Thầy cô mong ước gì?


Học thật, thi thật

Dư luận ta thán mãi về căn bệnh thành tích của ngành giáo dục. Thành tích nổi trội trên đấu trường quốc tế cùng những huy chương vàng sáng chói là điểm son đáng tự hào. Nhưng bên cạnh đó, tình trạng học sinh được ưu ái nâng điểm, bỏ qua lỗi lầm hòng đạt chỉ tiêu vẫn diễn ra.

Năm mới, mong rằng việc đánh giá năng lực học sinh sẽ thực chất hơn, sát sao hơn, khách quan và công bằng hơn. Làm sao để mỗi bạn trẻ đến trường đều cảm nhận được niềm vui phấn đấu học hành, niềm hạnh phúc cải thiện điểm số qua từng bài kiểm tra, niềm hân hoan thực sự khi chạm tay vào tấm giấy khen mỗi dịp cuối năm học…

 Giáo dục năm 2024: Thầy cô mong ước gì?- Ảnh 1.

Học sinh đến trường cảm nhận được niềm vui phấn đấu học hành

Hạn chế dạy học thêm theo phong trào

Dạy thêm-học thêm không hẳn là xấu nếu người học có nhu cầu và người dạy dùng tài năng sư phạm của mình bổ trợ, nâng cao kiến thức, năng lực cho trẻ. Nhưng dư luận chứng kiến mảnh ghép khác biệt về bức tranh dạy thêm ở nước ta: trẻ học đến mụ mị cả người vì lịch học thêm dày đặc, trẻ học đến mất tuổi thơ vì lịch học thêm cắt xén thời gian ăn, ngủ, nghỉ, vui chơi, kết nối.

Đừng để học thêm biến thành một phong trào mà mỗi nhân tố lao vào cuộc đua đều cảm thấy mệt nhoài: trẻ cặm cụi học, phụ huynh mải miết kiếm tiền đóng học phí, dư luận liên tục “đấu tố” những góc khuất tiêu cực, cơ quan chức năng loay hoay tìm giải pháp chấn chỉnh.

 Giáo dục năm 2024: Thầy cô mong ước gì?- Ảnh 2.

Mong dạy thêm học thêm không biến thành một phong trào

Xây dựng trường học hạnh phúc

Bạo lực học đường luôn là từ khóa “hot” khiến môi trường thân thiện, hòa nhã, đoàn kết, yêu thương sau cánh cửa trường học cứ chênh chao theo mấy clip đánh đấm bị tung lên mạng. Có cảnh giáo viên cả giận mất khôn đánh trò và ứng xử chưa phù hợp với đạo đức nhà giáo. Có cảnh phụ huynh hành xử thiếu tình người với thầy cô và bạn học của con. Có cả nốt lặng buồn về những đứa trẻ lớp 7 vây cô giáo ở góc lớp, ném dép vào đầu cô…

Ngăn chặn mầm mống bạo lực và neo giữ bản tính thiện lương trong lớp măng non là trách nhiệm của nhà trường-gia đình-xã hội. Hãy chú trọng hơn nữa khía cạnh phẩm chất, đạo đức người học để uốn rèn thay vì cứ chăm chăm bồi bổ kiến thức, năng lực. Tăng cường kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng điều tiết cảm xúc, kiểm soát mâu thuẫn và giải quyết vấn đề để mỗi người trẻ đều nhận thức được rằng đằng sau hành vi ra oai đánh đập, lột đồ, quay clip, tung lên mạng ấy là vô vàn vết sẹo trên thân thể lẫn tâm hồn.

Cần sớm có giải pháp cho môn tích hợp

Chương trình GDPT 2018 đang đi vào chặng cuối, bản thảo những bộ sách cuối cùng đã hoàn thiện. Thế nhưng lúc này ngành giáo vẫn loay hoay, dư luận hoài nghi về chất lượng các môn tích hợp. Rồi mới đây, kiến nghị Bộ GD-ĐT biên soạn bộ sách giáo khoa nhà nước trong bối cảnh xã hội hóa sách giáo khoa tiếp tục dội thêm những trăn trở không dứt.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bất kỳ cải cách, đổi mới trong giáo dục phải thật sự thận trọng bởi “sai một ly” có thể… đi chệch hàng dặm dài. Nên, mong lắm thay những quyết sách hợp lý, hiệu quả, thiết thực định hướng chuẩn xác môn học tích hợp cũng như số phận mơ hồ về bộ sách giáo khoa Bộ GD-ĐT biên soạn.

 Giáo dục năm 2024: Thầy cô mong ước gì?- Ảnh 3.

Nhà giáo đóng vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới giáo dục

Giải quyết bài toán thiếu giáo viên

Đổi mới chương trình và sách giáo khoa đáp ứng xu thế tiến bộ của thời đại là yêu cầu tất yếu. Nhưng một chương trình hoàn thiện và bộ sách giáo khoa dẫu hay ho đến đâu cũng không thay thế được vai trò của người thầy chuyển tải tinh thần đổi mới, hiện thực hóa mục tiêu đổi mới. Tiếc rằng, giáo giới liên tục nhận con số thống kê buồn: Tính đến cuối năm học 2022-2023, cả nước thiếu 118.253 giáo viên mầm non, phổ thông theo định mức quy định. Cùng với đó, năm học 2022-2023 có 9.295 giáo viên nghỉ việc.

Giáo viên thiếu trầm trọng, nguồn tuyển không có, xu hướng bỏ việc chưa thấy dấu hiệu dừng lại. Đây là lực cản lớn lao khiến nỗ lực đổi mới giáo dục gặp vô vàn khó khăn. Ngăn chặn hiện tượng chảy máu chất xám và bổ sung đội ngũ viên chức giáo dục có năng lực là yêu cầu cấp thiết. Mong rằng ngành giáo dục sẽ có cơ chế tuyển dụng đặc thù, tăng chế độ ưu đãi và giảm áp lực để giúp những người yêu nghề, mến trẻ gắn bó với công việc.

Hy vọng rằng năm mới 2024 sẽ đón chào những điểm cộng bứt phá của đổi mới giáo dục.



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí mật đằng sau bọng mắt và quầng thâm đen dưới mắt

Có nhiều người họ thừa nhận luôn có một giấc ngủ trọn vẹn nhưng bọng mắt vẫn xuất...

‘Mùa đông năm nay các con không còn lạnh nữa’

Chia sẻ tại chương trình "Nối vòng tay ấm" do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng PNJ và Quỹ Niềm Tin Vàng thực hiện, hiệu trưởng một điểm trường ở Lạng Sơn xúc động nói: 'Mùa đông năm nay các con...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung tin nhắn này như sau: “Sở GD&ĐT đề nghị các Phòng GD&ĐT báo cáo về tình hình các trường tiểu...

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa có chuyến thăm, giao lưu và tặng quà trường Mầm non Họa Mi trực thuộc Trại giam Hồng Ca, Yên...

Rơi nước mắt những câu chuyện vượt khó trong học tập

(NLĐO) – Những người trong hội trường đã không cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện trải lòng về vượt khó của các tân sinh viên ...

Đại học nào có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất cả nước?

Theo danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, Đại học Quốc gia TP.HCM là đơn vị có nhiều ứng viên đạt chuẩn nhất với 40 người, gồm 7 giáo sư, 33 phó giáo sư.Các chuyên ngành có ứng viên đạt chuẩn giáo sư tại cơ sở giáo dục này gồm: ngành Cơ học, liên ngành Hóa học - Công nghệ...

Hiệu trưởng nhiều lần sai phạm ở Đắk Lắk lại tiếp tục bị tố cáo sai phạm

Một giáo viên và phụ huynh tại Trường THPT Cao Bá Quát, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa gửi đơn tới nhiều cơ quan báo chí phản ánh nhiều nghi vấn tiêu cực tại trường này. ...

Mới nhất

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk

Lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi ở khu vực vườn quốc gia Yok Đôn, thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Chiều 8/11, ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn xác nhận, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn. "Khu vực...

Đại học nào có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất cả nước?

Theo danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, Đại học Quốc gia TP.HCM là đơn vị có nhiều ứng viên đạt chuẩn nhất với 40 người, gồm 7 giáo sư, 33 phó giáo sư.Các chuyên ngành có ứng viên đạt...

Hải Phòng: Sáp nhập 3 xã thuộc huyện An Dương vào quận Hồng Bàng từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, 3 xã Đại Bản, An Hồng, An Hưng thuộc huyện An Dương (Hải Phòng) sẽ nhập vào quận Hồng Bàng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP. Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, điều chỉnh toàn...

Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Ngày 8/11/2024, Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Bảng xếp hạng (BXH) VNR500 đã bước sang năm thứ 18 trên chặng đường tìm kiếm và tôn vinh thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt...

Mới nhất