Trang chủNewsDu lịchPhụ nữ Quảng Ngãi làm du lịch

Phụ nữ Quảng Ngãi làm du lịch


Vừa chèo ghe vừa làm hướng dẫn viên du lịch

Ở thôn Phú Long, xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) có gần 40 phụ nữ gắn bó với nghề chài lưới ở đầm An Khê. Từ khi đầm An Khê trở thành một phần của hệ thống di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, hàng chục phụ nữ ở đây vừa chèo ghe (thuyền nhỏ) vừa làm hướng dẫn viên du lịch chở du khách khi đi tham quan, trải nghiệm trên đầm.

Phụ nữ Quảng Ngãi làm du lịch- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Xị (bìa phải) tham gia chèo ghe chở khách tham quan đầm An Khê (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi)

Với kinh nghiệm 40 năm gắn bó với nghề chài lưới trên đầm An Khê, bà Nguyễn Thị Xị (56 tuổi, ở thôn Phú Long, xã Phổ Khánh) trở thành người lái đò đáng tin cậy của du khách khi đến tham quan. Theo bà Xị, 2 năm trở lại đây đầm An Khê thu hút rất đông khách du lịch, nhất là trong dịp hè. Bình quân mỗi ngày bà chở từ 5 – 7 lượt đoàn khách đến tham quan.

“Thấy đầm An Khê trở thành địa điểm thu hút khách tham quan, chúng tôi vui và quý trọng lắm. Trong mỗi chuyến đi, chúng tôi đều hướng dẫn, giới thiệu và đưa du khách đến những địa điểm có cảnh đẹp của quê hương như bãi Dừa, lạch An Khê. Chúng tôi mong mọi người khi đến tham quan đầm An Khê đều vui vẻ, hài lòng và sẽ quay trở lại. Vậy nên chúng tôi luôn lấy chân tình để đối đãi với du khách. Còn về tiền bạc, du khách đưa bao nhiêu thì chúng tôi nhận bấy nhiêu chứ không đòi hỏi và không bao giờ lấy trên 100.000 đồng/chuyến”, bà Xị bày tỏ.

Phụ nữ Quảng Ngãi làm du lịch- Ảnh 2.

Phụ nữ ở thôn Phú Long, xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) làm du lịch cộng đồng

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nằm ngay bên đầm An Khê, bà Phạm Thị Luật (56 tuổi, ở thôn Phú Long, xã Phổ Khánh) kể đã theo cha mẹ gắn bó với nghề chài lưới từ thuở nhỏ. Đến nay, bà đã có 48 năm làm nghề đánh lưới, cào hến trên đầm An Khê.

Bà Luật kể, do cha mất sớm, cuộc sống gia đình quá khó khăn nên mới 8 tuổi bà đã theo mẹ đi đánh lưới trên đầm An Khê để kiếm sống. Đến năm 12 tuổi, bà bắt đầu có thể thay mẹ chèo ghe. Rồi cứ thế cho đến khi lấy chồng, bà lại cùng chồng tiếp tục nghề sông nước. Sau này, khi chồng đau ốm thì bà chài lưới trên đầm một mình để mưu sinh.

Tạo thu nhập ổn định

“Cuộc mưu sinh trên đầm An Khê của tôi cùng các ngư phủ nơi đây thường bắt đầu từ 7 giờ tối cho đến rạng sáng ngày hôm sau. Vào mùa mưa, lượng hải sản trong đầm rất nhiều, sau mỗi chuyến đánh bắt, tôi kiếm được từ 500.000 – 700.000 đồng, có khi lên đến 1 triệu đồng. Còn vào mùa nắng, khi những mẻ lưới dần nhẹ đi, tôi làm thêm nghề cào hến, săn dọp trên đầm, đồng thời làm thêm nghề lái đò hướng dẫn du khách tham quan. Cứ thế, vợ chồng tôi nuôi được 5 con khôn lớn, ăn học thành tài”, bà Luật vui vẻ kể.

Phụ nữ Quảng Ngãi làm du lịch- Ảnh 3.

Chương trình Đêm ẩm thực làng quê tại làng du lịch cộng đồng Bình Thành

Theo bà Nguyễn Thị Phít, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Phú Long, hiện nay thôn Phú Long còn gần 40 phụ nữ bám nghề chài lưới trên đầm An Khê, trong đó có khoảng 10 người sống gần đầm An Khê đã nhận chở thêm du khách tham quan, du lịch trên đầm.

“Vào những tháng mùa nắng, nhất là từ tháng 5 – 8, một phụ nữ nhận chở du khách đi tham quan có thêm nguồn thu nhập từ 100.000 – 500.000 đồng/ngày. Đây là hướng phát triển kinh tế có nhiều triển vọng nên về lâu dài những phụ nữ có kinh nghiệm sông nước tại địa phương cần được định hướng, hỗ trợ thêm để tiến tới phục vụ du khách chuyên nghiệp hơn và phát triển sinh kế bền vững hơn”, bà Phít nói.

Phụ nữ Quảng Ngãi làm du lịch- Ảnh 4.

Vườn trái cây ở thôn Bình Thành (xã Hành Nhân, H.Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) trở thành điểm trải nghiệm thú vị của học sinh

Phát triển du lịch cộng đồng

Còn tại thôn Bình Thành, xã Hành Nhân (H.Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) có nhiều vườn trái cây, chất lượng không thua kém so với trái cây ở miền Tây. Ở đây người dân trồng các loại cây như bưởi, chôm chôm, chuối ngự, sầu riêng.

Ngoài các sản phẩm về cây trái, thôn Bình Thành còn giữ được nghề truyền thống đã có từ cách đây hơn 100 năm là nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề làm bánh ít, bánh su sê, bánh bột lọc. Đây là dịch vụ trải nghiệm đầy thú vị để phục vụ du khách đến tham quan, đặc biệt là học sinh đến trải nghiệm.

Vậy nên ở đây có nhiều phụ nữ tham gia các khóa học làm du lịch, tham quan mô hình làm du lịch cộng đồng ở nhiều nơi. Từ đó, những người nông dân ở đây đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ và du lịch cộng đồng Bình Thành để làm du lịch cộng đồng nhằm kiếm thêm thu nhập và quảng bá, giới thiệu về quê hương.

Phụ nữ Quảng Ngãi làm du lịch- Ảnh 5.

Du khách tham gia trải nghiệm làm bánh truyền thống tại làng du lịch cộng đồng Bình Thành (xã Hành Nhân, H.Nghĩa Hành, Quảng Ngãi)

Những ngày này, nhà bà Trần Thị Nhơn (66 tuổi, xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ và du lịch cộng đồng Bình Thành) liên tục đón những đoàn khách đến trải nghiệm nghề làm bánh truyền thống. Điểm đặc biệt, mọi công đoạn làm bánh đều được bà Nhơn thực hiện thủ công, giữ nguyên cách làm truyền thống nên đòi hỏi nhiều công sức, sự tỉ mỉ, đó cũng chính là điểm thu hút du khách khi đến đây. Vào mùa cao điểm du lịch, mỗi tháng bà Nhơn đón khoảng 4 – 5 đoàn khách, mỗi đoàn khoảng từ 50 – 70 lượt du khách trải nghiệm làm bánh dưới sự hướng dẫn của bà.

“Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm bánh tét, bánh bột lọc… tôi tận tình hướng dẫn du khách làm từng chiếc bánh, giảng giải về nguồn gốc mỗi loại bánh để du khách hiểu rõ hơn về món bánh truyền thống. Đến nay, thương hiệu bánh dân gian của tôi đã trở thành điểm đến yêu thích của du khách khi đến Bình Thành”, bà Nhơn nói.

Còn bà Lê Thị Môn (xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ và du lịch cộng đồng Bình Thành) cho biết bà làm bánh ít đã 13 năm rồi, mỗi ngày làm từ 500 – 1.000 cái. Bà Môn vừa làm bánh bán mỗi ngày vừa tham gia làm du lịch cộng đồng với địa phương.

“Tôi thu nhập từ làm bánh mỗi ngày khoảng 300.000 – 400.000 đồng. Từ khi vừa làm bánh vừa làm du lịch, tôi thấy công việc làm bánh không chỉ kiếm thu nhập mà còn mang đến niềm vui cho mọi người, lại vừa quảng bá được bánh ít truyền thống”, bà Môn chia sẻ.

Chị Lê Thị Thu Tiền, du khách đến từ TP.Quảng Ngãi, cho biết chị đã đi nhiều nơi, khám phá nhiều điều thú vị, song chưa khi nào có được cảm giác gần gũi, thân thuộc và nhiều điều đặc biệt như ở Bình Thành (xã Hành Nhân). Đến đây, chị và bạn bè, người thân được khám phá cách người nông dân gói ram bắp, biết cách chế biến món bánh ít… “Đồng thời, các con tôi cũng được trải nghiệm làm các món truyền thống và tham quan vườn trái cây”, chị nói.

Ông Đinh Xuân Sâm, Chủ tịch UBND H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), cho biết việc xây dựng làng Bình Thành trở thành làng du lịch và có được kết quả như hôm nay là một bước đi mới trên cơ sở phát huy thế mạnh về nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương.

Tạo điểm nhấn trải nghiệm

Với kết quả trong thời gian qua và sự tham gia tận tình của bà con nông dân, địa phương sẽ tiếp tục làm “bà đỡ” để Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ và du lịch cộng đồng Bình Thành tiến tới hình thành sản phẩm du lịch OCOP 3 sao. Trong đó, sẽ xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với cộng đồng tại thôn Bình Thành để tạo điểm nhấn trải nghiệm cho du khách khi đến tham quan.

Ông Đinh Xuân Sâm (Chủ tịch UBND H.Nghĩa Hành)



Source link

Cùng chủ đề

Mang bản sắc văn hoá Cần Thơ đến với du khách

06/07/2024 14:30 (PLVN) - Với nhiều hoạt động mang đậm chất miền Tây sông nước, Ngày hội Du lịch sinh thái Phong Điền (TP Cần Thơ) lần thứ XI năm 2024 hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Ngày hội diễn ra đến hết ngày 9/7 tại quảng trường huyện Phong Điền (TP cần Thơ). Ngày 6/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ phối hợp với UBND huyện Phong Điền...

Vườn nho trĩu quả giữa sông Tiền đón khách tham quan miễn phí

Xúm xít đi check-in vườn nho sai trái của lão nông An GiangTTO - Dịp cuối tuần, đông đảo du khách dắt theo bọn trẻ xúm xít đi check-in vườn nho của lão nông ở huyện Chợ Mới, An Giang đang sai trái vụ đầu tiên. Đây là mô hình làm kinh tế du lịch khá độc đáo, kiếm tiền triệu mỗi...

Nông dân miền Tây biến vườn thành điểm ‘check-in’ Tết

Đồng ThápNhững ngày cận Tết, vườn quýt hồng Ba Liên của anh Phan Văn Sang ở huyện Lai Vung vẫn tấp nập đón hàng trăm khách tham quan, chụp ảnh. Cùng thời điểm này, nhiều nhà vườn khác trong huyện vẫn đang chạy đôn chạy đáo tìm thương lái để tiêu thụ quýt.Ba năm trước, anh Sang có ý tưởng phát triển vườn quýt hồng của gia đình thành điểm du lịch sinh thái sau khi nhận thấy những...

Vùng vải nghìn tỷ làm du lịch

Trồng cây ăn quả làm du lịchChủ tịch xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) Bùi Đức Văn cho biết, từ năm 2019 tới nay, mỗi vụ thu hoạch cây ăn trái, thôn Ngọt đón hàng ngàn lượt du khách tới tham quan, trải nghiệm.Khách mua nguyên cây ăn quả bắt đầu cho thu hoạch, có thể là vải, nhãn, cam, bưởi - mùa nào thức nấy, sau đó tự trèo hái, thu hoạch, tự tay trẩy những loại...

Cô gái gác bằng cử nhân, về cù lao làm du lịch với vườn dừa

Tốt nghiệp đại học ngành điện tử - viễn thông, chị Đoàn Thị Diễm Kiều, ngụ tại Q.Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) quyết định gác bằng, rẽ hướng làm du lịch từ vườn dừa rộng 1 ha. Tận dụng lợi thế quê nhà Điểm du lịch Vườn dừa Tân Lộc của chị Kiều tọa lạc tại cù lao Tân Lộc, Q.Thốt Nốt (TP.Cần Thơ), rộng 1 ha, trồng hơn 500 cây, với các giống dừa: ta, xiêm, dứa… Trong vườn có nhiều mương nước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Làm gì để khai thác tài nguyên du lịch ở vùng “nghĩa địa tàu đắm”?

Từ thắng cảnh độc đáo Vài năm trở lại đây, thắng cảnh Hòn Nhàn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều du khách đến tham quan, khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Vùng đảo đá này được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa nên được ví như “Gành Đá Đĩa” thứ 2 - sau Gành Đá Đĩa của tỉnh Phú Yên. Xung quanh Hòn...

Nhiều điểm nhấn đặc biệt trong chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh VN tại Mỹ

Theo Đại sứ, các bộ phim cũng chính là công cụ ngoại giao quyền lực mềm và giao lưu văn hóa mạnh mẽ, là cầu nối cho những khác biệt về văn hóa và tăng cường hơn nữa sự kết nối giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Ngành công nghiệp điện ảnh không chỉ là giải trí mà nó còn là một công cụ mạnh mẽ để kể những...

Các điểm du lịch miền Bắc mở cửa đón khách trở lại sau bão Yagi

Sa Pa – Khắc phục thần tốc Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng tại miền Bắc, đã nhanh chóng phục hồi sau những tác động do hoàn lưu bão số 3 và chào đón du khách trở lại. May mắn ít bị ảnh hưởng...

Trẻ em Sơn Tây vui Trung thu cùng Nghệ sỹ Xuân Bắc và Tự Long

Những năm vừa qua, chương trình “Trung thu thành cổ” với sự xuất hiện của các nghệ sỹ nổi tiếng đã trở thành “đặc sản” của thị xã Sơn Tây.Lãnh đạo thị xã Sơn Tây mong muốn chương...

Ảnh: Giới thiệu chương trình xúc tiến Du lịch

Thực hiện: Nam Nguyễn | 16/09/2024 ...

Cùng chuyên mục

Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung thu hút hàng chục vạn du khách theo đạo Cao Đài

Tối 17/9, hàng vạn người theo đạo, du khách, cùng người dân trong tỉnh Tây Ninh và nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã tề tựu về nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh để dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2024Tòa thánh Cao đài Tây Ninh tổ chức Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2022Ban Tôn giáo Chính phủ mừng đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung đạo Cao ĐàiĐại lễ Hội yến...

Hai bộ xương cá Ông ở đảo Lý Sơn được xác nhận lớn nhất Việt Nam

Được biết, Di tích Lăng Tân - nơi bảo tồn hai bộ xương cá Ông luôn là điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá đảo núi lửa Lý Sơn. Năm 2023, Lý Sơn đón...

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đón hơn 4,9 triệu lượt khách

Trong đó, tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I) là 4.792.064 lượt người, tăng 87,6% so với cùng kỳ năm 2023; Cửa khẩu Bắc Luân II là 190.177 lượt người. Trong số 4.792.064 lượt người XNC qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I) có 2.397.218 lượt người nhập cảnh, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2023 và 2.394.846 lượt người xuất cảnh, tăng 87,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tại Cửa khẩu...

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn “HorecFex Việt Nam 2024”

Chiều 17/9, Liên Chi hội Khách sạn Việt Nam, Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng tổ chức lễ công bố sự kiện triển lãm và diễn đàn công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành khách sạn "HorecFex Việt Nam 2024".Với chủ đề "Dẫn dắt tương lai ngành khách...

Tổ chức năm Du lịch Quốc gia

Nâng tầm Năm Du lịch Quốc giaPhát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong cho biết, Thừa Thiên Huế là địa phương có lịch sử phát triển du lịch lâu năm, với cách làm du lịch bền vững và tư duy "hợp thời".Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương trọng điểm trên bản đồ du...

Mới nhất

Petrovietnam hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Lê Anh Chiến – Phó trưởng Ban phụ trách Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn; đồng chí Lê Quang Toán - Phó Chủ tịch thường trực Hội Cựu chiến binh Tập đoàn; đồng chí Phạm Đăng An – Bí thư Đoàn Thanh niên Tập đoàn; đại diện Ban Truyền...

Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Chiều ngày 17/9, trong chuỗi sự kiện tại Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh, thành phố năm 2024....

Các Bộ trưởng ASEAN thông qua Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng

Sáng ngày 16/9/2024, các Hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM 56) đã khai mạc tại Viêng Chăn, Lào, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith cùng sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên...

Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng?

Dự báo giá cà phê ngày 18/9/2024, tại thị trường trong nước tiếp đà giảm. Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2024 Việt Nam xuất đi 76.214 tấn cà phê, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 8 tháng đầu năm xuất khẩu chưa tới 1,1 triệu tấn, giảm hơn...

Mới nhất