Hiệp hội Cà phê và ca cao Việt Nam (Vicofa) ước tính còn thiếu khoảng 1,5 – 2,5 triệu bao cà phê theo hợp đồng và cần được đáp ứng từ vụ thu hoạch cà phê hiện tại, trong khi nhà nông vẫn chưa muốn bán với mức giá hiện hành, đã đẩy giá tiếp tục tăng trên sàn London.
Giá cà phê thế giới tiếp nối đà tăng tốt, với robusta tăng khá mạnh trong phiên cuối cùng của năm 2023. Chuyên gia nhận định, thị trường phản ứng khi nghe thông tin Việt Nam còn thiếu 80.000 -15.000 tấn cà phê chưa có hàng để giao cho kịp hợp đồng.
Tuy nhiên, tính trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023, giá cà phê trên hai sàn cùng giảm. Các nhà giao dịch chốt lời cùng với đồng USD hồi phục nhẹ. Bên cạnh đó thông tin mưa thuận lợi ở các vùng cà phê Brazil đẩy thị trường đi xuống.
Giá cà phê tại thị trường trong nước giữ ở mức cao. Ghi nhận cho thấy, mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được khảo sát là 70.000 đồng/kg. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2023 giảm 9,6% so với năm 2022, còn 1,6 triệu tấn. Tuy nhiên, doanh thu tăng 3,1% đạt 4,2 tỷ USD trong năm.
Giá cà phê trong nước phiên ngày 29/12 tăng 1.100 – 1.100 VND/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Freepik) |
Ghi nhận trong phiên đóng cửa ngày 29/12, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London điều chỉnh tăng, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2024 tăng 67 USD, giao dịch tại 2.936 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 tăng 37 USD giao dịch tại 2.849 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tăng tốt, kỳ giao hàng tháng 3/2024 tăng 0,25 Cent, giao dịch tại 198,00 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2024 giá giao dịch tăng 0,4 Cent, giao dịch tại 195,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê trong nước phiên ngày 29/12 tăng 1.100 – 1.100 VND/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Giá cà phê trong nước dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm tới, do nguồn cung thiếu hụt trầm trọng trong niên vụ cà phê 2022/2023.
Cà phê tăng lên mức cao nhất trong 30 năm qua dẫn tới một sự cố chưa từng có trong lịch sử là đến tháng 6, Việt Nam đã không còn cà phê để xuất khẩu.
Bên cạnh đó là sự sụt giảm một cách bất thường của diện tích trồng cà phê. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nước ta hiện có trên 700.000 ha cà phê, nhưng ông Nam cho rằng, số liệu thực tế có thể chỉ còn khoảng 600.000 ha và đang tiếp tục bị thu hẹp do phải cạnh tranh với các loại cây ăn quả khác như bơ, sầu riêng… có lợi nhuận cao hơn.
Giá cà phê biến động khó lường đã gây ra một chuỗi khó khăn đối với các nhà xuất khẩu. Thậm chí, trong năm vừa qua, Việt Nam đã phải nhập khẩu gần 100.000 tấn cà phê từ Brazil, Indonesia để trả nợ cho các hợp đồng. Đây là điều này chưa từng có trong lịch sử của ngành cà phê Việt Nam.
Theo số liệu từ ICO, giá cà phê thế giới (I-CIP) đã tăng 6,3% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt bình quân 161,5 US cent/pound (dao động 153,3 – 170 US cent/pound).
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 11/2023, giá cà phê robusta và arabica tăng mạnh do lo ngại nguồn cung thiếu hụt.
Trong những năm tới, Ấn Độ và Việt Nam sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng tiêu thụ cà phê tại thị trường châu Á – khu vực được dự đoán có mức độ cạnh tranh khốc liệt đang buộc các chuỗi phải đổi mới để tồn tại, các chuyên gia trong ngành cho biết.
Chuyên gia của Euromonitor Châu Á cho biết, thói quen uống cà phê có tương quan với thu nhập tùy ý và đô thị hóa. Ông đã sử dụng hai yếu tố đó để xác định quốc gia nào sẽ thúc đẩy sự bùng nổ tiêu thụ cà phê trong năm 2022-2027.
Dữ liệu của Euromonitor cho thấy các nước đang phát triển như Philippines và Indonesia cũng sẽ có nhu cầu lớn về cà phê. Tuy nhiên, Ấn Độ và Việt Nam vẫn là hai quốc gia đứng đầu danh sách, với mức tiêu thụ dự báo sẽ tăng lần lượt 37% và 32% cho đến năm 2027.