Trang chủChính trịChủ quyềnHoàn thiện chính sách để xử lý

Hoàn thiện chính sách để xử lý


Xử lý đối với các dự án không triển khai, chậm triển khai

Theo Vụ Đất đai (Bộ TN&MT), qua thống kê, kiểm kê đất đai và tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy, vẫn còn tình trạng nhiều dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng; công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát, xử lý đối với các dự án chậm triển khai, không đưa đất vào sử dụng tại địa phương còn chưa được chú trọng, còn ít và chưa hiệu quả; chế tài xử lý vi phạm còn yếu, chưa đủ sức răn đe; các giải pháp, biện pháp xử lý vi phạm còn chưa hiệu quả… gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Để đôn đốc, chỉ đạo xử lý đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí đất đai, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 về “Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai”; trên cơ sở báo cáo của 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Kết quả đã rà soát, thống kê được 3.424 dự án, công trình với tổng diện tích là 151.321,72ha đất đã giao, cho thuê, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhưng không được sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng. Trong đó đã phân loại: Dự án, công trình đã có quyết định giao, cho thuê đất là 2.333 dự án, với tổng diện tích là 105.046,70ha; Dự án, công trình đã có thông báo thu hồi đất nhưng chưa thực hiện là 381 dự án, với tổng diện tích 38.501,52ha; Dự án, công trình đã chấm dứt dự án đầu tư hoặc chủ trương đầu tư là 710 dự án, với tổng diện tích là 7.773,50ha.

4a.jpg
Năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường công tác chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án chậm đưa đất vào sử dụng, không đưa đất vào sử dụng trên phạm vi toàn quốc

Tiếp đó, năm 2021, Bộ TN&MT đã ban hành Công văn số 7352/BTNMT-TCĐĐ yêu cầu các địa phương rà soát, báo cáo số liệu các dự án chậm còn vướng mắc chưa xử lý. Kết quả tổng hợp trên địa bàn cả nước còn hơn 1.250 dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng (còn vướng mắc chưa xử lý).

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Vụ Đất đai cho rằng do năng lực của nhà đầu tư còn yếu kém (không đủ năng lực tài chính và nguồn lực khác để thực hiện dự án); mục đích của các chủ đầu tư là xin dự án để chiếm giữ đất nhằm đầu cơ chờ tăng giá, chuyển nhượng dự án (lấy lý do xin điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án nhiều lần dẫn đến kéo dài tiến độ thực hiện dự án). Việc chấp hành pháp luật đất đai, pháp luật đầu tư, pháp luật xây dựng và các pháp luật khác có liên quan chưa được đầy đủ, kịp thời, còn có vi phạm; chưa tích cực phối hợp để tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án còn vướng tranh chấp, khiếu kiện chưa được giải quyết dứt điểm.

Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, việc thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư chưa chặt chẽ dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án hoặc với mục đích xin dự án chiếm giữ đất để đầu cơ, chờ tăng giá, chuyển nhượng dự án. Trong quá trình xử lý thì cho phép điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư nhiều lần (thực hiện theo Luật Đầu tư, Luật Xây dựng…) để chủ đầu tư né tránh, kéo dài việc vi phạm chậm tiến độ sử dụng đất.

Đặc biệt, chưa kịp thời, kiên quyết trong việc rà soát, kiểm tra, xử lý đối với các dự án có vi phạm về chậm tiến độ sử dụng đất (nhiều dự án đã thanh tra và ban hành kết luận từ những năm 2018, 2019 nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định xử lý dứt điểm.

Về chính sách pháp luật, Vụ Đất đai cho rằng, quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng… còn chồng chéo, bất cập gây khó khăn cho việc thực hiện dự án đầu tư. Quy định về điều chỉnh, gia hạn dự án đầu tư, chấm dứt dự án đầu tư theo Luật Đầu tư và quy định về xử lý dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo Luật Đất đai còn có điểm chưa cụ thể, rõ ràng, mâu thuẫn dẫn đến khó khăn trong việc xử lý.

Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện các quy định về điều chỉnh quy hoạch, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng… tại nhiều địa phương còn chưa tuân thủ đúng các quy định, phát sinh nhiều thủ tục phức tạp, dẫn tới kéo dài thời gian đầu tư xây dựng.

Hoàn thiện chính sách để xử lý, tháo gỡ

Để giải quyết tình trạng này, Vụ Đất đai cho biết, trong thời gian tới sẽ hoàn thiện chính sách pháp luật, trong đó tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai về xử lý các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng để đảm bảo tính đồng bộ giữa các Luật Xây dựng, Đầu tư, Đất đai.

Bên cạnh đó, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, dự án bị chấm dứt đầu tư để đảm bảo xử lý được cơ bản các vướng mắc.

Đến đầu năm 2022 cả nước có 908 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng (còn vướng mắc chưa xử lý), với diện tích là 28.155ha, trong đó đã thu hồi đất và đã chấm dứt hoạt động dự án đối với 172/908 dự án, với diện tích là 6.922ha; đã xử lý gia hạn sử dụng đất 226/908 dự án, với diện tích là 1.719ha; đang xử lý 106/908 dự án, với diện tích là 1.206ha; chưa xử lý 404/908 dự án, với diện tích là 18.308ha.

Vụ cũng cho biết, trong năm 2024, Bộ TN&MT sẽ tăng cường công tác chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án chậm đưa đất vào sử dụng, không đưa đất vào sử dụng trên phạm vi toàn quốc nhằm giải phóng nguồn lực đất đai để phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

Ngoài ra, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án chậm đưa đất vào sử dụng, không đưa đất vào sử dụng trên phạm vi địa phương, đặc biệt là các dự án đã được giao đất, cho thuê đất theo Luật Đất đai 2003 nhưng đến nay vẫn chậm tiến độ sử dụng đất hoặc không đưa đất vào sử dụng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vụ chậm cấp thiết bị dạy học: “Chúng tôi rất trăn trở nhưng phải cẩn trọng”

Ngày 9/10 trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Anh Giang, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa, thừa nhận đơn vị chậm trễ trong việc cấp thiết bị, đồ dùng dạy học theo Thông tư 39 của Bộ GD&ĐT.Ông Giang cho biết, thực hiện Thông tư 39, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có hướng dẫn các trường thuộc cấp THPT trên địa bàn lựa chọn thiết...

Đẩy nhanh tiến độ dự án khắc phục hậu quả thiên tai

Quảng Ngãi yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án khắc phục hậu quả thiên taiChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư lập tức chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án Khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư Van Cà Vãi. Dự án Khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân...

Hai dự án nút giao ở phía Đông TP.HCM có nguy cơ chậm tiến độ

Do vướng mắc quy định và quá trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh nên dự án nút giao An Phú và nút giao Mỹ Thuỷ tại TP.Thủ Đức thi công chậm tiến độ. Trong báo cáo về tình hình thực hiện 16 công trình, dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM trong tháng 9, Ban quản lý...

Yêu cầu hoàn thành GPMB Dự án 511 tỷ đồng nâng cấp mở rộng QL12A

Yêu cầu hoàn thành GPMB trước 15/9Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về việc tháo gỡ vướng mắc, hoàn thành GPMB để triển khai dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp...

Bắc Giang sẽ xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân giải ngân vốn đầu tư công thấp

Tính đến ngày 15/8/2024, tổng số vốn đầu tư công do tỉnh Bắc Giang quản lý khoảng 10,5 nghìn tỷ đồng. Giá trị giải ngân đạt hơn 3,69 nghìn tỷ đồng, bằng 39,7% kế hoạch vốn, thấp hơn kế hoạch đề ra. Khảo sát thực tế cho thấy, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp xảy ra ở nhiều địa phương, đơn vị như: Sơn Động (đạt hơn 25%), Lục Nam (hơn 39%), Yên Thế (31%), Lạng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8

Cụ thể, trong buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án hình sự; xem xét công tác nhân sự; cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam- Trung Quốc

Thủ tướng mong muốn và đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục đóng góp để hai nước đã gắn bó rồi thì gắn bó hơn, đã đoàn kết rồi thì đoàn kết hơn, đã tin cậy rồi thì tin cậy hơn nữa, đã hiệu...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Kết thúc cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trân trọng mời đồng chí Triệu Lạc Tế, Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc sớm thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Phiên họp đầu tiên của cơ chế...

Việt Nam – Trung Quốc trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên trên cương vị mới. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Trung Quốc tới Việt Nam sau 11 năm.Các văn kiện hợp tác được trao trước sự...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tư lệnh Vùng 4 Hải quân thăm, làm việc tại tỉnh Phú Yên

Chuẩn đô đốc Nguyễn Anh Tuấn tặng quà lưu niệm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Tạ Anh...

Kiểm tra đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Ngày 8/10, tại Quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân thành lập 3 đoàn công tác kiểm tra đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” năm 2024 đối với các hải đội, tàu chiến đấu trực thuộc. Qua kiểm tra, các hải đội, tàu đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, tiêu chí và triển khai thực hiện xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực,...

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và phát triển’.

Vùng 3 Hải quân thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ

Với cách tổ chức đa dạng, phù hợp, 5 năm qua, phong trào thi đua Quyết thắng đã cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, tham gia phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình, kiên quyết, xử...

Mới nhất

Kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ cuối năm

Tiêu dùng cuối cùng có bước đi chậm và ngắn Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 9/2024 ước đạt 535,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước....

Du lịch châu Âu 3 tháng, tiêu 742 triệu đồng, vợ chồng chọn trải nghiệm ‘chậm’

22 quốc gia, 53 thành phố, 90 ngày, 1,34 triệu bước chân, 110 nghìn từ nhật ký hành trình và 742 triệu đồng là những con số mà anh Đặng Hoàng Bình và vợ là chị Vương Thu Huyền đạt được sau chuyến du lịch châu Âu mơ ước của cuộc đời mình. Đây không phải là lần đầu anh...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/10/2024: Nhà băng ‘vượt rào’ mời chào mức 6,3%/năm

Đã một tuần trôi qua kể từ ngày Eximbank và Techcombank điều chỉnh lãi suất huy động, không có thêm ngân hàng nào công bố điều chỉnh lãi suất niêm yết.  Sau hai tuần đầu tiên của tháng 10, chỉ có 3 ngân hàng tăng lãi suất huy động là LPBank, Bac A Bank và Eximbank. Thị trường ghi...

7 điều người khôn ngoan biết giữ mồm giữ miệng

Trong đó, có 6 điều mà họ tuyệt đối tránh xa, không bao giờ động tới:1. Người khôn...

Mới nhất