Trang chủNewsThế giới“Bóng ma” đe dọa tham vọng LNG của Nga

“Bóng ma” đe dọa tham vọng LNG của Nga


Trong bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp, các kế hoạch đầy tham vọng của Nga nhằm tăng quy mô xuất khẩu khí đốt, đặc biệt là về phương Đông và dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), đang gặp phải những trở ngại to lớn, bao gồm sự đình trệ trong đàm phán về đường ống mới vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc và đòn trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2.

Sẽ mất nhiều năm nữa

Sự “xoay trục” của Nga sang Trung Quốc nhằm bù đắp phần nào thị phần khí đốt đã mất ở châu Âu theo sau chiến dịch quân sự ở Ukraine đang tỏ ra là một nỗ lực đầy thách thức.

Dự án đường ống Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2) được hình thành từ hơn một thập kỷ trước để giúp Nga “hướng Đông”, với việc khí đốt Nga từ Bán đảo Yamal ở Tây Siberia được vận chuyển qua lãnh thổ Mông Cổ tới Đông Bắc Trung Quốc.

Kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine và thương mại Nga-châu Âu sụp đổ khiến khí đốt Nga bị mắc kẹt, Power of Siberia 2 được khoác lên mình một tầm quan trọng và sự cấp bách mới.

Trở ngại đối với Moscow là Bắc Kinh – một đối tác kinh tế ngày càng quan trọng kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát – dường như không vội vàng tham gia. Các cuộc đàm phán xung quanh dự án mới nhất này vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển, chủ yếu do bất đồng về giá cả.

Thế giới - “Bóng ma” đe dọa tham vọng LNG của Nga

Dự án đường ống Power of Siberia 2 được hình thành từ hơn một thập kỷ trước để giúp Nga “hướng Đông”. Ảnh: Table Media

Hiện tại, Tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga đang cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia – chạy thẳng vào Trung Quốc qua biên giới phía Bắc của nước này với Nga, đi vào hoạt động vào năm 2019 và dự kiến sẽ đạt công suất tối đa 38 tỷ m3 mỗi năm vào năm 2024.

Nguồn cung cho Trung Quốc vào năm 2023 dự kiến đạt 23,2 tỷ m3, vượt kế hoạch được đặt ra trước đó, ông Alexey Miller, CEO của Gazprom, nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước. Vị CEO cũng cho biết rằng khối lượng khí đốt được “hướng Đông” vào năm 2025 sẽ vẫn ổn định ở mức 38 tỷ m3.

Mặc dù tự hào về việc tăng cường dòng chảy sang Trung Quốc, xuất khẩu khí đốt của Nga nói chung đã giảm kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, và Moscow sẽ phải mất nhiều năm để bù đắp khối lượng xuất khẩu qua đường ống sang châu Âu trước đó bằng nguồn cung cao hơn cho các thị trường khác.

Trước xung đột, Nga cung cấp khoảng 1/3 tổng lượng khí đốt cho châu Âu. Các nhà phân tích nghi ngờ rằng Moscow có thể tăng khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc lên mức như vậy trong ít nhất 7 năm nữa.

Chưa phải điều tệ nhất

Là nhà sản xuất LNG lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Qatar và Australia, Nga có tham vọng tăng thị phần toàn cầu lên khoảng 1/5 từ mức 8% hiện nay bằng cách tăng gấp 3 sản lượng lên hơn 100 triệu tấn vào năm 2030-2035.

Với việc thiếu các đường ống mới cho phép dòng chảy khí đốt “hướng Đông”, Nga đã đặt cược vào việc tăng doanh số bán LNG mà châu Âu nhập khẩu với số lượng lớn.

EU là khách hàng mua LNG lớn nhất của Nga kể từ khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu Nga có hiệu lực vào cuối năm ngoái, theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA).

Nhập khẩu khí đốt từ Nga, không giống như dầu và các sản phẩm dầu mỏ, không bị EU cấm, ít nhất là chưa cấm. Nhưng EU vẫn đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn khí đốt Nga vào năm 2027.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt gần đây của Mỹ đối với dự án LNG mới nhất của Nga ở Bắc Cực, gọi là Arctic LNG 2, có khả năng phá vỡ chiến lược LNG của Điện Kremlin và “vùi dập” tham vọng trở thành người chơi lớn trên thị trường LNG toàn cầu của gã khổng lồ Á-Âu.

Đây chưa phải điều tệ nhất. Điều tệ hơn nữa là các lệnh trừng phạt cũng đã khiến số phận các hợp đồng đóng tàu chở LNG chịu băng – cực kỳ quan trọng đối với dự án LNG của Nga ở Bắc Cực – trở nên bất định.

Thế giới - “Bóng ma” đe dọa tham vọng LNG của Nga (Hình 2).

Dự án Arctic LNG 2 của Novatek là mắt xích quan trọng trong chiến lược LNG của Điện Kremlin. Ảnh: Novatek

Với 3 dây chuyền xử lý, Arctic LNG 2 có công suất 19,8 triệu tấn mỗi năm và 1,6 triệu tấn khí ngưng tụ ổn định mỗi năm. Điều đó khiến dự án này trở thành trọng tâm trong kế hoạch của Nga nhằm tăng doanh thu từ năng lượng sau khi xuất khẩu khí đốt qua đường ống sang châu Âu sụt giảm nghiêm trọng. Điện Kremlin phụ thuộc vào doanh số bán năng lượng, vốn chiếm 57% tổng doanh thu xuất khẩu của Nga và 27% tổng sản phẩm quốc nội trong năm ngoái.

“Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Artic LNG 2 đã trở thành bóng ma đe dọa toàn bộ chiến lược LNG của Nga”, ông Sergei Kapitonov, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Chuyển đổi Năng lượng và ESG của Dự án Skoltech có trụ sở tại Moscow, nói với hãng tư vấn Energy Intelligence.

Còn theo ông Alexey Belogoryev, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển của Viện Năng lượng và Tài chính có trụ sở tại Moscow, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với LNG 2 ở Bắc Cực đã tạo ra những bất ổn lớn trong tương lai.

Novatek, nhà xuất khẩu LNG hàng đầu của Nga đang phát triển dự án, “sẽ buộc phải chuyển sang các tàu của Nga và các tàu chở hàng lỏng treo cờ của quốc gia khác nhưng thu được lợi ích từ Nga thông qua một chuỗi các công ty”, ông Belogoryev nói.

“Vấn đề tàu chở hàng là vấn đề then chốt. Tình hình sẽ trở nên đặc biệt tồi tệ hơn nếu EU theo chân Mỹ áp lệnh cấm vận đối với LNG của Nga. Và điều này hoàn toàn có thể xảy ra sau năm 2026”, vị chuyên gia bổ sung.

Minh Đức (Theo BNN Breaking, Oil Price, Euractiv)





Nguồn

Cùng chủ đề

Sợ “vạ lây”, đối tác Trung Quốc rời dự án LNG của Nga ở Bắc Cực

Công ty Wison New Energies đã trở thành đối tác Trung Quốc đầu tiên rời khỏi thị trường Nga sau khi tuyên bố ngừng tham gia dự án LNG khổng lồ của tập đoàn năng lượng tư nhân Novatek ở Bắc Cực, gọi là dự án Artic LNG 2. “Hội đồng quản trị của Wison New Energies đã quyết định ngừng tất cả các dự án đang diễn ra với Nga và sẽ ngừng ngay lập tức và...

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chỉ vài tháng sau khi đánh vào năng lực vận chuyển với mục tiêu là các tàu phá băng Arc7 chuyên chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), Washington lần này nhắm tới khả năng hoàn thành dự án và xây dựng các nhà máy LNG trong tương lai của gã khổng lồ năng lượng tư nhân Novatek. Cụ thể, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1/5 đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 4 nhà khai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tham vọng ngành chip của EU vấp phải “đá tảng”

Gã khổng lồ công nghệ Intel có trụ sở tại Mỹ vừa thông báo sẽ hoãn việc xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch lớn tại Magdeburg, Đức và cũng đình chỉ một khoản đầu tư khác tại Ba Lan trong 2 năm nhằm...

Chủ tịch Yamaha Motor bị con gái ruột tấn công bằng dao

Tờ Japan Times đưa tin, Yoshihiro Hidaka, Chủ tịch hãng sản xuất xe máy Nhật Bản Yamaha Motor đã bị con gái dùng dao đâm tại nhà riêng ở thành phố Iwata, tỉnh Shizuoka. Sự việc xảy ra vào khoảng 3 giờ sáng thứ Hai (giờ...

Kỳ vọng sẽ hồi phục đủ vòng T+

Nhận định đầu tư Chứng khoán BIDV (BSC): VN-Index đã bật lên từ ngưỡng hỗ trợ 1.240 và trở về ngưỡng kháng cự 1.260 điểm. Trong phiên 18/9 và những phiên tới, chỉ số cần vượt qua ngưỡng này với thanh khoản ủng hộ để...

“Kế nghi binh” hiệu quả đến đâu?

Chiến thuật phi truyền thống của quân đội Nga là bảo vệ máy bay ném bom và các máy bay khác với lớp phủ bằng lốp xe cao su đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về cách chiến thuật này tác động đến hệ...

Loạt công trình của các bộ, ngành bị “bêu tên” do chưa nghiệm thu PCCC

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp.Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành văn bản gửi một số bộ, ngành, đơn vị về việc khắc phục một số công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Putin ra lệnh tăng quân số, Nga vọt lên top 2 thế giới về quy mô lực lượng vũ trang

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định tăng quân số của lực lượng vũ trang nước này.

Thượng Hải (Trung Quốc) hứng bão mạnh nhất trong 75 năm

Sáng 16-9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1, với sức gió tối đa đạt 151km/giờ ở gần mắt bão, Bebinca đã tấn công thành phố gần 25 triệu dân vào khoảng 7 giờ 30 sáng (giờ địa phương). Đây được xem là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải kể từ bão Gloria năm 1949. Trong nỗ lực ứng phó với...

Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi “luồng sinh khí mới” từ một “sứ giả” Bắc Âu

Việc Thụy Điển vừa tái lập phái bộ ngoại giao tại Triều Tiên sau thời gian gián đoạn vì Covid-19 đã nhen nhóm lên hy vọng cho Mỹ về một sức sống mới cho đối thoại với quốc gia Đông Bắc Á này.

Đưa giá trị Hồi giáo vào từng “ngóc ngách” đời sống

Halal không gói gọn trong những quy định nghiêm ngặt của một ngành công nghiệp đang lên mà còn là nền tảng đạo đức và bản sắc văn hoá của cộng đồng người Hồi giáo trên toàn thế giới.

Cùng chuyên mục

Tham vọng ngành chip của EU vấp phải “đá tảng”

Gã khổng lồ công nghệ Intel có trụ sở tại Mỹ vừa thông báo sẽ hoãn việc xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch lớn tại Magdeburg, Đức và cũng đình chỉ một khoản đầu tư khác tại Ba Lan trong 2 năm nhằm...

Tổng thống đắc cử Mexico cự tuyệt lời mời thăm Ukraine, phương Tây đã mệt mỏi với xung đột?

Tổng thống đắc cử Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố sẽ không thăm Ukraine, đồng thời khẳng định duy trì quan hệ với các quốc gia không “đối đầu” với đất nước Bắc Mỹ này.

Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim sắp thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc từ khi lên ngôi

Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim dự kiến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh từ ngày 19-22/9.

Mới nhất

Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Mang thương hiệu Việt ra thế giới Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow, diễn ra từ ngày 17 - 20/9/2024, là sự kiện chuyên ngành thường niên uy tín và quy mô nhất tại Liên bang Nga trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm và đồ...

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hấp dẫn dòng tiền đầu tư

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/9: Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động Thị trường hàng hóa hôm nay 17/9: Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co trong phiên giao dịch đầu tuần Lực mua...

Dân vùng ‘rốn lũ’ ở Đà Nẵng nghỉ làm, dọn đồ tránh ngập lụt

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số khu dân cư trên đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) - nơi được xem là "rốn lũ" của Đà Nẵng có dấu hiệu ngập úng. Khu vực đường Mẹ Suốt đã có nhiều lần ngập nặng,...

Huy động 7.000 lượt người tái hiện sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc

(Dân trí) - Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 sẽ được Cà Mau tổ chức trong tháng 11 với nhiều hoạt động ý nghĩa. Sáng 18/9, UBND tỉnh Cà Mau cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức họp báo quý III và thông tin Lễ kỷ niệm 70 năm sự...

Chứng sĩ chung tay khắc phục thiệt hại bão Yagi với chiến dịch HonorFX: Cùng trade – Cùng sẻ chia | Doanh nhân |...

Cơn bão Yagi vừa qua đã để lại những vết thương sâu sắc trên đất nước, đặc biệt là đồng bào ở phía Bắc tổ quốc. Hàng ngàn ngôi nhà bị cuốn trôi, ruộng vườn hoa màu bị tàn phá, cuộc sống của người dân bị...

Mới nhất