Hơn hai năm sau khi Hiệp định Thương mại tự do Anh-Việt Nam (UKVFTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam và Anh đã bắt đầu tận dụng cơ hội từ Hiệp định này.
Thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh là một trong những điểm sáng, với tổng giao dịch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 5,87 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2023, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong giai đoạn này, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có mức tăng trưởng đáng kể, bao gồm sản phẩm cao su (66%), dây và cáp điện (55,5%), điện thoại và linh kiện các loại (21%), máy móc, thiết bị. (15,5%) và các sản phẩm nông nghiệp như trái cây và rau quả (15,5%), hạt điều (7,2%) và cà phê (5,7%).
Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp cho xuất khẩu tại An Gang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Tuy nhiên, điều đó cũng đi kèm với các vấn đề. Nhu cầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại và số vụ kiện phòng vệ thương mại của cả hai bên ngày càng tăng do UKVFTA liên quan đến việc cắt giảm thuế quan mạnh mẽ, dẫn đến cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải quán triệt, nắm bắt các cam kết trong hiệp định để chuẩn bị và khai thác lợi ích từ FTA đồng thời bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình.
Hiện tại, Việt Nam đã có một hệ thống quy định pháp luật về phòng vệ thương mại phù hợp với quy định của WTO, thông lệ quốc tế để tiến hành khởi xướng điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh thực thi các Hiệp định.
Quy định về phòng vệ thương mại trong 02 Hiệp định Hiệp định UKVFTA được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định EVFTA với những điều chỉnh cần thiết để bảo đảm phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa 2 bên.
Nội dung về phòng vệ thương mại trong 02 hiệp định là tương tự như nhau. 02 Hiệp định đưa ra các quy định về phòng vệ thương mại tại Chương 3 EVFTA bao gồm 3 Mục 14 Điều quy định các cam kết giữa Việt Nam và EU về các nguyên tắc và cách thức áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) đối với hàng hóa xuất khẩu của mỗi Bên.
Riêng với biện pháp tự vệ thì Chương này có quy định riêng về biện pháp tự vệ song phương giữa Việt Nam và EU/Anh ngoài các biện pháp tự vệ toàn cầu theo WTO.
Chương về các biện pháp phòng vệ thương mại tại 2 Hiệp định bao gồm các điều khoản liên quan đến việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại truyền thống trong WTO (bao gồm các biện pháp: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ). Về cơ bản, nội dung phòng vệ thương mại dựa trên các quy định của WTO, đồng thời bổ sung các nguyên tắc mang tính tiến bộ, phù hợp với hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại của ta, giúp cho nền kinh tế, các ngành sản xuất trong nước có công cụ “phòng vệ” hợp pháp, tiến bộ, bảo đảm hiệu quả của việc tham gia Hiệp định.
Đóng gói gạo cho xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: TTXVN
Các điểm mới về phòng vệ thương mại trong Hiệp định so với tiêu chuẩn của WTO là:
– Bổ sung các quy định giới hạn việc sử dụng các công cụ này để tránh lạm dụng và bảo đảm công bằng, minh bạch. Các quy định này tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, bên cạnh việc tuân thủ quy định trong WTO, trong quy trình khởi xướng, điều tra, áp dụng biện pháp CBPG/CTC, cơ quan có thẩm quyền phải bảo đảm:
+ Công khai thông tin: tất cả các thông tin, dữ liệu tham khảo cần thiết được sử dụng để đưa ra quyết định về biện pháp phòng vệ thương mại phải được công khai ngay sau khi áp dụng biện pháp tạm thời và trước khi ra kết luận cuối cùng. Việc công khai phải bằng văn bản và phải cho các bên liên quan một thời gian hợp lý để bình luận.
+ Cơ hội bình luận: Các bên liên quan có cơ hội thể hiện quan điểm trong quá trình điều tra (với điều kiện không làm cản trở quá trình điều tra và dẫn đến bị quá hạn điều tra).
– Quy định nguyên tắc áp dụng mức thuế thấp hơn, tức là thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại (trong khi WTO không bắt buộc sử dụng quy tắc này). Điều này giúp hai bên hạn chế đưa ra những quyết định áp thuế với mức thuế quá cao không cần thiết.
– Một điểm đáng lưu ý là theo cam kết EVFTA, hai bên sẽ không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp nếu việc này không phù hợp với lợi ích công cộng (tức là bên cạnh việc xem xét tình hình của ngành sản xuất trong nước thì nước điều tra cũng cần xem xét tình hình, quan điểm của nhà nhập khẩu, hiệp hội ngành hàng, tổ chức đại diện người tiêu dùng và các doanh nghiệp hạ nguồn).
– Biện pháp tự vệ toàn cầu: EVFTA quy định các bên tiếp tục tuân thủ các quy định của WTO về biện pháp tự vệ toàn cầu, đồng thời bổ sung thêm các cam kết sau:
+ Thông báo: bên khởi xướng điều tra/ chuẩn bị áp dụng biện pháp phải thông báo bằng văn bản tất cả các thông tin cơ bản và các căn cứ ra quyết định trong vụ việc theo yêu cầu của bên kia;
+ Cách thức: Phải tạo điều kiện để trao đổi song phương giữa hai bên về biện pháp tự vệ và chỉ được áp dụng chính thức biện pháp tự vệ sau 30 ngày kể từ khi trao đổi song phương thất bại.
– 2 Hiệp định cũng quy định về cơ chế tự vệ song phương, để bảo đảm việc cắt giảm thuế quan theo Hiệp định không gây ra các cú “sốc” đối với các ngành sản xuất trong nước, 2 Hiệp định quy định cơ chế tự vệ song phương trong thời gian chuyển đổi là 10 năm, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm được quyền lợi của các bên được sử dụng công cụ tự vệ chính đáng trong việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước nếu có thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại do việc cắt giảm thuế quan từ Hiệp định./.
Thu Hà