Trang chủNewsChính trịQuốc hội Việt Nam - 80 năm đổi mới và phát triển...

Quốc hội Việt Nam – 80 năm đổi mới và phát triển về hoạt động lập hiến, lập pháp, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay, Việt Nam đã ban hành 05 bản Hiến pháp, bao gồm: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013. Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong hoàn cảnh và thời điểm lịch sử nhất định, nhằm thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Trọng Hải

Tại Hội thảo “Quốc hội Việt Nam – 80 năm đổi mới và phát triển về hoạt động lập hiến, lập pháp”, diễn ra sáng 21/10, tại Nhà Quốc hội, do Ủy ban Pháp luật phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, nhấn mạnh hoạt động lập hiến, lập pháp là một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong hoạt động Quốc hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp Nguyễn Văn Hiển nêu rõ, việc tổ chức Hội thảo nhằm cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn và đánh giá sự kiện, tổng kết lịch sử, phân tích bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra những dự báo cũng như kiến nghị nhằm tiếp tục đổi mới hoạt động lập hiến, lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong thời gian tới.

Hội thảo “Quốc hội Việt Nam - 80 năm đổi mới và phát triển về hoạt động lập hiến, lập pháp” -0

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Internet.

Quốc hội Việt Nam đã trải 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển. Nói về Hiến pháp năm 1946, TS. Dương Thị Thanh Mai nhấn mạnh, đây là bản Hiến pháp thể hiện sâu sắc tư tưởng lập hiến dân chủ pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với 03 giá trị cốt lõi, đó là: Hiến pháp dân chủ xác lập chủ quyền nhân dân gắn với quyền dân tộc tự quyết; Hiến pháp là phương tiện pháp lý để nhân dân chuyển giao quyền lực của nhân dân cho Nhà nước thực hiện và kiểm soát việc Nhà nước thực hiện quyền lực do nhân dân giao phó; Hiến pháp xác lập nguyên tắc “đảm bảo các quyền tư do, dân chủ” của công dân gồm quyền chính trị, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản, quyền nhân dân. Những giá trị cốt lõi này của Hiến pháp 1946 được kế thừa, tiếp biến qua các giai đoạn lịch sử của đất nước tạo nên lịch sử lập hiến đầy thách thức của Việt Nam.

Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. Hiến pháp 1959 (Hiến pháp sửa đổi) phản ánh quan hệ xã hội mới đó và tạo cơ sở pháp lý cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà.

Về mặt lập pháp, thay đổi quan trọng nhất là Quốc hội, nếu như trước đây, tại Hiến pháp năm 1946 Quốc hội chỉ có quyền “đặt ra các pháp luật” thì ở Hiến pháp 1959, “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Giai đoạn Hiến pháp năm 1959, Quốc hội Việt Nam từ khóa II đến khóa V đã trải qua 16 năm hoạt động (từ tháng 7/1960 đến tháng 6/1976), Quốc hội đã thông qua 01 bản Hiến pháp và 07 luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua 16 pháp lệnh nhằm kiện toàn bộ máy nhà nước, mở rộng dân chủ với nhân dân, tăng cường chuyên chính với kẻ thù để bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Tiếp đến, việc xây dựng Hiến pháp năm 1980 diễn ra trong hoàn cảnh chúng ta giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng thời đương đầu với khó khăn mới ở cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và cuộc chiến tranh chống chế độ diệt chủng ở Campuchia. Tuy nhiên, sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt nam đã đưa đường lối đổi mới, đòi hỏi phải sửa đổi toàn diện Hiến pháp 1980.

Ngày 12/8/1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết “về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1980 và việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân”. Tiếp đó, Hiến pháp năm 1992 được thông qua ngày 15/4/1992 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 8. Đây là bản Hiến pháp hoàn toàn mới, đáp ứng chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đất nước trong giai đoạn đổi mới.

Trước yêu cầu thể chế hóa các định hướng lớn đối với sự phát triển đất nước được xác định trong Cương lĩnh của Đảng (sửa đổi, bổ sung năm 2011) ở tầm Hiến pháp, việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 được đặt ra như một tất yếu, cấp bách. Để thực hiện chủ trương của Đảng về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, ngày 06/8/2011, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 06 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp. Sau hơn 2 năm, trải qua một quy trình lập hiến vừa chặt chẽ, vừa dân chủ, khoa học với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, dự thảo Hiến pháp đã được Quốc hội khóa XIII nhất trì thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 28/11/2013, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của lịch sử lập hiến.

Có thể nói, nghiên cứu Hiến pháp Việt Nam qua các giai đoạn phát triển khác nhau cho thấy, Nhà nước ta thông qua hoạt động lập hiến đã thể chế hóa đúng đắn, đầy đủ kịp thời quan điểm về chủ nghĩa lập hiến của Đảng ta trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Mỗi bản Hiến pháp được ban hành đánh dấu một bước phát triển mới của chủ nghĩa lập hiến của Việt Nam theo hướng phản ánh nhu cầu lập hiến của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong mỗi thời kỳ.

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sau Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới cũng có nhiều nội dung liên quan đến hoạt động lập hiến ở nước ta trong giai đoạn mới. Đây cũng là cơ sở chính trị của việc đổi mới hoạt động lập hiến ở Việt Nam trong giai đoạn mới./.

Thu Hằng

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Tối 4/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh". Sự kiện do Hội đồng Thương hiệu Quốc gia phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, nhằm thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng các thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, ngành và doanh nghiệp theo hướng...

Lịch trình của ông Trump, bà Harris trong ngày bầu cử Mỹ

  Ngay trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024 - ngày 5.11, hơn 77 triệu cử tri đã tham gia bỏ phiếu sớm, bằng bầu cử trực tiếp hoặc qua thư. Ngày bầu cử Mỹ đang đến gần. Chỉ vài giờ nữa, những lá phiếu cuối cùng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 sẽ được bỏ vào thùng phiếu để lựa chọn giữa ứng viên Đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump làm người đứng đầu...

20 tuyển thủ thể hình Việt Nam dự giải vô địch thể hình thế giới

20 tuyển thủ thể hình Việt Nam dự giải vô địch thể hình thế giới. Đội thể hình Việt Nam đã lên đường tham dự giải vô địch thế giới 2024 được tổ chức tại Maldives với mục tiêu có kết quả tốt nhất. Đây là một trong những chuyến xuất quân lớn nhất của thể hình Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ 8 ngôi vô địch cá nhân cùng vị trí á quân toàn đoàn đã giành...

Ninh Thuận chú trọng nâng cao đời sống đồng bào Raglay

Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn lực, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng quan tâm nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đồng bào Raglay trên địa bàn tỉnh Ninh...

Bạn có biết vì sao bầu cử Mỹ lại rơi vào thứ Ba, sau thứ Hai của tháng 11?

Trong khi hầu hết các nước tổ chức bầu cử vào cuối tuần để thuận tiện cho cử tri thì ngày bầu cử Mỹ luôn diễn ra vào thứ Ba đầu tháng 11. Tại sao lại có điều này? Đây có phải là trùng hợp ngẫu nhiên hay còn sự sắp đặt nào khác?   Quyết định lịch sử từ năm 1845 Trước đây, tại các kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đầu tiên, mỗi bang đều tự quyết ngày bỏ phiếu....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Tối 4/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh". Sự kiện do Hội đồng Thương hiệu Quốc gia phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, nhằm thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng các thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, ngành và doanh nghiệp theo hướng...

20 tuyển thủ thể hình Việt Nam dự giải vô địch thể hình thế giới

20 tuyển thủ thể hình Việt Nam dự giải vô địch thể hình thế giới. Đội thể hình Việt Nam đã lên đường tham dự giải vô địch thế giới 2024 được tổ chức tại Maldives với mục tiêu có kết quả tốt nhất. Đây là một trong những chuyến xuất quân lớn nhất của thể hình Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ 8 ngôi vô địch cá nhân cùng vị trí á quân toàn đoàn đã giành...

Chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang nhiều thông điệp và ý nghĩa quan trọng

Từ ngày 05-08/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady– Chao Phraya– Mekong (ACMECS) lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia–Lào– Myanmar – Việt Nam (CLMV) và thăm, làm việc tại Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình - Ảnh: Bộ Ngoại giao Theo Thứ trưởng Ngoại giao,...

Máy đo tiểu đường liên tục là gì? Đối tượng cần sử dụng

Máy đo đường huyết liên tục (viết tắt là CGM) hay nhiều người vẫn gọi là máy đo tiểu đường liên tục được đánh giá là trợ thủ đắc lực cho người bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại máy này này và những đối tượng cụ...

Mẹo xóa quầng thâm mắt vĩnh viễn và lời khuyên cho bạn

Những quầng thâm ở mắt khiến bạn có vẻ mệt mỏi, u buồn hơn và già hơn so với tuổi. Đây cũng là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy e ngại, mất tự tin. Vậy có cách nào xóa quầng thâm mắt vĩnh viễn được không? ...

Bài đọc nhiều

“Lãng phí đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển”

Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là thời điểm để định hình tương lai của chúng ta”. ...

Đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

Kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, dìu dắt, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam, trong đó có đối ngoại Đảng, đã vươn lên tầm vóc mới, vinh dự mang danh hiệu “ngoại giao Thời đại Hồ Chí Minh”. Đối...

Củng cố và phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Cuba

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Chủ tịch Quốc hội) Cuba Esteban Lazo Hernandez thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2-3/11. Sáng 2/11, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì lễ đón. Sau lễ đón hai bên hội đàm. Hai bên tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan lập phát hai...

Nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng

Ngày 4/11, tại TPHCM, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước đã vinh dự nhận Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng. Đến dự và trao Huy hiệu 45 tuổi Đảng...

Đại tá Nguyễn Hữu Phước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa

NDO - Chiều 4/11, tại Công an tỉnh Khánh Hòa, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Công an chủ trì lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ. Cùng dự có các đồng chí Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Tại buổi lễ, Bộ Công an công bố quyết định...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Tối 4/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh". Sự kiện do Hội đồng Thương hiệu Quốc gia phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, nhằm thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng các thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, ngành và doanh nghiệp theo hướng...

Chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang nhiều thông điệp và ý nghĩa quan trọng

Từ ngày 05-08/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady– Chao Phraya– Mekong (ACMECS) lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia–Lào– Myanmar – Việt Nam (CLMV) và thăm, làm việc tại Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình - Ảnh: Bộ Ngoại giao Theo Thứ trưởng Ngoại giao,...

Đại tá Nguyễn Hữu Phước giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa

NDO - Chiều 4/11, tại Công an tỉnh Khánh Hòa, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Công an chủ trì lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ. Cùng dự có các đồng chí Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Tại buổi lễ, Bộ Công an công bố quyết định...

Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về 4 nội dung sau: Một là, Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch...

Lào Cai tiếp tục nỗ lực toàn diện để vượt qua khó khăn

Ngày 4/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024. Tham dự cuộc họp có đầy đủ các ban ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường. Tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn, thách thức (đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi), tuy...

Mới nhất

Quan chức Nga nói ông Trump có thể nguy hiểm tính mạng vì chuyện Ukraine

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cho biết Moscow không đặt kỳ vọng cao vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5.11 Trong một bài viết trên kênh Telegram ngày 3.11, ông Medvedev cho rằng với Nga, cuộc bầu cử này sẽ không làm thay đổi điều gì...

Lý do đàn ông thích phụ nữ vóc dáng nhỏ nhắn?

Phụ nữ có vóc dáng mảnh mai, nhỏ nhắn không chỉ mặc đồ đẹp mà còn thu hút đàn ông hơn. ...

Ông Trump chỉ trích cuộc thăm dò ông thua ở Iowa là giả mạo

Ông Trump cho rằng cuộc thăm dò nói ông thua bà Harris ở bang Iowa là 'giả mạo', cùng nhiều cuộc thăm dò khác có tham nhũng. Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump - Ảnh: REUTERS Ngày 4-11, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích cuộc thăm dò cho thấy ông thua đối thủ Kamala Harris ở...

Ông Trump và bà Harris tự tin trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ

Cả hai ứng viên Tổng thống Mỹ là ông Trump và bà Harris đều tỏ ra tự tin về khả năng trở thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng. Tờ The Hill ngày 4/11 cho biết, ứng viên Tổng thống Cộng hòa Donald Trump mới đây đã thể hiện sự tự tin cao độ trong sự kiện vận động ở Bắc...

Trương Mỹ Lan xin lại biệt thự cổ, du thuyền, 19 ô tô

(VTC News) - Bị cao Trương Mỹ Lan xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt và mong nhận lại được các tài sản gồm tòa biệt thự cổ, 2 du thuyền và nhiều căn nhà trên phố Nguyễn Huệ... Chiều 4/11, phiên toà xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo...

Mới nhất