Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcCuộc truy tìm ngôi mộ bí ẩn của nhà thiên văn Copernicus

Cuộc truy tìm ngôi mộ bí ẩn của nhà thiên văn Copernicus


Suốt nhiều thế kỷ, các chuyên gia không thể xác định hài cốt của Nicholas Copernicus cho đến khi tìm thấy những sợi tóc kẹp trong một cuốn sách.





Tranh vẽ nhà thiên văn Nicholas Copernicus. Ảnh: Jan Matejko/Wikimedia

Tranh vẽ nhà thiên văn Nicholas Copernicus. Ảnh: Jan Matejko/Wikimedia

Nicholas Copernicus là nhà thiên văn học nổi tiếng thời Phục Hưng. Cách đây 5 thế kỷ, ông đưa ra nhận định rằng Trái Đất quay quanh Mặt Trời chứ không phải ngược lại. Bên cạnh đó, ông còn là nhà toán học, kỹ sư, tác giả, nhà lý thuyết kinh tế và bác sĩ. Tuy nhiên, vị trí ngôi mộ của ông từng là một bí ẩn suốt nhiều thế kỷ.

Cuộc đời của Nicholas Copernicus

Nicholas Copernicus chào đời ở Torun, Ba Lan, năm 1473. Ông là con út trong gia đình có 4 người con của một thương gia địa phương. Sau khi cha Copernicus qua đời, một người chú đã lo việc học cho ông. Ông theo học tại Đại học Krakow năm 1491 – 1494, sau đó tại các trường đại học Italy ở Bologna, Padua và Ferrara.

Sau khi nghiên cứu y học, giáo luật, thiên văn toán học và chiêm tinh học, Copernicus trở về quê hương vào năm 1503. Sau đó, ông làm việc cho người chú Lucas Watzenrode the Younger, một giám mục. Copernicus vừa làm bác sĩ vừa tiếp tục nghiên cứu toán học. Thời điểm đó, cả thiên văn lẫn âm nhạc đều được coi là các nhánh của toán. Trong thời kỳ này, ông đã xây dựng hai lý thuyết kinh tế có sức ảnh hưởng lớn, gồm thuyết số lượng tiền tệ năm 1517 và định luật Gresham năm 1519.

Một trong những đóng góp nổi bật nhất của Copernicus cho khoa học là mô hình vũ trụ mang tính cách mạng. Trái với mô hình Ptolemaic thịnh hành thời đó, cho rằng Trái Đất đứng yên và là trung tâm vũ trụ, Copernicus lập luận rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Copernicus thậm chí còn so sánh kích thước của các quỹ đạo hành tinh bằng cách biểu thị chúng theo khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Kiệt tác của ông, cuốn sách De Revolutionibus Orbium Coelestium (Về sự chuyển động của các thiên tinh cầu), xuất bản ngay trước khi ông qua đời vào năm 1543. Tác phẩm đã tạo tiền đề cho những thay đổi lớn trong hiểu biết của nhân loại về vũ trụ, mở đường cho các nhà thiên văn sau này như Galileo Galilei.





Nhà thờ Frombork, nơi chôn cất Copernicus. Ảnh: Lestat/Wikimedia

Nhà thờ Frombork, nơi chôn cất Copernicus. Ảnh: Lestat/Wikimedia

Công cuộc tìm mộ kéo dài hàng thế kỷ

Sau khi qua đời tại Frombork, Ba Lan, năm 1543, Copernicus được chôn cất tại nhà thờ địa phương. Nhà thờ Frombork là nơi an nghỉ của hơn 100 người, đa số nằm trong những ngôi mộ không tên.

Đã có nhiều nỗ lực nhằm xác định vị trí hài cốt của Copernicus từ thế kỷ 16 và 17 nhưng không thành công. Một nỗ lực thất bại khác do hoàng đế Pháp Napoleon thực hiện sau Trận chiến Eylau năm 1807. Napoleon rất tôn trọng Copernicus với tư cách là một nhà bác học, nhà toán học và nhà thiên văn.

Năm 2005, một nhóm nhà khảo cổ Ba Lan bắt đầu tìm kiếm mộ Copernicus. Họ truy tìm theo nhận định của nhà sử học Jerzy Sikorski, người khẳng định Copernicus được chôn cất gần bệ thờ mà ông phụ trách khi làm giáo sĩ tại đây. Đó là bệ thờ Thánh Wacław, ngày nay gọi là bệ thờ Thánh Giá.

Các nhà khoa học phát hiện 13 bộ xương gần bệ thờ này, trong đó có bộ xương không hoàn chỉnh của một người đàn ông 60 – 70 tuổi. Bộ xương đặc biệt này được xác định là trùng khớp nhất với Copernicus. Hộp sọ của bộ xương sau đó được dùng làm cơ sở để phục dựng khuôn mặt.

Ngoài nghiên cứu về hình thái, phân tích ADN thường được sử dụng để nhận diện các hài cốt cổ xưa. Trong trường hợp bộ xương không hoàn chỉnh nói trên, các chuyên gia có thể xác định được gene vì răng vẫn trong tình trạng bảo quản tốt. Tuy nhiên, thách thức nằm ở việc tìm nguồn vật liệu tham chiếu phù hợp: Giới chuyên gia không có hài cốt của bất cứ người họ hàng nào của Copernicus.

Phát hiện kỳ lạ giúp nhận diện hài cốt

Năm 2006, một nguồn vật liệu tham chiếu ADN mới bất ngờ xuất hiện. Các chuyên gia phát hiện vài sợi tóc giữa những trang của một cuốn sách thiên văn mà Copernicus sử dụng suốt nhiều năm. Cuốn sách đang thuộc sở hữu của Bảo tàng Gustavianum tại Đại học Uppsala, Thụy Điển.

Những sợi tóc rất có thể thuộc về Copernicus, người sử dụng chính của cuốn sách. Do đó, chúng được đánh giá là vật liệu tham chiếu tiềm năng để so sánh gene với răng và xương trong mộ. Quá trình so sánh chỉ ra, cả ADN ty thể từ răng và mẫu xương đều khớp với ADN ty thể của tóc, cho thấy hài cốt nhiều khả năng thực sự thuộc về Nicholas Copernicus.

Nỗ lực đa ngành, bao gồm khai quật khảo cổ, nghiên cứu hình thái và phân tích ADN tiên tiến, đã mang đến một kết quả thuyết phục. Phát hiện đáng chú ý này không chỉ làm sáng tỏ nơi an nghỉ của một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất lịch sử khoa học mà còn cho thấy tác dụng to lớn các phương pháp khoa học hiện đại trong việc chứng thực dữ liệu lịch sử.

Thu Thảo (Theo Space)




Source link

Cùng chủ đề

‘Vật liệu mỏng hơn sợi tóc’ giúp mọi bề mặt tạo ra điện mặt trời

Đại học Oxford (Anh) công bố một loại vật liệu mỏng hơn sợi tóc có tên perovskite. Pin mặt trời làm từ vật liệu này có thể ứng dụng ở hầu hết sản phẩm, như ô tô hay điện thoại di động. Với hiệu suất 27%, perovskite cạnh tranh với silicon nhưng có thể đạt tới 45% trong tương lai, điều đặc biệt là perovskite còn mỏng hơn 150 lần. Vật liệu mới này hứa hẹn về triển vọng...

Ồ ạt lắp điện mặt trời ở ban công căn hộ, điều gì xảy ra?

Hệ thống năng lượng mặt trời lắp đặt ở ban công ngày càng phổ biến tại Đức. Hơn 600.000 hệ thống điện mặt trời ban công được lắp đặt.  Năng lượng mặt trời trên mái nhà xuất hiện tại Đức từ năm 2000. Chính phủ nước này đã có chính sách khuyến khích người dân lắp đặt điện mặt trời. Các thiết bị lắp đặt điện mặt trời còn được trợ giá. Trong khi đó, điện mặt trời lắp...

‘Trả lại tên’ cho các liệt sĩ chưa xác định danh tính

Hiện cả nước vẫn còn gần 180.000 liệt sĩ chưa được tìm thấy, khoảng 300.000 liệt sĩ chưa biết tên dù đã đưa hài cốt vào các nghĩa trang. Để trả lại tên cho các liệt sĩ chưa xác định danh tính, các cơ quan chức năng đã thành lập ngân hàng gen liệt sĩ và thân nhân để so sánh kết quả giám định gen (ADN).     Tại gia đình liệt sĩ Nguyễn Chí Cường ở thôn Trung Tiến, xã Tây...

Con người có thể sống trên mặt trăng trong thập kỷ tới

Quan chức NASA nhấn mạnh rằng, cơ quan không gian Mỹ sẽ có đủ nguồn lực để duy trì sự sống cho con người trong môi trường khắc nghiệt của vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.Định cư trên mặt trăngDù kế hoạch định...

Phát hiện 10 hài cốt liệt sỹ cùng nhiều vỏ đạn, bình tông

Ngày 16/7, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, viếng 10 hài cốt liệt sỹ vừa được quy tập tại khóm 3B, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).Trước đó, từ tin báo của người dân, Đội quy tập hài cốt liệt sỹ, Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 (Quân khu 4) đã khảo sát, tìm kiếm được 2 hài cốt liệt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Đề xuất tự học lý thuyết giấy phép lái xe tại nhà từ 2025, theo dự thảo mới của Bộ Giao thông Vận tải

Tự học lý thuyết cho các hạng A1, A và B1 Một trong những điểm nổi bật của dự thảo là việc cho phép người dân tự học lý thuyết thi giấy phép lái xe tại nhà đối với các hạng A1, A (xe máy) và B1. Dù có...

Techfest 2024 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Liên kết để phát triển bền vững

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo – Techfest vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung năm 2024 tại tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề: “Liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo,...

Nhiều tỉnh, thành bị bão lũ đã được khôi phục sóng di động

Ngày 14-9, nhà mạng VinaPhone cho biết đã được khôi phục 97% các cơ sở hạ tầng trạm di động và đảm bảo liên lạc thông suốt tại nhiều địa phương. Riêng tại Yên Bái đến thời điểm này đã có 100% sóng di động.Trước đó, VNPT đã triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục (xử lý truyền tải, đảm...

Quy chuẩn còi ôtô sẽ được áp dụng trong đăng kiểm từ năm 2025

Việc quy định cụ thể về còi xe nhằm tăng cường an toàn giao thông, đảm bảo hệ thống còi trên các phương tiện vận tải đáp ứng các yêu cầu về âm lượng và độ ổn định. Theo đó, đăng kiểm viên sẽ kiểm tra còi thông qua việc...

Tôn vinh 38 nhà khoa học nữ tài năng của Việt Nam

Kể từ khi triển khai tại Việt Nam năm 2009, Giải thưởng khoa học L’Oréal – UNESCO "Vì sự phát triển Phụ nữ trong Khoa học" đã vinh danh và trao học bổng nghiên cứu cho 38 nhà khoa học nữ trẻ tài năng của Việt Nam (trong đó có 3 người đã được trao giải Tài năng trẻ triển vọng quốc tế năm 2015, 2018 và 2022) vì những đóng góp nổi bật của họ trong...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024 là sự kiện thể hiện mục tiêu, quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học-công nghệ lớn của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Sự kiện còn là dịp để tham vấn cơ chế chính sách cho hoạt động đầu tư khởi nghiệp...

Trao Kỷ lục Việt Nam cho Wolfoo Game

Trong khuôn khổ sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập của Sconnect Việt Nam (Sconnect) vừa diễn ra tại Hà Nội, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã vinh danh và trao chứng nhận xác lập kỷ lục là “Đơn vị sản xuất và phát hành series Wolfoo Game cho trẻ em đạt chứng nhận Teacher Approved (được Giáo viên phê duyệt) của Google Play nhiều nhất tại Việt Nam”, với số lượng 54 games...

Facebook ra mắt tính năng ‘bình luận ẩn danh’ giúp bảo mật thông tin cá nhân

Facebook, một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới, từ lâu đã trở thành công cụ quan trọng để kết nối bạn bè, gia đình và chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, song hành với sự tiện ích đó, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân luôn...

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Chưa chỉ ra được khi nào tai biến xảy ra Đánh giá về mặt địa chất khu vực miền núi phía bắc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa chất cho biết, phần lớn diện tích khu vực miền núi phía bắc được cấu tạo bởi các loại đá cổ bị phong hóa mạnh. Lớp vỏ phong...

Ngư dân Bình Định liên tiếp cứu hộ rùa biển quý hiếm

TPO - Ngày 16/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định cho biết, đã có quyết định tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích trong công tác bảo vệ và bảo tồn rùa biển. Theo Chi cục Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT Bình Định, vào các tháng 3,7,8 - có 3 ngư dân hành nghề câu cá ngừ đại dương ở thị xã Hoài Nhơn...

Mới nhất

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường...

tạm đình chỉ tiệm trà sữa

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THCS Tôn Đức Thắng (địa chỉ: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Trong đó, có khoảng 21 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và chóng mặt sau khi ăn thực phẩm...

Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024: Âm vang miền duyên hải

Tối 16-9, tại Công viên thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TPHCM) diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024, chủ đề “Nghinh Ông Cần Giờ - Âm vang miền duyên hải” và Lễ mừng công Ngư dân Cần Giờ. Chương trình do Ban Tổ chức kỷ niệm các...

Mới nhất