Trang chủChính trịChủ quyềnCần giải pháp tổng thể để đảm bảo an ninh nguồn nước...

Cần giải pháp tổng thể để đảm bảo an ninh nguồn nước cho Đồng bằng sông Cửu Long


Khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công tiếp tục diễn biến phức tạp

Phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của 4 đơn vị trong lĩnh vực tài nguyên nước, bà Nguyễn Hồng Phượng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết, với gần 95% dòng chảy sông Mê Công đến từ nước ngoài, nguồn tài nguyên nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (khu vực được xem là vựa lúa số 1 Việt Nam) dễ bị tổn thương và rất nhạy cảm trước biến động gây ra từ các hoạt động phát triển, đặc biệt là phát triển thủy điện ở khu vực thượng lưu sông Mê Công.

ubsmk_mrs.jpg
Bà Nguyễn Hồng Phượng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội nghị

Hiện nay, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khi các quốc gia thượng nguồn đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thủy điện, dự án thủy lợi để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Các hoạt động đó khiến Việt Nam phải chứng kiến sự biến động bất thường của chế độ dòng chảy, suy giảm nhanh chóng lượng phù sa, cát, nguồn dinh dưỡng về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thực tế những năm gần đây, các biến động trên ngày càng khó lường với tần suất lớn đã gây ra nhiều tác động bất lợi đối với Đồng bằng sông Cửu Long như: Các diễn biến cực đoan của lũ và hạn; gia tăng xâm nhập mặn, suy giảm môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sinh, thủy sản; gia tăng hiện tượng sạt lở lòng bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế liên quan đến tài nguyên nước và đe dọa đời sống của hàng triệu người dân (đa số là người dân nghèo, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nước và các loại tài nguyên có liên quan của sông Mê Công).

Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Hồng Phượng, dữ liệu thống kê từ năm 2010 đến nay cũng cho thấy lượng mưa trung bình trong mùa khô đã suy giảm trung bình từ 10-30%, từ đó làm suy giảm dòng chảy mùa khô từ 5-10%. Cá biệt có những năm ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng như năm 2016, 2020; kết hợp với sự gia tăng mực nước biển đã khiến mức độ xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, mặn xâm nhập vào sâu trong sông 20-25km so với trung bình nhiều năm.

anh-kem-bai-dbscl.jpg
An ninh nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nhiều thách thức

Đặc biệt, chỉ tính riêng đợt hạn mặn năm 2015-2016, ước tính thiệt hại cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long lên đến khoảng 5.500 tỷ đồng.

Nhận định thêm về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cũng đưa ra cảnh báo từ tháng 1-2/2024, hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục duy trì với xác suất trên 95%. Sau đó, xác suất của hiện tượng El Nino giảm xuống mức 60-85% vào thời kỳ tháng 3-5/2024.

Do vậy, theo ông Mai Văn Khiêm, trong các tháng mùa khô năm 2024, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

“Nếu xâm nhập mặn kéo dài với độ mặn cao, một số vùng dọc theo sông Tiền, sông Hậu thuộc Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến TreTiền Giang có thể bị hạn mặn cục bộ cho các trà lúa và vườn cây ăn trái,” ông Mai Văn Khiêm lưu ý và khuyến cáo người dân cần có kế hoạch ứng phó, chủ động trước xâm nhập mặn.

Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

Trước những dự báo trên, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho rằng các địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần phải xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn sớm và sâu hơn, nhằm đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ cũng đã yêu cầu cơ quan khí tượng thủy văn và các đơn vị liên quan tăng cường tần suất bản tin chuyên đề về hiện tượng El Nino, dự báo lượng mưa và nguồn nước trên các lưu vực sông; cung cấp kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo nguồn nước phục các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp.

Trong khi đó, bà Nguyễn Hồng Phượng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho rằng, cần phải có giải pháp tổng thể để đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng vựa lúa số 1 của cả nước.

Theo đó, để góp phần giải quyết các thách thức về an ninh nguồn nước trong lưu vực sông Mê Công nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, bà Phượng cho rằng, Việt Nam cần xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; cùng với các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phát triển nguồn nước; xây dựng và ban hành quy trình vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ đa mục tiêu.

cho-noi-cai-rang.jpg
Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm quản lý, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước sông Mê Công một cách bền vững, công bằng, hợp lý

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức lưu vực sông, giải quyết hiệu quả các vấn đề liên tỉnh, liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

Riêng với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương cần chủ động về kế hoạch ứng phó khi có dự báo, cảnh báo biến đổi nguồn nước từ thượng nguồn về tới đồng bằng; cũng như kế hoạch về mùa vụ, cơ cấu cây trồng; kế hoạch trữ nước, duy tu bảo dưỡng và nâng cấp công trình cấp nước, điều tiết nước; chủ động trong phối hợp, điều phối, đảm bảo hài hòa lợi ích; tăng cường nâng cao nhận thức về sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm cho người dân.

“Việt Nam cũng cần nâng cao năng lực cảnh báo sớm về tình hình nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long và công tác tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng, người dân. Việc này cần làm một cách hiệu quả và kịp thời.” -bà Phượng khuyến nghị.

Trong hợp tác quốc tế, bà Nguyễn Hồng Phượng đề xuất, Việt Nam cần tiếp tục phối hợp với các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê Công quốc tế thúc đẩy thực hiện hiệu quả Hiệp định Mê Công nhằm quản lý, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước sông Mê Công một cách bền vững, công bằng, hợp lý; tăng cường hợp tác với các quốc gia trên lưu vực thông qua các kênh hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt là cơ chế hợp tác Ủy hội sông Mê Công quốc tế và Hợp tác Mê Công – Lan Thương.

Đặc biệt, thông qua các cơ chế hợp tác đó, Việt Nam cũng cần tiếp tục thúc đẩy công tác chia sẻ thông tin, số liệu, nâng cấp công cụ phân tích đánh giá, công cụ dự báo, tăng cường năng lực phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, giám sát; thực hiện hiệu quả các quy chế, thủ tục sử dụng nước và chiến lược phát triển lưu vực, quy hoạch vận hành chung giữa các quốc gia ven sông.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đường tuần tra biên giới Tây Ninh góp phần giữ vững an ninh, phát triển kinh tế

Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài hơn 240km tiếp giáp với Campuchia. Trên tuyến biên giới, tỉnh có 15 đồn biên phòng, 16 cửa khẩu: trong đó 3 cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam); 3 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc và Phước Tân) và 10 cửa khẩu phụ; ngoài ra còn có nhiều đường ngang, lối mở.Với vị trí địa lý đặc biệt, Tây Ninh không chỉ là cửa ngõ...

Ukraine tổ chức hội nghị trực tuyến mới về hòa bình

Tiếp nối kế hoạch hòa bình vào cuối năm 2022, ông Zelenskyy tuần này có kế hoạch trình lên Quốc hội Ukraine "kế hoạch chiến thắng", kêu gọi quân đội Nga rút quân và khôi phục biên giới năm 1991 của Ukraine. Các cuộc thảo luận cũng tập trung vào...

Trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39 năm 2024

(NADS) - Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long tổ chức Khai mạc và trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39 năm 2024. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ nhiếp ảnh và người dân các địa phương trong khu vực. ...

Phát hiện nhiều đối tượng tội phạm từ “mắt thần” xung quanh chợ đầu mối

Từ các camera an ninh hay "mắt thần" ở xung quanh các chợ đầu mối tại TPHCM, công an đã phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng phạm tội. Ngày 25-9, Công an TP TPHCM cho biết, từ các "mắt thần" được lắp đặt ở xung quanh các chợ đầu mối trên địa bàn, đã phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng tội phạm. Công an đã lắp đặt 210 "mắt thần" ở khu vực xung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển xanh, đổi mới sáng tạo và hùng mạnh*

Tối 4/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh". Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát...

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc về nâng hạng thị trường Việt Nam

Chiều nay 04/11/2024, đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley đã làm việc về với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Cũng tại buổi làm việc, Đoàn công tác FTSE Rusell và UBCKNN đã cùng trao...

Bình Định đề xuất bổ sung quy hoạch Khu bến Cảng Phù Mỹ

(TN&MT) - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có Công văn gửi Bộ Giao thông vận tải kiến nghị bổ sung quy hoạch Khu bến Cảng Phù Mỹ, thuộc cảng biển Bình Định. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng, Quy hoạch tỉnh Bình...

Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân tối cao Nguyễn Hải Trâm giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang

Chiều 4/11, Đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang để công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. ...

Ông Vi Nông Trường làm Giám đốc Sở TN&MT Lạng Sơn

(TN&MT) - Chiều 4/11, tại Sở TN&MT Lạng Sơn diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở TN&MT. Tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày...

Bài đọc nhiều

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa tiếp xúc cử tri huyện Trường Sa

Chiều 04/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đứng đầu là đồng chí Lê Hữu Trí, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành tiếp xúc 250 cử tri huyện Trường Sa trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã thông tin tới cử tri về kết quả kỳ họp bất thường lần thứ 8 Quốc hội khóa XV,...

Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Vùng 5 Hải quân: giọt nước nghĩa tình “mát lòng” bà con nơi đảo xa

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, trong hai ngày 24 và 25/3, tàu chở nước ngọt của Vùng 5 Hải quân đã thực hiện cấp nước miễn phí cho người dân đảo Hòn Chuối. Hoạt động này đã giúp bà con nơi đây vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống trong những ngày hạn hán. Tết Trồng cây 2024:...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Cùng chuyên mục

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Quốc gia nào sử dụng “chiến thuật vùng xám” ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn

Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 mới đây, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhận định về tình hình Biển Đông hiện nay, đồng thời khẳng định những giá trị cốt lõi của UNCLOS trong quản trị biển và đại dương.

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. ...

Mới nhất

Về dinh dưỡng, trứng gà khác trứng cút thế nào?

'Trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào và có nhiều loại khác nhau. Xét về hàm lượng dinh dưỡng thì...

4 loại trái cây có thể hạ cholesterol và huyết áp cùng lúc

Cholesterol cao và huyết áp cao là 2 trong số những nguy cơ lớn nhất với sức khỏe tim mạch. Một số loại...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt thương...

Mới nhất