Trang chủNewsKinh tếViệt Nam tăng tốc kinh tế xanh

Việt Nam tăng tốc kinh tế xanh


Chỉ 2 năm sau cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại COP26 năm 2021, VN đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có bộ tiêu chí về thực hiện mục tiêu này. Những bước đi thần tốc và mạnh mẽ đang ghi dấu ấn một VN “xanh” trong “cuộc chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu.

Việt Nam tăng tốc kinh tế xanh- Ảnh 1.

VN là một trong những quốc gia sản xuất xe điện, chuyển sang giao thông xanh

Không chỉ là “những lời nói suông”

Trực tiếp tham gia trong đoàn công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự COP28 tại UAE hồi đầu tháng 12.2023, ông Đỗ Văn Sử, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), chia sẻ đầy tự hào rằng VN nằm trong nhóm số ít quốc gia đầu tiên trên thế giới có bộ tiêu chí, chương trình về giảm phát thải ròng. Nhóm giám sát khí hậu Net Zero Tracker tại COP28 đã cảnh báo hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ cam kết về mục tiêu phát thải ròng khí carbon bằng 0 đều chưa công bố bất kỳ kế hoạch nào nhằm loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và điều này khiến những cam kết có nguy cơ chỉ là “những lời nói suông”. Có khoảng 150 quốc gia, vùng lãnh thổ đưa ra cam kết chung về mục tiêu phát thải ròng bằng 0, song mới chỉ có 13% trong số này đưa ra ít nhất một kế hoạch cụ thể về giảm khí đốt. “Điều này khiến rất nhiều cơ quan có mặt tại COP28 thực sự bất ngờ vì chúng ta không phải quốc gia đi đầu về giảm phát thải, về tăng trưởng xanh nhưng đã thực hiện rất nhanh và tích cực”, ông Đỗ Văn Sử nói.

Việt Nam tăng tốc kinh tế xanh- Ảnh 2.

Sản xuất tại Công ty Nhựa tái chế Duy Tân

Thực tế, ngay sau cam kết của Thủ tướng Chính phủ trước 25.000 đại biểu từ 200 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự COP26, VN đã hoàn thiện Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), xem xét kỹ lưỡng các chiến lược, chính sách cũng như cập nhật chính sách để phù hợp với cam kết phát thải ròng bằng 0, trong đó có Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 và Quy hoạch Phát triển Điện lực VN (PDP8). Bên cạnh đó, Thủ tướng đã thông qua Kế hoạch hành động giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê tan vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.

Song song, Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê tan của ngành giao thông vận tải nhằm tìm cách phát triển ngành vận tải và thúc đẩy giao thông sạch trên toàn quốc, bao gồm việc thúc đẩy sử dụng xe điện, thúc đẩy cơ sở hạ tầng vật chất bao gồm nguồn sạc điện cũng như thúc đẩy hệ thống giao thông công cộng chạy điện.

Đặc biệt, việc VN đạt được thỏa thuận với Nhóm Đối tác quốc tế (IPG) về thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với những cam kết nhằm cụ thể hóa và đề ra lộ trình đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng đã thực sự gây ấn tượng. Chủ trương về biến đổi khí hậu một lần nữa được Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định tại COP28 cùng 12 biện pháp lớn, toàn diện mà VN đã triển khai, công bố Kế hoạch huy động nguồn lực cho thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng đã thu hút sự quan tâm cao và cam kết ủng hộ của các tổ chức quốc tế. Trong nhiều cuộc trao đổi, VN nhiều lần được nhắc đến như một hình mẫu thành công cần được nhân rộng về ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều nước khẳng định sẽ hỗ trợ và đồng hành với nước ta trong chuyển đổi năng lượng, nâng cao năng lực thích ứng, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh của VN và bảo vệ trái đất.

Quốc gia đầu tiên xuất khẩu dịch vụ di chuyển xanh

Ngay sau khi ghi tên mình vào danh sách số ít quốc gia đầu tiên có bộ tiêu chí, chương trình về giảm phát thải ròng, VN tiếp tục trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới xuất khẩu dịch vụ di chuyển xanh với sự kiện Công ty CP Di chuyển xanh và thông minh GSM (Green & Smart Mobility) chính thức khai trương dịch vụ taxi điện đầu tiên tại Lào. Chiều 9.11.2023, hơn 150 xe VinFast VF 5 Plus màu xanh lục lam đặc trưng của thương hiệu Xanh SM xếp hàng ngay ngắn, như xoa dịu cái nắng chói chang của thủ đô Vientiane. Dù văn hóa sử dụng ô tô của Lào đi trước VN nhưng VinFast đã rất tự tin chọn “đánh” luôn vào thị trường mới nhất, vào công nghệ đẳng cấp nhất là xe điện, là dịch vụ xanh. Như nhận định của TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, xuất khẩu dịch vụ không phải yếu tố mới của VN. Chúng ta đã xuất khẩu nhiều loại hình dịch vụ như du lịch, logistics, viễn thông, ngân hàng… Song, chúng ta chủ yếu vẫn xuất khẩu hàng hóa và nhập siêu dịch vụ. Xanh SM một lần nữa đưa dịch vụ taxi của VN quay trở lại chinh phục thị trường Lào, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu dịch vụ của VN, tạo xu thế đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đưa ra thế giới. Thương hiệu taxi điện của VN tại Lào không chỉ phục vụ người dân Lào mà còn góp phần quảng bá hình ảnh doanh nghiệp (DN) Việt, thương hiệu Việt tới bạn bè thế giới.

Song song với đưa thương hiệu taxi điện của VN vươn tầm quốc tế, Xanh SM cũng đang từng bước phủ xanh đường phố VN. Ứng dụng Taxi Xanh SM đã đạt 100.000 lượt tải trong ngày đầu tiên ra mắt và đến nay, đạt nhiều triệu lượt tải xuống trên cả CH Play lẫn App Store, luôn đứng top 1 bảng xếp hạng App Store hạng mục Travel, và luôn nằm trong top bảng xếp hạng free app của nền tảng iOS. Hãng taxi thuần điện đầu tiên của VN cũng như trên thế giới chỉ mất 38 ngày để hiện thực hóa một dự án nghìn tỉ, 51 ngày để tuyển dụng 1.700 nhân viên phủ trên 2 thành phố lớn nhất VN. Sau hơn 7 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động, GSM sở hữu lượng nhân sự lên tới 30.000 người, trong đó hơn 14.000 người là tài xế taxi. Dự kiến, đội xe sẽ chạm mốc 30.000 ô tô điện và 60.000 xe máy điện trong một vài tháng tới. Số lượng xe và tài xế của GSM hiện đã ngang bằng hoặc thậm chí nhiều hơn so với những DN taxi lâu năm.

Chính quyền các địa phương trên cả nước cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ chính sách để thực hiện công cuộc chuyển đổi phương tiện xanh. Đi đầu là TP.HCM. Tháng 1.2022, TP khởi động nghiên cứu kế hoạch “loại” xe xăng, phủ xe điện thông qua dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước châu Á – NDC TIA” do Chính phủ Đức tài trợ nhằm thúc đẩy phát triển giao thông vận tải theo hướng carbon thấp, giảm phát thải khí nhà kính. Khi đó, khát vọng trở thành TP đầu tiên của VN phát triển giao thông điện của TP.HCM không mấy được quan tâm, thậm chí nhận về nhiều e ngại về tính khả thi. Thế nhưng, chỉ 2 tháng sau khi công bố kế hoạch, TP.HCM chính thức thí điểm tuyến xe buýt điện đầu tiên, mở đầu công cuộc đa dạng hóa phương tiện xe buýt sử dụng năng lượng sạch. Mới nhất, TP dự kiến sẽ ban hành đề án hỗ trợ người dân đổi xe máy điện và triển khai thực hiện vào quý 1/2024, sau khi có được cơ sở pháp lý từ Nghị quyết 98 của Quốc hội về cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM. Trong đó, sẽ có những chính sách ưu tiên hỗ trợ người dân đổi xe máy cũ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện mới là xe điện, phương tiện sử dụng nguyên liệu sạch. Chính sách được xây dựng theo từng mức độ: khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi.

Song song, Sở GTVT TP.HCM cũng đang nghiên cứu ưu tiên thí điểm 100% xe điện trên toàn H.Cần Giờ và một số khu vực trong vùng nội đô. Cùng với đó là đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi xe taxi, xe buýt, ô tô mua sắm công của các cơ quan nhà nước… sang xe điện. Theo sau TP.HCM, thủ đô Hà Nội đã lần lượt đưa loại hình xe buýt điện, xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG và xe đạp đô thị vào hoạt động. Đà Nẵng, Huế, Bà Rịa-Vũng Tàu… cũng bắt đầu đi những bước đầu tiên trong chuyển đổi phương tiện xanh bằng việc khuyến khích người dân sử dụng xe đạp công cộng, kết hợp cùng mạng lưới xe buýt chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu sạch CNG.

Xe máy điện, ô tô điện đã dần trở nên quen thuộc với người dân VN. Nước ta cũng đang sở hữu hạ tầng trạm sạc có mật độ lớn hàng đầu thế giới. Nhập cuộc sau nhưng chúng ta đang tăng tốc rất nhanh trên hành trình giao thông xanh.

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Không chỉ có bước tiến của ô tô điện, hàng loạt DN đã dần chuyển mình phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Chẳng hạn, Nestlé VN chuyển dịch sang mô hình kinh tế tuần hoàn từ khâu thiết kế sản phẩm đến việc biến chất thải thành nguồn nguyên liệu giá trị, nhằm bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên. Tương tự, tất cả bao bì sản phẩm của Heineken VN hiện đều có thể tái chế. Hơn 98% két nhựa được thu hồi và tái sử dụng từ 5 đến hơn 10 năm, 97% lượng chai thủy tinh được tái sử dụng đến hơn 30 lần, lon nhôm được sản xuất với 40% nguyên liệu nhôm tái chế và 100% nguyên liệu giấy tái chế được dùng để sản xuất thùng carton. Hay một DN Việt đi tiên phong trong lĩnh vực tái chế là Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân đến thời điểm này đã nhận tổng cộng 23 loại chứng nhận quốc tế về chất lượng, trong đó nổi bật nhất là chứng nhận FDA của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, cùng chứng nhận EFSA từ Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu. Từ đó giúp sản phẩm của công ty xuất khẩu khá thuận lợi. Mỗi năm, Nhựa tái chế Duy Tân xuất 5.000 tấn hạt nhựa nguyên liệu vào Mỹ nhưng chưa lần nào bị đổi trả. Hiện tại, tỷ lệ xuất khẩu chiếm khoảng gần 60%, phần còn lại là nội địa. Công ty kỳ vọng trong những năm tới có thể tiếp tục hợp tác với các DN VN để nâng tỷ lệ tiêu thụ nội địa lên 50%…

Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế (ĐHQG Hà Nội), việc thực hiện lộ trình giảm phát thải về 0 hay kinh tế tuần hoàn đang tạo nên áp lực cho tất cả DN, đặc biệt là các đơn vị sản xuất xuất khẩu. Bởi một số hàng hóa xuất khẩu từ năm 2024 bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện giảm thải carbon hoặc phải đóng phí thải carbon khi vào thị trường EU. Quá trình chuyển đổi sản xuất này cũng sẽ là gánh nặng chi phí cho các DN, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2024 được dự báo chưa thật sự hồi phục hoàn toàn và kinh tế VN cũng chưa thể tăng trưởng cao như trước đại dịch. Vì vậy, Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ DN chuyển dịch sang sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn. Ông Việt đề xuất nên hỗ trợ về giải pháp tài chính, hướng đến có nguồn vốn vay ưu tiên cho các DN thực hiện thay đổi máy móc, công nghệ, kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh cơ chế thị trường để thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo, tăng tỷ trọng sản phẩm này trong nguồn cung cấp điện của VN. Bởi nhiều quy định sẽ yêu cầu DN xuất khẩu phải chứng minh được nguồn năng lượng sạch, xanh trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, TS Nguyễn Quốc Việt nhấn mạnh: Những giải pháp, lộ trình thực hiện sản xuất xanh, giảm khí thải cần được cân nhắc kỹ theo từng ngành sản xuất để DN có thể thực hiện được bởi không thể vội vàng hay xanh hóa ngay lập tức trong bối cảnh DN còn đối diện nhiều khó khăn.

Việt Nam tăng tốc kinh tế xanh- Ảnh 3.

Bà Ramla Khalidi

Chúng tôi đánh giá cao Chính phủ và Bộ TN-MT đã đi tiên phong trong những nỗ lực liên quan đến JETP trong nhiều tháng qua, gần đây nhất là việc chuẩn bị một dự thảo toàn diện về Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP để ra mắt tại COP28. Bằng cách thúc đẩy nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đồng thời đảm bảo tạo việc làm bền vững và các khía cạnh công bằng trong quá trình chuyển đổi, VN có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và thực hiện các mục tiêu chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững của đất nước

Ramla Khalidi, Trưởng đại diện UNDP tại VN

Ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh

Ngày 1.11.2023, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT ban hành Thông tư số 10 quy định Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh. Đây là cơ sở giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và cả nước. Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh bao gồm 4 mục tiêu chính gồm Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; Xanh hóa các ngành kinh tế (bao gồm các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, công nghệ, vốn đầu tư, trái phiếu, tín dụng, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước); Mục tiêu 3 là Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững (môi trường, xã hội; đô thị; Chính phủ). Mục tiêu cuối cùng là Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.

Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn

Bộ TN-MT đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn gửi lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng DN. Dự thảo đã xác định 5 quan điểm chính, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể từ nay đến 2025, đến 2030 cho việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở VN để thúc đẩy tiến trình chuyển dịch mô hình kinh tế theo hướng bền vững, đưa chất thải thành tài nguyên, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trên cơ sở đó, dự thảo đề xuất áp dụng 16 chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp độ quốc gia phân theo 3 nhóm gồm: Nhóm chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu, tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo; nhóm chỉ tiêu kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế – xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững.



Source link

Cùng chủ đề

Những sản phẩm tái sử dụng đặc sắc tại Triển lãm Doanh nghiệp xanh 2024

15 doanh nghiệp tiên phong đổi mới đang tham gia trưng bày các giải pháp bền vững tại Đại học RMIT cơ sở Hà Nội. Đáng chú ý, ngay cả các gian hàng triển lãm cũng thể hiện...

Đến Việt Nam Xanh nghe TH kể chuyện phát triển bền vững, trải nghiệm tiêu dùng xanh

Trong Ngày hội Việt Nam Xanh, TH đã mang đến không gian xanh với mô hình kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn được tiên phong áp dụng ở tất cả các đơn vị thành viên, thu hút đông đảo người dân đến trải nghiệm. Mô hình kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn được tiên phong áp dụng ở tất cả các đơn vị thành viên TH chính là cách tập đoàn đồng hành với cam kết...

Đến Việt Nam Xanh nghe TH kể chuyện phát triển bền vững, trải nghiệm tiêu dùng xanh

Trong Ngày hội Việt Nam Xanh, TH đã mang đến không gian xanh với mô hình kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn được tiên phong áp dụng ở tất cả các đơn vị thành viên, thu hút đông đảo người dân đến trải nghiệm. ...

Kinh tế tuần hoàn – con đường phát triển bền vững

Dân số ngày càng tăng, sự giàu có gia tăng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhưng không được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý rác thải phù hợp đã và đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu.

Khám phá chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn của TH true MILK

Trong chương trình 'Khám phá nhà máy Xanh' lần này, khán giả sẽ được tìm hiểu những sáng kiến về kinh tế xanh, chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” và phát triển bền vững tại trang trại, nhà máy TH. Trang trại TH hiện đang giữ kỷ lục thế giới "Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này là da, móng và tóc xuất hiện các dấu hiệu bất thường. ...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. ...

Bài đọc nhiều

IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt Nam

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt NamTập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. ...

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt. Mỹ - thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới cuối tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ...

Đầu tư căn hộ Expert Home chỉ 1,1 tỷ/căn tại VIC Grand Square

Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. ...

Cùng chuyên mục

Canh tác lúa giảm phát thải khí mê-tan

(ĐCSVN) - Việt Nam đã “cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu” với mục tiêu đóng góp giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Để đạt được những mục tiêu trên, những nông dân canh tác...

Ngành Hải quan tăng cường nâng cao đạo đức công vụ

(ĐCSVN) - Những năm qua, ngành Hải quan không ngừng nỗ lực xây dựng kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ và văn hóa công sở, tạo chuyển biến tích cực trong tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ công chức. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần chấn chỉnh để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quản lý nhà nước về hải quan... ...

Tuần Văn hóa – Thể thao

(ĐCSVN) - Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 04/12 với 11 hoạt động chính được tổ chức tại TP.Tân An, huyện Bến Lức, Đức Huệ. ...

Có điện, người dân vẫn phải đun bếp củi: Công ty bán điện hứa ‘khắc phục ngay’

Liên quan tới việc có điện nhưng người dân ở Thanh Hóa vẫn phải đun nước bếp củi, không dám xem tivi, Công ty cổ phần kinh doanh điện Thanh Hóa đã tức tốc lên phương án lắp thêm trạm biến áp. Ông Nguyễn Như Triều, Phó Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh điện Thanh Hóa, cho biết, sau khi Báo VietNamNet có bài phản ánh về việc người dân ở các thôn Ngọc Sơn, Vĩnh An, Chí...

VinFast nhận hỗ trợ nguồn vốn dự phòng từ Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng

Ngày 12/11/2024, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Theo đó, từ nay đến hết năm 2026, Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng...

Mới nhất

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. ...

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Mới nhất