Trang chủNewsThế giớiNga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính "chơi lớn" ở Crimea? Tương...

Nga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính “chơi lớn” ở Crimea? Tương lai quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc



Những “đòn” ăn miếng trả miếng giữa Nga và Ukraine, vụ va chạm máy bay chết người ở Nhật Bản, tình hình xung đột ở Trung Đông, quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tin thế giới 2/1: Nga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính 'chơi lớn' ở Crimea để 'làm gương' cho thế giới? Tương lai quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc
Máy bay A350 của Japan Airlines bốc cháy tại sân bay quốc tế Haneda ở Tokyo, Nhật Bản ngày 2/1. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Nga, Ukraine nã tên lửa vào nhau: Ngày 2/1, trên Telegram, lực lượng không quân Ukraine cho biết, có nhiều tên lửa bay trên bầu trời thành phố Kiev và các hệ thống phòng không của nước này đã tham gia đẩy lùi cuộc tấn công trên.

Trước đó vài giờ, lực lượng trên cho biết, Nga đã phóng tổng cộng 35 máy bay không người lái tấn công vào Ukraine song đã bị các hệ thống phòng không tiêu diệt toàn bộ.

Trong khi đó, Nga tuyên bố bắn hạ 4 tên lửa do Kiev phóng vào thành phố biên giới Belgorod của Nga vào khoảng 12 giờ địa phương (16h theo giờ Việt Nam). Theo tuyên bố, Kiev đã phóng tên lửa đạn đạo “Vilkha”.

Các vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đều tuyên bố hôm 1/1 rằng, Moscow và Kiev đều quyết tâm đẩy mạnh các cuộc tấn công. (Reuters, AFP)

* Nga đang thiết lập một nhóm vệ tinh trinh sát mạnh trên bầu trời Ukraine giúp đánh chặn tất cả các tên lửa mà phương Tây cung cấp cho Kiev, theo lời Đại tá đã nghỉ hưu của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) Oleg Starikov.

Trong một video đăng tải trên kênh YouTube, ông Starikov cho biết, trong số vệ tinh trên có cả vệ tinh phát hiện việc phóng tên lửa qua ngọn lửa phát ra khi động cơ vận hành.

Theo ông này, nhờ những “vũ khí” trên, Nga sẽ có khả năng đánh chặn rất hiệu quả các rocket HIMARS, tên lửa ATACMS và tên lửa Taurus do phương Tây sản xuất mà quân đội Ukraine đang có.

Trong khi đó, cùng ngày, Ukraine cũng bắt đầu trang bị hệ thống NURS (mang rocket dẫn đường S-8) cho các xuồng tấn công không người lái thuộc lớp “Sea Baby”. Những rocket này có tầm bắn 8-10 km.

Các mẫu xuồng “Sea Baby” có khả năng mang theo chất nổ nặng tới 800 kg, tạo ra mối đe dọa thực sự.

* Ukraine quyết tâm cô lập bán đảo Crimea và phá hủy các cơ sở quân sự của Nga trên bán đảo này trong năm 2024, theo lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trả lời phỏng vấn với báo The Economist.

Khẳng định đây là các mục tiêu quân sự chính của Ukraine, ông Zelensky nói: “Việc cô lập Crimea cũng như làm suy yếu tiềm năng quân sự của Nga ở đó là vô cùng quan trọng đối với chúng tôi, bởi đây là cách để giảm số lượng các cuộc tấn công từ khu vực này”.

Theo nhà lãnh đạo, Kiev hy vọng hoạt động “thành công” ở Crimea sẽ trở thành “tấm gương” cho toàn thế giới, đồng thời cũng sẽ có “tác động to lớn” tới nội bộ nước Nga.

Tổng thống Zelensky nhấn mạnh, ông sẽ không từ bỏ nhiệm vụ chính là “giải phóng hoàn toàn” Ukraine và tiến tới biên giới năm 1991, nhưng giờ đây, điều này sẽ không phụ thuộc vào bất kỳ khung thời gian nào.

Ông đặt ra nhiệm vụ trước mắt là “bảo vệ” miền Đông Ukraine, “cứu” những thành phố quan trọng nhất của Ukraine, trong đó có Kharkov, Dnipro, Zaporizhia, Kherson và Nikolaev.

TIN LIÊN QUAN
Nói Ukraine không phải ‘kẻ thù’, Nga tuyên bố sở hữu thứ không quân đội nào trên thế giới có

Châu Âu

* EU bắt đầu miễn thị thực du lịch cho người đến từ Kosovo kể từ 1/1 sau khi việc miễn thị thực cho thời gian lưu trú ngắn hạn tại Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu có hiệu lực cùng ngày.

Hồi tháng 4/2023, Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn thỏa thuận về chế độ miễn thị thực đối với thời gian lưu trú ngắn hạn tại khu vực Schengen cho công dân Kosovo. Theo đó, người mang hộ chiếu Kosovo có thể đến EU mà không cần thị thực trong 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày bất kỳ. (AFP)

* Lực lượng không quân tầm xa Nga tiếp nhận nhiều máy bay mới trong năm 2024, theo thông tin từ Tư lệnh lực lượng không quân tầm xa trực thuộc Lực lượng Không quân Vũ trụ LB Nga (VKS) Sergei Kobylash.

Tuyên bố của Tướng Kobylash, được đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng LB Nga, có đoạn: “Đây sẽ là những máy bay hoàn toàn mới, dựa trên những nguyên lý mới, với những đặc tính khí động học và chiến đấu mới”.

* Na Uy cho phép bán vũ khí trực tiếp cho Ukraine, theo một quyết định lịch sử có hiệu lực ngày 1/1/2024. Ngoại trưởng Na Uy Espen Bart Eide cho hay: “Trong tình hình an ninh khẩn cấp, điều quan trọng là chúng ta tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Sự hỗ trợ này rất quan trọng không chỉ đối với Ukraine mà còn để đảm bảo an ninh cho toàn bộ châu Âu và Na Uy. Vì vậy, quyết định cho phép bán vũ khí trực tiếp là bước đi chiến lược và cần thiết”.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Na Uy, việc xuất khẩu vũ khí và các sản phẩm quốc phòng sẽ được thực hiện nghiêm ngặt theo nhu cầu được xác nhận của Ukraine và sự kiểm soát của lực lượng sử dụng cuối cùng.

Tất cả các giấy phép xuất khẩu bán vũ khí trực tiếp sẽ được cấp theo từng trường hợp cụ thể và mỗi đơn đăng ký đều phải được xem xét cẩn thận. (Ukrinform)

TIN LIÊN QUAN
Tiêu điểm quốc tế năm 2023

Châu Á

* Ấn Độ dự đoán tương lai quan hệ với Trung Quốc trong năm 2024: Ngày 2/1, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cho rằng, việc nước này và Trung Quốc có hóa giải được những bất đồng trong năm 2024 hay không đều phụ thuộc vào “chính sách của Trung Quốc”.

Trong cuộc phỏng vấn của hãng tin ANI, ông Jaishankar nhấn mạnh tầm quan trọng của “sự tương tác” giữa hai nước, nói rõ: “Chúng tôi đã cố gắng xây dựng mối quan hệ dựa trên 3 tương tác… Nếu tương tác đó không được công nhận, mối quan hệ này sẽ khó tiến triển”.

Nhắc lại tình trạng bế tắc giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tại thung lũng Galwan ở khu vực Ladakh, nhà ngoại giao nói: “Giờ đây, một phần của vấn đề chính là vì… vào năm 2020, các thỏa thuận đã bị coi thường và sự tương tác vốn được khẳng định trong mối quan hệ này đã không được thực hiện đúng”.

* Va chạm máy bay ở Nhật Bản: Ngày 2/1, đài truyền hình NHK phát sóng cảnh quay cho thấy lửa bốc cháy trên một máy bay của hãng hàng không Japan Airlines (JAL) đang đỗ trên đường băng ở sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Theo các thông tin ban đầu, chiếc máy bay trên có khả năng đã va chạm với chiếc máy bay của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, vốn đang trên đường tới sân bay Niigata để cứu trợ cho người dân ở Bán đảo Noto thuộc tỉnh Ishikawa vừa hứng chịu động đất hôm 1/1.

Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Tetsuo Saito cho biết, 5 người trên chiếc máy bay của Lực lượng bảo vệ bờ biển đã thiệt mạng sau vụ va chạm, chỉ có cơ trưởng thoát nạn. Trong khi đó, JAL cho biết, tất cả hành khách và phi hành đoàn, tổng cộng 379 người, đã thoát khỏi máy bay.

Ngày 2/1, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã chỉ đạo các bộ trưởng liên quan dốc sức nhanh chóng điều tra vụ việc, cam kết sẽ cung cấp thông tin cho công chúng một cách thích hợp. (Kyodo, AFP)

* Động đất tại Nhật Bản: Ngày 2/1, Đài truyền hình NHK dẫn nguồn tin giới chức Nhật Bản cho biết, số nạn nhân thiệt mạng sau loạt trận động đất mạnh làm rung chuyển Bán đảo Noto thuộc tỉnh Ishikawa và các khu vực duyên hải ở miền Trung nước này đã tăng lên 48 người.

Chính phủ Nhật Bản đã điều động lực lượng tìm kiếm và cứu nạn gồm 3.000 người là cảnh sát, quân nhân và lính cứu hỏa từ khắp cả nước đến khu vực động đất.

Theo một người phát ngôn chính phủ Nhật Bản, khoảng 120 người đang chờ được giải cứu, trong khi nhà chức trách nhận được khoảng 900 cuộc gọi khẩn cấp sau động đất.

Theo NHK, sân bay Noto đã buộc phải đóng cửa do đường băng bị nứt vỡ và các ảnh hưởng nghiêm trọng khác đối với khu vực nhà ga. Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn 500 người bị mắc kẹt tại bãi đỗ ô tô của sân bay này.

* Hàn Quốc lên kế hoạch cùng Mỹ tăng cường răn đe trước các hành động quân sự có thể xảy ra của Triều Tiên, theo lời Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yung-ho.

Theo ông Kim, chính phủ Hàn Quốc sẽ xây dựng một hệ thống răn đe ‘dày đặc và cao hơn’ và Triều Tiên cuối cùng sẽ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân nếu đụng phải “bức tường răn đe” mạnh mẽ của Seoul-Washington.

Trong khi đó, cùng ngày, đài KBS đưa tin, Lục quân Hàn Quốc thông báo đã tiến hành diễn tập pháo kích đồng loạt trên mọi mặt trận phía Đông và phía Tây, giả định tình huống quân địch sử dụng vũ khí nóng khiêu khích.

Tất cả các đơn vị Lục quân đã tham gia diễn tập cơ động và bắn đạn thật, trong đó có pháo tự hành K9A1, K9; xe tăng K2, K1A2; xe bọc thép K21; xe rà phá bom mìn K600.

Trước đó, ngày 1/1, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Kim Myung-soo đã lên máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm của Không quân, chỉ huy bảo vệ không phận; đồng thời chỉ đạo lực lượng phái cử ra nước ngoài phải “hành động quyết liệt”.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik cùng ngày cũng đã tới thăm Sư đoàn 2 Thủy quân lục chiến thuộc lực lượng Cheongryong (Rồng xanh), nghe báo cáo tình hình trực chiến tại các trạm gác tiền tuyến, chỉ thị quân đội phải đáp trả một cách thích đáng khi quân địch khiêu khích.

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên khép lại năm 2023 bằng những tuyên bố ‘nóng’

Trung Đông

* Israel bác đề xuất mới của Hamas về thỏa thuận phóng thích con tin: Cổng thông tin Axios dẫn các nguồn tin cho biết, giới lãnh đạo Israel đã bác bỏ đề xuất mới của phong trào cực đoan Hamas ở Dải Gaza về một thỏa thuận liên quan việc thả con tin.

Trước đó, ngày 31/12, Hamas thông qua các trung gian hòa giải Qatar và Ai Cập đã gửi tới Israel đề xuất mới về một thỏa thuận bao gồm việc phóng thích các con tin theo 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ bao gồm việc tạm dừng giao tranh trong hơn 1 tháng để đổi lấy việc thả con tin.

Một quan chức Israel giấu tên nói với Axios rằng, các quan chức Israel coi đề xuất trên là “hoàn toàn không có căn cứ và chúng tôi đã yêu cầu các nhà hòa giải cố gắng đưa ra một đề xuất dễ chấp nhận hơn”.

* Quân đội Israel chuẩn bị cho tình huống “chiến sự kéo dài”: Ngày 1/1, Người phát ngôn của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari cho biết, IDF đang phải chuẩn bị cho tình huống “chiến sự kéo dài… với các nhiệm vụ và khí tài bổ sung cho đến hết năm nay”.

Theo ông Hagari, Israel sẽ rút về một số đơn vị, nhất là các đơn vị dự bị, để sắp xếp lại “nhằm đảm bảo việc lên kế hoạch và chuẩn bị cho chiến tranh tiếp diễn trong năm 2024”.

Cùng ngày, Tư lệnh IDF tại miền Nam Yaron Finkelman cũng thông báo, chiến dịch tấn công của IDF tại Dải Gaza “sẽ tiếp tục theo các phương pháp khác nhau, cường độ khác nhau và cách thức khác nhau”. (EFE)

* Israel liên tục không kích Syria: Hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA) dẫn tuyên bố của quân đội cho biết, một cuộc không kích của Israel vào sáng sớm 2/1 xuất phát từ hướng Cao nguyên Golan nhắm vào các vị trí ở ngoại ô Damascus đã gây ra một số thiệt hại vật chất.

Quân đội Israel cũng cho biết, nước này đã tấn công các cơ sở quân sự của Syria trong đêm 1/1 và rạng sáng 2/1 nhằm đáp trả các vụ pháo kích trước đó của các tay súng Syria.

Tối 1/1, quân đội Israel cũng tấn công các cơ sở của Hezbollah ở Lebanon.

TIN LIÊN QUAN
Israel ‘tả xung hữu đột’ ở Trung Đông, Mỹ bất ngờ thông báo chấm dứt một hành động hỗ trợ

Châu Phi

* Somalia triệu hồi Đại sứ tại Ethiopia, cho rằng thỏa thuận sử dụng cảng gây tranh cãi mà Ethiopia ký với khu vực ly khai Somaliland đã vi phạm chủ quyền của Somalia.

Nội các Somali cho biết trong một tuyên bố: “Somaliland là một phần của Somalia theo Hiến pháp nên Mogadishu coi bước đi này rõ ràng là vi phạm chủ quyền và sự thống nhất của đất nước”.

Tuyên bố cũng khẳng định, thỏa thuận mà Ethiopia ký với Somaliland là “vô hiệu và không có cơ sở pháp lý. Somalia sẽ không chấp nhận điều đó”.

Thủ tướng Hamza Abdi Barre cũng tuyên bố, Somalia sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình bằng “tất cả các biện pháp pháp lý có thể” sau thỏa thuận cho phép Ethiopia sử dụng cảng Berbera bên bờ Biển Đỏ.

Chính phủ Somalia nhấn mạnh việc đang kêu gọi các tổ chức quốc tế bao gồm Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi sát cánh cùng Somalia. (AFP)





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga nói Mỹ đang “sai lầm nghiêm trọng” liên quan hạt nhân, “búa rìu” chĩa vào Israel trong vụ nổ máy nhắn tin rúng...

Hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin của Hezbollah làm rúng động Lebanon, Nga bình luận về đánh giá Mỹ liên quan một cuộc chiến tranh hạt nhân, Thủ tướng Đức gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia của 5 nước Trung Á... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Israel chặn âm mưu ám sát cựu quan chức quốc phòng, IMF nối lại tiếp xúc trực tiếp với Nga

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/9.

Mật vụ Mỹ thú nhận về vụ ông Trump bị ám sát hụt, sự “giả tạo” trong xung đột Nga-phương Tây, Israel tuyên bố...

Diễn biến mới quanh vụ ông Donald Trump bị sám sát hụt hôm 15/9, mối quan hệ Nga với phương Tây, Israel ra tuyên bố quan trọng về căng thẳng với Hezbollah, Nga tăng cường quy mô quân đội... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Nỗ lực đưa thỏa thuận ngừng bắn “cập bến”, Ngoại trưởng Mỹ đến Ai Cập, khối Arab cảnh báo về quan điểm “khoan dung”...

Mỹ tiếp tục phối hợp với 2 nhà hòa giải Ai Cập và Qatar đưa ra đề xuất sửa đổi dành cho thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza, trong khi Liên đoàn Arab (AL) bày tỏ bất bình với quan điểm của phương Tây về cuộc xung đột ở dải đất này.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 19/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) diễn ra mới đây tại Bắc Kinh cho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh.

Cố gắng bảo vệ hợp đồng béo bở, Tổng thống Hàn Quốc thân chinh đến một nước Trung Âu, gửi thông điệp rắn tới...

Ngày 19/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày đến Cộng hòa Czech.

Những tính năng bảo mật đáng chú ý nhất trên iOS 18

Apple đã chính thức phát hành hệ điều hành iOS 18 cho iPhone với nhiều tính năng và ứng dụng bảo mật quan trọng để bảo vệ người dùng.

Chủ động, linh hoạt ứng phó với bão số 4, đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên

Công điện của Bộ GD&ĐT nêu rõ, để chủ động và linh hoạt trong công tác ứng phó với bão số 4, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.

Bài đọc nhiều

Triều Tiên phóng liên tiếp các tên lửa đạn đạo

Ngày 18/9, Hàn Quốc và Nhật Bản thông báo, Triều Tiên đã thực hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo mới về phía Đông nước này.

Tổng thống đắc cử Mexico cự tuyệt lời mời thăm Ukraine, phương Tây đã mệt mỏi với xung đột?

Tổng thống đắc cử Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố sẽ không thăm Ukraine, đồng thời khẳng định duy trì quan hệ với các quốc gia không “đối đầu” với đất nước Bắc Mỹ này.

Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại cho trên 120 cán bộ, công chức, viên chức tại Cần Thơ

Ngày 18/9, tại thành phố Cần Thơ, trên 120 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của thành phố được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại do Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ phối hợp Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức. Cần Thơ tổ chức đoàn giao lưu hữu nghị tại Pháp ...

Cùng chuyên mục

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) diễn ra mới đây tại Bắc Kinh cho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh.

Cố gắng bảo vệ hợp đồng béo bở, Tổng thống Hàn Quốc thân chinh đến một nước Trung Âu, gửi thông điệp rắn tới...

Ngày 19/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày đến Cộng hòa Czech.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bị triệu tập để điều trần về việc rút quân khỏi Afghanistan

Ngày 18/9, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã triệu tập Ngoại trưởng Antony Blinken ra điều trần vào ngày 24/9 để giải trình về cuộc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan vào năm 2021.

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc

- Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết những đóng góp của Việt Nam đối với Liên hợp quốc? Ông đánh giá thế nào về thành quả hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ? Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Trong gần 50 năm qua, mối quan...

Bộ Giao thông nói gì vụ sạt lở hơn 40m quốc lộ ở Cần Thơ?

TPO - Liên quan đến vụ sạt lở tại tuyến quốc lộ 80 ở Cần Thơ, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế tổ chức khảo sát địa chất, thủy văn để thiết kế công trình kiên cố, chuẩn bị thi công, dự kiến hoàn thành trong cuối năm nay....

Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết các đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho các trường học, học sinh tại một số địa phương phải nghỉ học nhiều ngày. Ngay trong quá trình nước rút, các địa phương, nhà trường đã nỗ lực thực hiện kịp thời các...

Bộ Y tế yêu cầu không để gián đoạn cấp cứu trong bão số 4

Trong công điện do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền bắc, miền trung, Bộ Y tế cho biết, theo bản tin của Trung tâm dự báo...

Mới nhất