Trang chủChính trịNgoại giaoĐể nền kinh tế 2024 đi đúng kịch bản

Để nền kinh tế 2024 đi đúng kịch bản


Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 đã được quyết nghị ở mức 6 – 6,5%. Nền kinh tế sẽ phải làm sao để đi đúng kịch bản này?

Để nền kinh tế 2024 đi đúng kịch bản
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Kinh tế 2023: Tiếp tục phục hồi, nhiều điểm sáng

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương, tổ chức vào cuối tuần qua, các ý kiến đều cho rằng, kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phục hồi, đạt được nhiều kết quả quan trọng và tích cực.

Gửi báo cáo tới Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm sáng của bức tranh kinh tế toàn cầu, với tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm đạt 5,05%, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 430 tỷ USD.

Hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô khác cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư viện dẫn để chứng minh xu hướng tích cực hơn của nền kinh tế. Chẳng hạn, Chỉ số Giá tiêu dùng bình quân được kiểm soát ở mức 3,25%; thu ngân sách nhà nước vượt 8,12% dự toán; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 683 tỷ USD, xuất siêu khoảng 28 tỷ USD… Giải ngân vốn đầu tư công dự kiến đạt 95% kế hoạch (năm 2022 là 91,42%), với số tuyệt đối đạt gần 676.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, cao hơn khoảng 146.000 tỷ đồng so với năm 2022.

Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022; giải ngân đạt gần 23,2 tỷ USD, cao nhất kể từ trước tới nay. Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài…

Phát biểu tại Hội nghị với tư cách là chuyên gia kinh tế, ông Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, mà mức tăng trưởng 5,05% của cả năm cũng cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thế giới (2,9%) và cao hơn cả mức bình quân của khu vực ASEAN (4,3%).

Thực tế, các địa phương mới là những nơi “thấm” nhất về sự phục hồi của nền kinh tế. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi hồ hởi cho biết, từ mức tăng trưởng chỉ 0,7% trong quý I, tăng trưởng GRDP của TP.HCM đã tăng lên mức 9,62% ở quý IV, đưa cả năm 2023 đạt 5,81%, góp phần thực hiện mục tiêu chặn đà suy giảm tăng trưởng chung của cả nước.

“Có kết quả này là nhờ, năm 2023, chúng tôi đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, như thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, khởi công nhiều dự án quan trọng, trong đó có đường Vành đai 3, đồng thời tích cực triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về cơ chế đặc thù cho TP.HCM”, ông Mãi nói.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi tăng trưởng GRDP của địa phương đã đạt 13,45% trong năm 2023”.

Bắc Giang chính là địa phương đi đầu cả nước về tăng trưởng GRDP. Với kết quả này, bình quân 3 năm qua, tăng trưởng GRDP của Bắc Giang đã đạt trên 14%, đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Còn ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, năm 2023, GRDP của tỉnh tăng 11,02%, cao hơn 0,74 điểm % so với năm ngoái. Đây là năm thứ 9 liên tiếp, địa phương này có mức tăng trưởng 2 con số.

“Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và đạt được những kết quả khá toàn diện, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước”, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhận định.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2023, cả nước có 59 địa phương ghi nhận tăng trưởng dương và 4 địa phương ghi nhận tăng trưởng âm. Trong đó, 7 tỉnh, thành phố tăng trưởng GRDP ở mức 2 con số.

Kịch bản nào cho nền kinh tế năm 2024?

Kinh tế năm 2023 đã phục hồi tích cực. Nhưng mức tăng trưởng thấp 5,05% của cả nước và vẫn có 4 địa phương tăng trưởng âm cho thấy, nền kinh tế vẫn còn đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình năm 2024 khó khăn và có thể còn khó khăn hơn cả năm 2023.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã chỉ ra rằng, dù thời cơ, thuận lợi không nhỏ, khi mà các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư đều có xu hướng tích cực hơn và cơ hội tăng trưởng tốt hơn trong năm 2024, nhưng thách thức cũng rất lớn. Đó là khi những diễn biến bất lợi của thế giới và khu vực sẽ tiếp tục tác động mạnh đến hoạt động sản xuất – kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư của Việt Nam.

Để nền kinh tế 2024 đi đúng kịch bản
Kinh tế Việt Nam đang sở hữu nền tảng vững chắc và động lực chiến lược để tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024. (Nguồn: Vietnam Insisder)

“2024 vẫn còn nhiều yếu tố ‘rủi ro, bất định, thận trọng’. Kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đi ngang, thậm chí còn tăng trưởng thấp hơn 2023; lạm phát tuy giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, lãi suất cũng vẫn cao; rủi ro về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, kể cả chuỗi cung ứng cũng còn lớn, ảnh hưởng đến cả đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu của Việt Nam”, ông Cấn Văn Lực lo lắng.

Câu hỏi đặt ra là, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi theo kịch bản nào trong năm 2024?

Dù chưa “chốt” chính thức, nhưng trong Dự thảo Nghị quyết số 01 của Chính phủ, kịch bản kinh tế năm 2024 đã được phác thảo. Theo đó, để cả năm đạt mức tăng trưởng GDP 6 – 6,5%, thì quý I/2024, tăng trưởng GDP phải đạt 5,26 – 5,69%. Quý II, con số là 5,8 – 6,29%, để 6 tháng, có thể đạt được tăng trưởng 5,54 – 6%.

Sang quý III, tăng trưởng GDP phải đạt mức cao hơn, là 6,24 – 6,77%; để 9 tháng, đạt 5,78 – 6,27%. Quý IV/2024 sẽ là quý đóng vai trò quyết định tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó, con số phải đạt được là 6,55 – 7,09%.

Nhìn vào các chỉ số này, có thể thấy, đây là một thách thức không nhỏ. Bởi lẽ, năm 2023, nền kinh tế đã “đi” không đúng kịch bản, do những diễn biến khôn lường của kinh tế toàn cầu, khiến tăng trưởng GDP các quý lần lượt ở mức 3,41%; 4,25%; 5,47%; và 6,72%. Mà năm 2024, yếu tố bất định, khó lường thì vẫn còn đó. Chỉ cần một biến động lớn, như xung đột Nga – Ukraine, hay xung đột Israel – Hamas tiếp tục leo thang, thì kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Bởi thế, lường trước khó khăn, chủ động trước mọi tình huống để có phản ứng chính sách kịp thời sẽ là điều quan trọng để nền kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục vững vàng vượt qua khó khăn.

Chia sẻ về những điểm nhấn quan trọng của kinh tế Việt Nam năm 2023, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã nhắc đến những nỗ lực trong điều hành của Chính phủ. “Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, nhanh chóng xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…”, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói.

Với những nỗ lực đó, kinh tế Việt Nam đã vượt qua những “cơn gió ngược” của kinh tế toàn cầu để đạt được kết quả tích cực trong năm 2023. Ông Cấn Văn Lực cũng nhắc đến điều này. Lấy dẫn chứng về phản ứng chính sách kịp thời của Việt Nam, ông Lực cho biết, việc chính sách tiền tệ đảo chiều ngay từ cuối quý I/2023, chuyển từ chắc chắn sang linh hoạt, nới lỏng, thận trọng, giảm lãi suất, cho phép cơ cấu lại nợ; cộng hưởng với việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ hậu Covid-19… đã hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Thực hiện “5 quyết tâm” để thúc tăng trưởng kinh tế

Năm 2024 là năm có ý nghĩa bản lề đối với việc thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025. Đây cũng sẽ là năm nền kinh tế “bứt phá để về đích”. Chính vì vậy, Chính phủ đã xác định mục tiêu điều hành trong năm tới là “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”.

Trong phương châm điều hành này, ngoài vấn đề “kỷ cương, trách nhiệm”, thì câu chuyện “chủ động, kịp thời” đặc biệt được nhấn mạnh. “Năm 2024, chúng ta vừa phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên với yêu cầu cao hơn, chỉ tiêu lớn hơn năm 2023; vừa giải quyết các công việc tồn đọng kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ, các vấn đề ách tắc lâu nay về chính sách và tổ chức thực hiện; vừa phải đối phó, phản ứng nhanh với các vấn đề, diễn biến mới có thể phát sinh chưa dự báo được hết”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nói như vậy.

Nhiệm vụ đặt ra là nặng nề. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024, bao gồm tăng trưởng kinh tế 6 – 6,5%; Chỉ số Giá tiêu dùng bình quân kiểm soát ở mức 4 – 4,5%, đang tiếp tục đặt áp lực nặng nề lên điều hành vĩ mô của Chính phủ. Bởi thế, để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra với tinh thần “5 quyết tâm”.

Đó là, quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vượt qua mọi thách thức trong các lĩnh vực; quyết tâm thực hiện không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân được thụ hưởng thật; quyết tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, bảo đảm người dân, doanh nghiệp được hưởng các chế độ, chính sách và thành quả mang lại; và quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt kết quả tốt nhất trong năm 2024.

“Hiểu rằng, tình hình năm 2024 còn nhiều khó khăn, có khả năng lặp lại kịch bản tăng trưởng của quý I/2023, chúng tôi đang chuẩn bị triển khai các giải pháp thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng ngay từ đầu năm”, ông Phan Văn Mãi nói.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, năm 2024, Thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5 – 8%, tập trung triển khai các giải pháp chuyển đổi số, kinh tế số, sớm hoàn thành quy hoạch và tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh và đầu tư.

Trong khi đó, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu tăng trưởng 14,5% trong năm 2024 và sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Là địa phương đang nổi lên như “thỏi nam châm” thu hút đầu tư, Bắc Giang muốn có thêm quỹ đất để mở các khu công nghiệp mới, đón nhà đầu tư. “Hiện nay, các khu công nghiệp của chúng tôi đã được lấp đầy”, ông Dương nói.

(theo Báo Đầu tư)





Nguồn

Cùng chủ đề

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với...

Thách thức kinh tế 2025

Trong khi việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch năm 2024 đã gần như rất rõ ràng, với tăng trưởng GDP nhiều khả năng đạt 7%, thậm chí cao hơn nếu như trong những ngày cuối cùng của tháng 12/2024, các cấp ngành, các doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa để tăng tốc, về đích, thì chặng đường của năm 2025 đang là một thách thức lớn. Trong khi việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch năm 2024...

Tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng. ...

Cảnh báo suy thoái từ Phủ Thuận, một biểu tượng của sự phát triển kinh tế Trung Quốc

Phủ Thuận, thành phố công nghiệp từng phát triển mạnh ở Trung Quốc, đang là biểu tượng phản ánh tương lai đáng lo ngại của đất nước tỉ dân. Câu chuyện của thành phố Phủ Thuận không chỉ là vấn đề của riêng...

Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Sáng 2/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”. Phát biểu tại Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, thời gian qua, thương mại, dịch vụ, du lịch của nước ta đã có những phục hồi tích cực; tổng mức bán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Bài đọc nhiều

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá xăng dầu hôm nay: Đổ đèo

Giá xăng dầu hôm nay, theo dữ liệu thị trường dầu của Reuters, cả dầu Brent và WTI cùng giảm nhẹ đầu phiên giao dịch ngày 16/12.

Cùng chuyên mục

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đường sắt đô thị

Sáng 17/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn đại diện của Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC), dẫn đầu bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Lâu Tề Lương. Tại buổi gặp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết Hà Nội đang vận hành và triển khai nhiều dự án phát triển đường sắt đô...

Mới nhất

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc...

Mới nhất