Trang chủNewsThời sựViệt Nam cam kết mạnh mẽ, hành động táo bạo và đi...

Việt Nam cam kết mạnh mẽ, hành động táo bạo và đi đúng hướng vì các mục tiêu xanh


Trao đổi với TG&VN vào những ngày cuối năm 2023, Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken đặc biệt ấn tượng với những nỗ lực đáng ghi nhận, “dám nói, dám làm” của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh, hướng tới nền kinh tế xanh, năng lượng xanh.

Đại sứ Na Uy
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store bên lề Hội nghị COP28 tại UAE ngày 1/12/2023. (Nguồn: VGP)

Thưa Đại sứ, Việt Nam và Na Uy là đối tác tin cậy trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế xanh, năng lượng xanh. Từ góc độ quan hệ Việt Nam-Na Uy, bà có thể nói gì về kết quả của Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) COP28 vừa qua tại Dubai?

Trước hết, xin chúc mừng Việt Nam đã công bố Kế hoạch Huy động Nguồn lực cho cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) tại COP28 vừa diễn ra rại Dubai. Đây là một bước quan trọng để hiện thực hóa các cam kết trong khuôn khổ văn kiện quan trọng này. Đây cũng là một minh chứng mạnh mẽ cho cam kết và hành động táo bạo của Việt Nam đối với cam kết phát thải ròng bằng 0. Na Uy cam kết hợp tác chặt chẽ với Nhóm các Đối tác Quốc tế (IPG) của JETP và chính phủ Việt Nam để thúc đẩy chương trình này.

“Tôi cho rằng các giải pháp khí hậu gắn với đại dương sẽ là một trong những nội dung quan trọng chiếm ưu thế trong quan hệ hợp tác song phương của chúng ta”.

Tại COP28, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre đã gặp gỡ với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Thủ tướng Na Uy đánh giá cao chuyến thăm Na Uy gần đây của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, coi đó là một xung lực mới thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Hai Thủ tướng của chúng ta đã trao đổi một số vấn đề và nhất trí tăng cường quan hệ giữa hai nước trong một số lĩnh vực như phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, kinh tế xanh và thúc đẩy thương mại.

Việt Nam và Na Uy đều có đường bờ biển dài và tiềm năng phát triển kinh tế xanh là rất lớn. Tôi cho rằng các giải pháp khí hậu gắn với đại dương sẽ là một trong những nội dung quan trọng chiếm ưu thế trong quan hệ hợp tác song phương của chúng ta. Na Uy sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình về chương trình nghị sự xanh và xây dựng khung thể chế cho điện gió ngoài khơi, song song với đó là các khoản đầu tư và công nghệ cao đến từ các công ty Na Uy.

Hai nước đã và đang phối hợp với nhau rất chặt chẽ trong các lĩnh vực này. Chúng tôi đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng quy hoạch không gian biển thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm của Na Uy trong quản lý tích hợp đại dương cũng như huy động sự tham gia của khối tư nhân. Các đơn vị liên quan của hai nước đã và đang trao đổi cụ thể với nhau.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Na Uy là Equinor mới đây cũng đã sửa đổi lại Biên bản ghi nhớ của mình với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PetroVietnam để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực điện gió ngoài khơi, thu giữ, lưu trữ các bon, và các giải pháp phát thải thấp.

Tôi rất vui mừng được biết ông Anders Opedal, Tổng giám đốc Điều hành Equinor cùng Tổng giám đốc PetroVietnam đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính trong khuôn khổ COP28. Ông Anders Opedal đã khẳng định lại với Thủ tướng sự sẵn sàng và quyết tâm của Equinor trong việc đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với PetroVietnam để phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

COP28 là một trong những COP lớn nhất từ trước tới nay. Và giờ, chúng ta cần tập trung hành động để hiện thực hóa các cam kết khí hậu của mình. Như Thủ tướng Na Uy đã nói “hiện chúng ta đang ở giữa Hiệp định Paris và năm 2030. Hãy cùng nhau đảm bảo COP28 kết thúc với một lộ trình hướng tới mục tiêu 1.5 và khả năng phục hồi khí hậu. Không còn thời gian để mất nữa”.

Đại sứ Na Uy
Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken chia sẻ với phóng viên về nỗ lực chuyển đổi xanh của Việt Nam. (Ảnh: KT)

Việt Nam đã và đang tích cực triển khai nhiều chính sách về chuyển đổi năng lượng, trong đó có các chính sách ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Bà đánh giá thế nào về những nỗ lực này của Việt Nam?

Việt Nam đang rất tích cực trong việc thực hiện những cam kết của mình hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh và net zero của mình. Na Uy hoan ngênh cam kết thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam cũng như chúng tôi đánh giá cao thỏa thuận JETP Việt Nam ký kết với các nước G7, Na Uy và Đan Mạch vào năm ngoái. Các nỗ lực chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng công bằng chỉ có thể hiện thực hóa được nhờ quan hệ đối tác hiệu quả và mạnh mẽ.

Xin được điểm lại những kết quả mà Việt Nam đã làm trong hơn một năm qua: Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện quốc gia gọi tắt là Quy hoạch điện VIII, đề ra lộ trình chuyển đổi sang năng lượng xanh cho Việt Nam.

Việt Nam cũng đã thành lập Ban thư ký thực hiện JETP. Vấn đề này đã được luật hóa và hiện nay nhiều bộ ngành cũng đang xem xét kế hoạch hành động và những chính sách cần ban hành để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện chuyển đổi năng lượng. Và mới đây là Kế hoạch Huy động Nguồn lực cho JETP do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính công bố tại COP28.

Việt Nam đã chuẩn bị rất tốt cho COP28 lần này. Kế hoạch huy động nguồn lực là bước quan trọng đầu tiên để thực thi JETP. Trong Thông cáo báo chí chung của Nhóm Đối tác quốc tế (IDG), Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre đã nói: “Chúng tôi hoan nghênh việc hoàn tất Kế hoạch Huy động Nguồn lực cho JETP của Việt Nam. Giờ chúng ta có thể tập trung thực hiện. Na Uy sẵn sàng đóng góp bằng các khoản đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm cũng như chuyên môn của mình”.

Hiện có hàng trăm dự án tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế đang được phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên thị trường carbon ở Việt Nam vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Theo bà, có thể làm gì để đẩy nhanh quá trình này?

Trước tiên, tôi xin chúc mừng những nỗ lực của Việt Nam, các cơ quan cũng và các bên liên quan trong việc tạo ra tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon đồng nghĩa với việc giảm phát thải và tạo ra giá trị. Đây là một tín hiệu tốt vì khi thị trường có nhu cầu, đó sẽ là động lực để phát triển và tăng trưởng.

Phát triển thị trường carbon là một công cụ hữu hiệu mà hơn 70 quốc gia trên thế giới đang sử dụng để thực hiện các quy định trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Thị trường carbon khá phức tạp, nhưng để hiểu về nó, bạn có thể coi đây như một thị trường chứng khoán. Để đảm bảo một thị trường minh bạch, hiệu quả, phản ánh chính xác mức độ giảm phát thải thực tế, chúng ta cần có một khung pháp lý phù hợp, được theo dõi và giám sát chặt chẽ, liên tục.

Chúng tôi vui mừng nhận thấy Việt Nam đã có lộ trình đẩy mạnh phát triển thị trường carbon hoàn chỉnh vào năm 2028. Tiếp cận từng bước là cách làm thông minh. Bắt đầu bằng việc tập trung xây dựng các quy định, chính sách làm nền tảng cho thị trường vận hành, tiếp đó là hình thành và vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon Việt Nam và tiến tới vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2028. Đây cũng là con đường phát triển thị trường carbon của nhiều quốc gia trên thế giới.

Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường carbon. Đây không phải là vấn đề mới với các bạn. Thực tế, tín chỉ carbon đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều năm nay, khi Việt Nam là một trong những quốc gia triển khai mạnh mẽ nhất các Dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM). Đồng thời Việt Nam đã thực hiện cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường rừng trong nhiều năm.

Ở Na Uy, ngoài tín chỉ carbon, chúng tôi còn sử dụng một công cụ tài chính khác là thuế nhiên liệu hóa thạch. Ví dụ, khi bạn mua một chiếc ô tô mới ở Na Uy, khoản thuế mà bạn phải đóng phụ thuộc vào việc xe đó chạy bằng dầu hay bằng điện. Đối với xe điện, thuế rất thấp thậm chí có thể bằng 0 trong khi xe chạy dầu/xăng phải trả thuế rất cao.

Cũng phải nhấn mạnh rằng, thị trường carbon là một trong những công cụ chính sách cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh. Ở Na Uy, ngoài tín chỉ carbon, chúng tôi còn sử dụng một công cụ tài chính khác là thuế nhiên liệu hóa thạch. Ví dụ, khi bạn mua một chiếc ô tô mới ở Na Uy, khoản thuế mà bạn phải đóng phụ thuộc vào việc xe đó chạy bằng dầu hay bằng điện. Đối với xe điện, thuế rất thấp thậm chí có thể bằng 0 trong khi xe chạy dầu/xăng phải trả thuế rất cao.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đóng vai trò như là động lực chính cho tăng trưởng năng lượng tái tạo ở khu vực ASEAN. Theo bà, Chính phủ Việt Nam cần làm gì để thực hiện được mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050?

Trước hết phải nói rằng, biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, và nhiều nước trên thế giới trong đó có Na Uy đang thực hiện những lộ trình chuyển đổi xanh của riêng mình. Mỗi quốc gia sẽ biết rõ nhất mục tiêu của mình là gì và những gì là quan trọng trong bối cảnh của quốc gia mình.

Với những thuận lợi về vị trí địa lý, Việt Nam rất có tiềm năng trong việc phát triển và sản xuất năng lượng tái tạo. Đường bờ biển dài, nguồn gió dồi dào, là những tiền đề tốt cho phát triển điện gió xa bờ tại Việt Nam cũng như biến Việt Nam thành quốc gia đi đầu khu vực về năng lượng tái tạo.

Là một trong những quốc gia tiên phong thế giới về năng lượng tái tạo, Na Uy xin chia sẻ một bài học có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo tính thành công của chúng tôi đó là Đối thoại cởi mở và xây dựng giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và các bên liên quan trong đó có cả các tổ chức phi chính phủ.

Việc lắng nghe ý kiến của người dân cũng như của các tổ chức liên quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo tính bền vững và lâu dài của các chính sách, quy định cũng như bất cứ khoản đầu tư nào cho năng lượng tái tạo. Hy vọng, kinh nghiệm này có thể hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.

Việt Nam đã nhận diện được rất rõ những thách thức trước mắt của mình trong quá trình này. Chúng tôi đánh giá cao việc các bạn đang chú trọng củng cố khung thể chế hiện hành, xây dựng mới hoặc sửa đổi các quy định cho phù hợp. Đây là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn vào cơ sở hạ tầng cho năng lượng tái tạo. Tôi cho rằng đây là bước đi đúng đắn.

Kết thúc năm 2023, bà có thể chia sẻ cảm nghĩ của mình?

Năm 2023 đánh dấu nhiều hoạt động quan trọng trong quan hệ song phương Na Uy Việt Nam. Bắt đầu là chuyến thăm Việt Nam đầu năm của Quốc Vụ khanh Na Uy Erling Rimestad và phiên Tham vấn chính trị cấp thứ trưởng lần thứ 9 giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam-Na Uy, và cuối năm là chuyến thăm chính thức Na Uy của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Giữa đó, là hàng loạt các chuyến thăm làm việc của các cơ quan Quốc hội và Chính phủ cũng như doanh nghiệp hai nước, trong đó phải kể tới chuyến thăm Na Uy của Ủy ban Quốc phòng và An Ninh của Quốc hội, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Biển và Hải đảo Bộ Tài nguyên&Môi trường, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các chuyến công tác tại Việt Nam của Tổng cục Thủy sản Na Uy, Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (NORAD) và các tập đoàn tên tuổi của Na Uy như Equinor, TOMRA…

Tôi hy vọng, trong năm 2024 chúng ta sẽ tiếp tục đà này, và sẽ có nhiều hoạt động hợp tác có ý ở nhiều cấp độ, trong các lĩnh vực mà cả hai bên cùng quan tâm vì hòa bình và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và toàn thế giới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU)”. Sáng nay, ngày 13/11, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2024) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu tổ chức Hội thảo với...

Doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo để phát triển xanh hơn, bền vững hơn trong các lĩnh vực trọng...

Tăng trưởng xanh: Doanh nghiệp cần làm gì?

DNVN - Chia sẻ tại hội thảo “Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn”, ngày 12/11, các doanh nghiệp cho rằng, hướng đến tăng trưởng xanh đã tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu. Doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ số,...

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

"Câu chuyện phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là câu chuyện dài hạn", đó là chia sẻ của bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam; tại Hội thảo Phát triển bền vững năm 2024, do báo Đầu tư tổ chức sáng 12/11, tại Hà Nội. Theo bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam, chủ đề của phiên thứ 2 Hội thảo...

Chuyển đổi xanh, doanh nghiệp lớn làm được, doanh nghiệp nhỏ lo chi phí quá lớn

Đầu tư ban đầu để thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong sản xuất rất lớn, doanh nghiệp quy mô lớn làm được nhưng hầu hết doanh nghiệp nhỏ gặp khó về tài chính. Lo ngại được nhiều chuyên gia, nhà quản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người dùng smartphone Samsung cần cập nhật bảo mật ngay

Samsung vừa chính thức phát hành bản cập nhật bảo mật đặc biệt và khuyến cáo người dùng cập nhật ngay để khắc phục nhiều lỗ hổng quan trọng.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Giá vàng ngừng “thoái lui”, nên mua hay bán? Cơ hội tốt để tích lũy, cần lưu ý một điều

Giá vàng hôm nay 14/11/2024 "xoay mình" bật tăng nhờ hoạt động mua vào các nhà đầu tư, vượt trên mốc 2.600 USD/ounce. Chuyên gia nhận định: "Đây cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư muốn mua tích trữ hay đầu tư cũng khá tốt".

Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban Kinh tế-xã hội đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024

Chiều 13/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái, đã diễn ra Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh...

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ngành và 15 đội thi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn...

Tổng thống đắc cử Trump gặp ông Biden ở Nhà Trắng

Sáng 13/11 (giờ địa phương, 23h cùng ngày giờ Việt Nam) Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, thủ đô Washington, Mỹ.Đây là lần đầu tiên ông Trump trở lại văn phòng quyền lực của nước Mỹ kể từ khi rời đi 4 năm trước.Việc Tổng thống đắc cử gặp Tổng thống đương nhiệm tại Nhà Trắng là một truyền thống kéo dài hàng thập kỷ -...

Đồng chí Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định

(ĐCSVN) - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng mong muốn tân Bí thư Tỉnh ủy Nam Định phát huy truyền thống của địa phương, năng động, sáng tạo; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đưa Nam Định phát triển nhanh, bền vững; xứng đáng với kỳ vọng của Trung ương, đưa Nam Định vươn lên mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên mới- kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chiều 13/11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nam...

Nổ lớn ở Bắc Giang, mái nhà bị thổi bay

Một vụ nổ lớn xảy ra ở thôn Đồng (xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) khiến ngôi nhà của ông B.V.X. bị hư hỏng, toàn bộ phần mái và phía trước của ngôi nhà bị thổi bay, nền nhà có nhiều chỗ bị lún vỡ. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Quang Chúc, Chủ tịch UBND xã Vô Tranh (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cho biết, trên địa bàn xã đã xảy ra vụ...

Mới nhất

Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024

Chiều 13/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái, đã diễn ra Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt...

Triệu chứng ra sao, làm cách nào để mau khỏi?

Viêm da quanh miệng thường gây nên mụn đỏ, khiến người bệnh bị ngứa rát ở xung quanh vùng miệng. Phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm để thăm khám bác sĩ chuyên...

Mới nhất