Trang chủChính trịChủ quyềnChuyên gia "hiến kế" thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước


PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà – Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nước

img_8125.jpg
PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà – Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH

Thực trạng hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các Quốc gia đều đang đối mặt chính là vấn đề về ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước,… Do đó tại Việt Nam, Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 6 ngày 27/11/2023 trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước Quốc gia, bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường và giảm thiểu rủi ro, tác hại từ các thảm họa do con người và thiên nhiên gây ra liên quan đến nước.

Trong đó, Điều 26 Luật Tài nguyên nước 2023 đã bổ sung quy định về việc kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Ngoài ra, các quy hoạch có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh,… phải gắn với khả năng, chức năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, không vượt quá ngưỡng khai thác nước dưới đất.

Bên cạnh đó, Luật cũng đặc biệt nhấn mạnh nội dung xây dựng nền tảng công nghệ số hỗ trợ các cơ quan quản lý trong quá trình quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, giảm thiểu tác hại do nước trên các lưu vực sông bao gồm: Lưu vực sông liên Quốc gia, lưu vực sông liên tỉnh; lưu vực sông nội tỉnh,… và theo quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh sẽ mang tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch.

Chính bởi, tài nguyên nước là nguồn cung cho các hoạt động chủ yếu của xã hội và đang chịu tác động rất lớn từ BĐKH, vì vậy, là một trong những đơn vị nghiên cứu đi đầu về khí tượng thuỷ văn, môi trường và BĐKH tại Việt Nam, Viện Khoa học KTTV&BĐKH xác định nhiệm vụ chính trong việc phát triển khoa học, bảo vệ, điều hòa, phân phối, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục tác hại do nước gây ra. Với các nhiệm vụ: Điều tra cơ bản tài nguyên nước, xây dựng bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước; quan trắc, giám sát, dự báo nguồn nước; xây dựng các giải pháp ứng phó, phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ lụt, ngập úng, xâm nhập mặn sụt lún bờ sông, bãi sông, hồ,…

Đồng thời, đưa ra các phương án, giải pháp xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; giải pháp phát triển nguồn nước, bảo vệ nguồn sinh thuỷ; sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước,…

Viện Khoa học KTTV&BĐKH cũng được giao là cơ quan đầu mối quốc gia của Chương trình Thuỷ văn liên Chính phủ (IHP), các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu của Viện cần là nguồn nhân lực tiên phong chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, truyền tải, phát triển các định hướng nghiên cứu trong thời gian tới để đảm bảo gắn kết các chương trình của IHP qua việc triển khai Luật Tài nguyên nước, cũng như cần có hướng tiếp cận liên ngành để đóng góp ý kiến về vấn đề an ninh nguồn nước, làm căn cứ dự báo được lượng nước, kinh tế nước, xã hội hoá,….

TS. Trần Thanh Thuỷ – Viện Khoa học KTTV&BĐKH: Một số chương trình IHP ưu tiên cần nghiên cứu tại Việt Nam

img_8161.jpg
TS. Trần Thanh Thuỷ – Viện Khoa học KTTV&BĐKH trình bày tham luận

Trọng tâm của Chương trình IHP của UNESCO được thành lập năm 1975, là một chương trình dài hạn được thực hiện trong các giai đoạn 8 năm liên tiếp và tập trung vào giải quyết các thách thức về nước ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Đồng thời hỗ trợ các Quốc gia thành viên đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến nước và các chương trình nghị sự khác thông qua khoa học và giáo dục đến năm 2029.

Chương trình IHP với tầm nhìn hướng đến một thế giới sử dụng nguồn nước an toàn và là nơi người dân cũng như các tổ chức có đủ năng lực, kiến thức để đưa ra quyết định quản lý nước dựa trên cơ sở khoa học nhằm đạt sự phát triển bền vững và xây dựng xã hội, thông qua các lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, dữ liệu, quản lý tổng hợp Tài nguyên nước và quản trị.

Theo đó, các chương trình nghiên cứu ưu tiên tại Việt Nam bao gồm thúc đẩy, phát triển và áp dụng các công cụ, cách tiếp cận có cơ sở khoa học để quản lý nước bền vững, quản lý rủi ro thiên tai, giải quyết các thách thức về an ninh nước; tăng cường quản trị nước để giảm nhẹ, thích ứng và chống chịu; tiến hành nghiên cứu thuỷ văn sinh thái, đánh giá tác động của các giải pháp dựa vào tự nhiên và chu trình nước.

Để tăng cường năng lực thể chế và con người trong chính sách và quản lý nước ngọt cũng như năng lực của các chuyên gia và kỹ thuật viên lành nghề trong giáo dục đại học và dạy nghề liên quan đến nước, cần xác định những lỗ hổng chính sách trong quản lý nước bền vững, từ đó cung cấp các công cụ thích hợp giải quyết những lỗ hổng trên. Đặc biệt chú trọng vào quản trị Tài nguyên nước, vì đây là một hệ thống kiểm soát việc ra quyết định, có vai trò cốt lõi ảnh hưởng đến phát triển bền vững tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, các chương trình nghiên cứu cũng hướng đến nâng cao nhận thức thông qua các hệ thống giáo dục, thúc đẩy văn hoá mới về nước cho đông đảo các chuyên gia về nước và cộng đồng các nhà khoa học, trong đó có cả thanh niên và những người ra quyết định ở các lĩnh vực khác nhau trong việc quản lý tài nguyên nước.

Ở Châu Á, mô hình quản trị Tài nguyên nước của Nhật Bản và Hàn Quốc được đánh giá là tương đối phù hợp với Việt Nam. Theo hình thức quản lý nước thông thường, chủ thể quản lý đưa ra các quy định quản lý với hướng tiếp cận từ trên xuống; đối với quản trị thì các quyết định được ban hành theo hướng tiếp cận dựa trên nhu cầu từ dưới lên, kết hợp thực tiễn từ các nhóm địa phương hoặc theo lưu vực sông để từ đó ban hành thể chế áp dụng tương ứng, phù hợp, áp dụng cho quản lý lưu vực sông Hồng – Thái Bình,….

PGS.TS Doãn Hà Phong – Viện Khoa học KTTV&BĐKH: Mối quan hệ qua lại giữa quy hoạch TNN được đề xuất với quy hoạch có liên quan

img_8188.jpg
PGS.TS Doãn Hà Phong – Viện Khoa học KTTV&BĐKH trình bày nghiên cứu

Các mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia, trong đó, Quy hoạch quốc gia bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia; Quy hoạch không gian biển Quốc gia và Quy hoạch tổng thể quốc gia. Quy hoạch ngành Quốc gia bao gồm quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; Quy hoạch bảo vệ môi trường; Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản; Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn Quốc gia.

Về Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia, mục tiêu tầm nhìn đến 2050 đưa ra việc quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên nước, đảm bảo góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo thích ứng thiên tai và BĐKH. Đối với nhiệm vụ Quy hoạch không gian biển Quốc gia đã nêu rõ quy hoạch phải xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực khuyến khích phát triển, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường,… nhằm đảm bảo với Quy hoạch Tài nguyên nước giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 trong việc tuân thủ nguyên tắc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước phân bố tại Việt Nam.

Hơn hết, với các cơ sở mục tiêu tổng thể, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đề ra mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái thuỷ sinh: Giảm mức độ suy giảm các loài sinh vật thuỷ sinh, kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học, tạo điều kiện phục hồi một số loài sinh vật thuỷ sinh quý hiếm.

Nhằm xác định các mục tiêu về quản lý Tài nguyên nước, Quy hoạch Tài nguyên nước đã chỉ rõ quan điểm quản lý, khai thác sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước như việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra cần được thực hiện đồng bộ, thống nhất theo lĩnh vực sông, lưu vực sông, hướng tới bền vững và đảm bảo an ninh lương thực cũng như hài hoà lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với BĐKH, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, đưa ra quan điểm phù hợp với Quy hoạch tổng thể Quốc gia.

Ngoài ra, Quy hoạch Tài nguyên nước cũng đề ra mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ diện tích rừng đầu nguồn, phát triển diện tích rừng phòng hộ ven biển, khôi phục diện tích rừng đầu nguồn đã bị suy thoái.

Dựa trên cơ sở mục tiêu tổng quát của từng Quy hoạch, Quy hoạch Tài nguyên nước giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 liên quan đến Quy hoạch mạng lưới trạm KTTV Quốc gia, cần thiết lập và hoàn chỉnh mạng lưới quan trắc chất lượng nước và hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng nước trên 15 lưu vực sông lớn; Nghiên cứu lập các bản đồ nguy cơ về ngập lũ, hạn hán, khoanh định các vùng có nguy cơ xói lở bờ; phối hợp địa phương để xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương phải được xây dựng đồng bộ với hệ thống thông tin Quốc gia, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin minh bạch trong xây dựng và hoạch định chính sách quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông trên toàn quốc, thích ứng với BĐKH và nước biển dâng,…



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT công bố Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch)....

Thay đổi cách tiếp cận tài nguyên nước theo hướng thích ứng và chủ động

Đại biểu Châu Quỳnh Dao dẫn lời của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: “Sứ mệnh quốc gia của đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng nhưng vì sao đến bây giờ người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, thu nhập...

Ưu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác, sử dụng nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Bảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia

Bởi thế, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy góp phần làm căn cứ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩuTheo Kế hoạch, đối với dự án đầu...

dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh:...

Ông Trương Văn Huy làm Giám đốc Sở TN&MT Trà Vinh

(TN&MT) - UBND tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức buổi lễ công bố và trao Quyết định điều động và bổ nhiệm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh. Theo đó, tại buổi lễ này, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố Quyết định của UBND tỉnh Trà Vinh về việc điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Trương Văn Huy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải giữ chức vụ Giám...

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Sáng 13/11, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân...

Thông qua dự toán thu ngân sách năm 2025 hơn 1,9 triệu tỷ đồng

Sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Quốc hội đồng ý về số thu ngân sách năm 2025 hơn 1,96 triệu tỷ đồng, chi ngân sách hơn 2,54 triệu tỷ đồng; bội chi ngân sách 471.500 tỷ đồng, tương đương 3,8% GDP. ...

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori, ...) khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ...

Cùng chuyên mục

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Mới nhất

Hang Sơn Đoòng – bí ẩn bất tận

Nhiều thông tin về hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được công bố với những bất ngờ mới trong đó có việc phát hiện một hệ thống hang ngầm (tunnel) nằm ở độ sâu 60m và nhiều hang động tiếp tục được tìm thấy. Với phát hiện có thể nói gây chấn động này, hang Sơn Đoòng vẫn chứa đựng...

Mỹ mở căn cứ phòng không ở Ba Lan

Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan vào ngày 13.11 trong bối cảnh nhiều...

Giá lúa gạo hôm nay 13/11/2024: Giá lúa tăng 100

Giá lúa gạo hôm nay 13/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 100-200 đồng/kg; giá gạo giảm 50 - 100 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 13/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 100 -200 đồng/kg; giá...

Phong cách ngọt ngào của Thanh Thủy tại Hoa hậu Quốc tế 2024

(Dân trí) - Hoa hậu Thanh Thủy gây thương nhớ với loạt trang phục theo phong cách nữ tính, ngọt ngào tại Hoa hậu Quốc tế 2024. Tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024, Thanh Thủy ghi dấu ấn với phong cách thời trang ngọt ngào, tinh tế và đậm chất nữ tính. Thanh Thủy thường chọn những bộ...

Mới nhất