông Nguyễn...

Nông dân Sơn La thu nhập ổn định từ trồng rau an toàn theo nhu cầu thị trường

Trước đây gia đình chị Vì Thị Ngân, ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trồng ngô, trồng mía song hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2020, tham gia hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vạn Phúc, chị Ngân đã được truyền đạt kỹ thuật trồng rau an toàn. Khi nắm được kiến thức, gia đình chị Ngân đã chuyển 5.000 m2 đất vườn sang trồng các loại rau trái vụ như bắp cải, dưa chuột,...

Đồi cỏ hồng mới toanh ở Mộc Châu lãng mạn như phim Hàn

Sơn La - Đồi cỏ hồng ở Mộc Châu đang được giới trẻ truyền tai nhau là điểm check-in đẹp không kém các đồi cỏ hồng Đà Lạt. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/doi-co-hong-moi-toanh-o-moc-chau-lang-man-nhu-phim-han-1415753.html

Giã từ những mùa hoa anh túc, nông dân cao nguyên Mộc Châu- Vân Hồ trở thành những tỷ phú trồng cây ăn quả

Hơn 30 năm về trước, Sơn La từng được biết đến là thủ phủ của cây anh túc (tiền chế để bào chế thành thuốc phiện- cây thuốc phiện), song bằng những nỗ lực của người dân và chính quyền, cây anh túc...

Ông Nguyễn Đình Việt được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

(TN&MT) - Sáng 7/11, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 25 HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh với số phiếu tuyệt đối. Kỳ họp chuyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông qua dự toán thu ngân sách năm 2025 hơn 1,9 triệu tỷ đồng

Sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Quốc hội đồng ý về số thu ngân sách năm 2025 hơn 1,96 triệu tỷ đồng, chi ngân sách hơn 2,54 triệu tỷ đồng; bội chi ngân sách 471.500 tỷ đồng, tương đương 3,8% GDP. ...

Quốc hội “chốt” chỉ tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5-7,0%

Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%... ...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ...

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo Tài nguyên và Môi trường Trân trọng giới thiệu...

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

(TN&MT) - Chiều 12/11, để làm rõ hơn một số nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giải đáp thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. ...

Điều động, bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT

Chiều 12/11, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT về điều động, bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến, Chánh Văn phòng Bộ TN&MT giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT. ...

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori, ...) khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ...

Hai anh em sinh đôi cùng lên đường nhập ngũ

Được biết bố của Thành và Đạt mắc bệnh hiểm nghèo, đã qua đời cách đây gần 2 năm. Người mẹ là bà Nguyễn Thị Anh lam lũ với mấy sào ruộng, vườn rau. Dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nhưng gia đình bà Anh luôn gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng,...

Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông

Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Mới nhất

Giảm mỡ cánh tay bằng cách nào?

Đôi khi được mặc những trang phục sát nách hoặc ngắn tay là niềm mơ ước của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên mỡ cánh tay luôn là một trong những vấn đề khiến nhiều chị em mất tự tin và muốn tìm cách giảm mỡ. ...

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển

Sau phát biểu chào mừng của Chủ tịch Tập đoàn Ericsson và phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Andreas, Phó Chủ tịch nước đã có những chia sẻ ngắn gọn về các chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư và năng lượng của Việt Nam và cơ hội hợp tác đầy tiềm năng dành cho doanh...

King Coffee tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường ở Trung Quốc

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - CEO King Coffee - đã gặp gỡ các đơn vị đối tác tiềm năng tại Trung Quốc, đồng thời giới thiệu các cơ hội hợp tác để King Coffee có thể mở rộng thị trường tại đất nước tỷ dân. Từ ngày 5 - 9/11/2024, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có cơ hội...

5 cung hoàng đạo sẵn sàng làm mọi thứ cho nửa kia

GĐXH - Mỗi người có một cách yêu khác nhau nhưng với 5 cung hoàng đạo dưới đây thì mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu mãnh liệt hơn người khác. ...

Xem ‘tất tần tật’ quy hoạch bất động sản Nha Trang – Khánh Hòa bằng lệnh nói

Người dân có thể kiểm tra quy hoạch bất động sản ở tỉnh Khánh Hòa bằng giọng nói thông qua một ứng dụng trên điện thoại di động. ...

Mới nhất