Trang chủNewsThời sựKhai mạc hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương tổng...

Khai mạc hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024


Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá, làm sâu sắc hơn bối cảnh tình hình năm 2023 và tác động, ảnh hưởng đến nước ta.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự hội nghị. (Nguồn: VGP)
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự hội nghị. (Nguồn: VGP)

Ngày 5/1, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn kinh tế.

Dự hội nghị tại điểm cầu địa phương có Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng chào đón và cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, dành thời gian dự hội nghị.

Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, do điều kiện công tác chưa đến dự được, đã gửi lời chúc mừng đến hội nghị về kết quả của năm 2023 cao hơn năm 2022 và giao nhiệm vụ cho Chính phủ không được chủ quan, thỏa mãn mà phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để năm 2024 lại có kết quả cao hơn năm 2023.

Nhìn lại năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, về tổng thể tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Ở trong nước, nền kinh tế chịu “tác động kép” của các yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn sau đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, xuất phát điểm thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, có độ mở cao, khả năng chống chịu, sức cạnh tranh còn hạn chế – một biến động nhỏ bên ngoài cũng có thể tác động, ảnh hưởng lớn đến bên trong.

Thủ tướng đề nghị tại hội nghị, các đại biểu phân tích, đánh giá, làm sâu sắc hơn bối cảnh tình hình năm 2023 và tác động, ảnh hưởng đến nước ta; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nhất là điểm mới trong chỉ đạo, điều hành năm 2023 nhằm “xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái” để có được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực; công tác nắm tình hình và phản ứng chính sách; lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, các tổ chức quốc tế; việc tổ chức kịp thời nhiều hội nghị và ra nhiều quyết sách; việc thành lập 5 Tổ công tác giải ngân đầu tư công và 26 Tổ công tác đến các địa phương góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tình hình kinh tế – xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội và đời sống người dân được cải thiện; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt kết quả toàn diện, nổi bật; uy tín, vị thế của đất nước và niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước được củng cố, nâng lên.

Thủ tướng đề nghị hội nghị phân tích, cho ý kiến về đánh giá khái quát như trên, nhất là phân tích nguyên nhân thành tựu đạt được trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, nhất là về điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, tỷ giá, lãi suất, tín dụng; kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia dưới ngưỡng cảnh báo.

Đồng thời, phân tích bài học để đạt được một số chỉ tiêu quan trọng đạt cao nhất trong nhiều năm qua như vốn FDI thực hiện, giải ngân đầu tư công, xuất siêu, thu ngân sách Nhà nước, công tác quy hoạch, sản xuất nông nghiệp… Cụ thể: FDI thực hiện đạt 23,18 tỷ USD, giải ngân vốn đầu tư công dự báo đạt 95% kế hoạch, số tuyệt đối cao hơn 146 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước vượt 8,2% dự toán…

Theo Thủ tướng, từ thực tiễn công tác lãnh đạo quản lý, chỉ đạo điều hành có thể khẳng định: Đạt những kết quả nêu trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực, đồng hành của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, chủ động, kịp thời, sát thực tiễn, có hiệu quả của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế. Đề nghị Hội nghị phân tích, làm rõ hơn các yếu tố này để tiếp tục làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. (Nguồn: VGP)
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá, làm sâu sắc hơn bối cảnh tình hình năm 2023 và tác động, ảnh hưởng đến nước ta. (Nguồn: VGP)

Nêu một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức và các bài học kinh nghiệm để hội nghị thảo luận, cho ý kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng gợi mở một số định hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 để hội nghị thảo luận.

Trong đó, Thủ tướng đề nghị Hội nghị tập trung phân tích, đánh giá, dự báo tình hình năm 2024; đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành chính sách tiền tệ, tài khoá kết hợp với các chính sách khác; vừa thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống, vừa đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới.

Cùng với đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện các đột phá chiến lược về: xây dựng, hoàn thiện thể chế; cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, công tác quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng quan trọng quốc gia, huy động được nhiều nguồn lực hơn cho kết cấu hạ tầng; tạo chuyển biến có tính đột phá về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng năng suất lao động…

Thủ tướng cũng yêu cầu Hội nghị thảo luận để bảo đảm cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn; thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, sớm giải quyết các dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ còn lại; tăng liên kết vùng, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển 6 vùng kinh tế – xã hội theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị…

Hội nghị thảo luận, cho ý kiến nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết bài toán gắn kết hài hòa hơn giữa phát triển văn hóa, xã hội với kinh tế; phát triển công nghiệp văn hoá, thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu…; giải pháp tiếp tục đảm bảo quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả…

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ nghe báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2024; sau đó các đại biểu ở Trung ương và địa phương sẽ phát biểu tham luận, tập trung đánh giá khách quan, sâu sắc, sát thực tiễn, nhất là kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các đồng chí ở các lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở đó bổ sung, hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn trong năm 2024 và những năm tới.

(theo TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

Giải ngân đầu tư công ở TPHCM: ‘Thừa tiền nhưng không tiêu được vì điểm nghẽn’

Sáng nay (15/8), Báo Người Lao Động (NLĐ) tổ chức Diễn đàn kinh tế 2024 với nội dung “Tháo điểm nghẽn giải ngân đầu tư công”. Theo ông Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập Báo NLĐ, diễn đàn được tổ chức để góp phần tìm giải pháp, tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực về đầu tư công nhằm thu hút đầu tư ngoài xã hội cho sự phát triển của TPHCM. Đầu tư công 1 đồng,...

Góp ý quy định dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục

Với chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên và nghiên cứu viên sau đại học đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động hiện đại. Các chương trình, đề án dạy và học bằng tiếng Anh đặc biệt ở các môn STEM được chú trọng tại các tỉnh, đặc biệt...

Gắn việc phát động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn với chăm lo an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa

Ngày 13-8, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM chủ trì hội nghị giao ban giữa Thường trực Thành ủy với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Thành ủy và Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, tổ chức chính trị - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2024. https://www.youtube.com/watch?v=GwrBYLd9Epc Hội nghị đã đánh giá một số kết quả nổi bật của các cơ...

Để những quyết sách sớm đi vào cuộc sống

Năm 2024, năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đã đi được nửa chặng đường, tiếp đà cho những bước nhảy có tính đột phá trong những tháng cuối năm. Trong đó, những quyết sách quan trọng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Thiếu nhân sự, một ban quản lý muốn chuyển 18 dự án cho quận, huyện thực hiện

TP.HCM: Thiếu nhân sự, một ban quản lý muốn chuyển 18 dự án cho quận, huyện thực hiệnDo không thể bố trí đủ nhân sự để thực hiện dự án, Ban Dân dụng và công nghiệp TP.HCM đề xuất chuyển 18 dự án cho Ban quản lý các quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh sát biển Việt Nam-Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác thực thi pháp luật trên biển

Hợp tác giữa lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam-Trung Quốc là điểm sáng trong quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước.

Thúc đẩy bình đẳng giới từ những “câu chuyện trong nhà”

Gia đình có vai trò quan trọng trong thúc đẩy bình đẳng và hòa nhập giới, qua đó đóng góp vào nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới ở Việt Nam.

Trung Quốc tạo bệ phóng cho hàng không vũ trụ thương mại

Lĩnh vực hàng không vũ trụ thương mại của Trung Quốc đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và tạo dấu ấn trên trường quốc tế.

UAV giá rẻ của Nga phá hủy “bảo bối” Anh cấp cho Ukraine

Challenger 2 - chiếc xe tăng trị giá hàng triệu USD của Anh dường như đã bị UAV giá rẻ của Nga phá hủy.

Campuchia tăng cường an ninh đối phó biểu tình chống chính phủ

Hơn 1.000 nhân viên an ninh Campuchia đã được triển khai tại thủ đô Phnom Penh ngày 17/8 nhằm đối phó với kế hoạch biểu tình chống chính phủ do phe đối lập ở nước ngoài kêu gọi.

Bài đọc nhiều

Tỷ phú đưa 4.500 nhân viên sang Việt Nam du lịch giàu cỡ nào?

Tỷ phú Dilip Shanghvi là một trong những doanh nhân giàu nhất Ấn Độ, với tài sản trị giá hàng chục tỷ USD. Cuối tháng 8 này, doanh nghiệp của ông sẽ đưa 4.500 nhân viên đến Việt Nam du lịch. Theo Công ty du lịch Vietravel, tỷ phú Ấn Độ Dilip Shanghvi, nhà sáng lập Tập đoàn dược phẩm Sun Pharmaceutical Industries Limited (Sun Pharma) sẽ đưa 4.500 nhân viên đến Việt Nam để du lịch tại 3 địa điểm là...

Người Thái mê gạo Việt

Không chỉ giá liên tục đứng trên đỉnh, nghiên cứu giống của VN cũng khiến "cường quốc gạo" Thái Lan phải chạy theo. Vị thế gạo Việt trên thị trường thế giới những năm gần đây ngày càng được củng cố, nâng cao. Nông dân Thái đổ xô trồng giống lúa Việt Cách đây 4 tháng, tờ Bangkok Post của Thái Lan đăng bài phản ánh sự lo lắng, "phản ứng dữ dội" của nhiều người khi giống lúa của VN bất...

Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt-Trung ngày càng phát triển

74 năm kể từ khi lập quan hệ ngoại giao, Việt-Trung dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai...” Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp thân mật đồng chí Lý Thiết Ánh, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa và các cựu cố...

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 9

NDO - Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 9 được tổ chức ngày 16/8 tại Chiang Mai, Thái Lan với sự tham dự của các nước thành viên gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.   Các trưởng đoàn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 9. (Ảnh: XUÂN SƠN) Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng...

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Trên khắp các tuyến phố ở trung tâm Tp.Hà Nội đã được trang hoàng cờ hoa, biểu ngữ cùng nhiều hình ảnh lịch sử đã được trang trí rực rỡ chào mừng 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Ghi nhận của Người Đưa Tin, trên nhiều tuyến phố của Thủ đô Hà Nội bắt đầu được trang hoàng cờ hoa, những tấm pano, băng-rôn rực rỡ sắc màu để chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, sáng nay 18-8, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội đi thăm cấp...

1 Thượng tướng, 1 Thượng tá Quân đội nhận nhiệm vụ mới

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết được bầu bổ sung vào Ban Bí thưNgày 16.8, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII bầu bổ sung Thượng tướng Trịnh Văn Quyết - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam -...

Tiến độ tốt vẫn duy trì “3 ca, 4 kíp”

Tiến độ tốt vẫn không chủ quanCao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu có...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thí sinh 5 tuổi của Việt Nam giành giải đặc biệt tại Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Vienna

Hai thí sinh 5 tuổi của Việt Nam là Lê Lam Anh, Nguyễn Hữu Minh Triết và thí sinh 9 tuổi Lê Tấn Tài vừa được trao giải đặc biệt cùng bằng khen từ ban giám khảo tại Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Vienna (Vienna International Arts Festival) ở Áo. Ba thí sinh nhỏ tuổi nhất của đoàn Việt Nam là Lê Tấn Tài, Nguyễn Hữu Minh Triết, Lê Lam Anh (hàng đầu, từ trái qua) chụp hình cùng...

Mới nhất

Vu Lan là lễ hội của tri ân, chuyển hóa và nguyện cầu

Tháng 7 Âm lịch có nhiều nghĩa đặc biệt, vậy mâm lễ cúng mùng 1 và ngày Rằm để người dân cúng Phật, cúng gia tiên có gì khác so với những thời điểm mùng 1 và ngày Rằm khác trong năm, thưa Đại đức?- Ngày Rằm và mùng 1 Âm lịch theo đạo Phật thường được gọi...

Trung Quốc tạo bệ phóng cho hàng không vũ trụ thương mại

Lĩnh vực hàng không vũ trụ thương mại của Trung Quốc đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và tạo dấu ấn trên trường quốc tế.

Nhật Bản chung tay với ASEAN, Australia triển khai các kế hoạch phi carbon hóa

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản sẽ phối hợp với các nước Đông Nam Á và Australia về các chính sách nhằm giảm phát thải carbon tại khu vực, vốn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản, ông Ken Saito cùng các...

UAV giá rẻ của Nga phá hủy “bảo bối” Anh cấp cho Ukraine

Challenger 2 - chiếc xe tăng trị giá hàng triệu USD của Anh dường như đã bị UAV giá rẻ của Nga phá hủy.

Tăng cao, có nên mua vào?

Giá vàng nhẫn 9999Tính đến 6h00, giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 77,00-78,40 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 77-78,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng...

Mới nhất