Trang chủNewsKinh tếPhát triển du lịch xanh ở Việt Nam (Bài 2): Không chỉ...

Phát triển du lịch xanh ở Việt Nam (Bài 2): Không chỉ phát triển du lịch đơn thuần

Cùng với các quốc gia khác trong khu vực, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chú trọng tới việc phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững và đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thực hiện định hướng này.

Một góc Khu du lịch sinh thái tại huyện Cù Lao Dung. Ảnh: Tuấn Phi -TTXVN

Một góc Khu du lịch sinh thái tại huyện Cù Lao Dung. Ảnh: Tuấn Phi -TTXVN

Cụ thể, vào tháng 12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó khẳng định “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội”. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó đáng chú ý có việc “phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương”.

Sau đó, vào tháng 1/2017, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW của về “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, trong đó khẳng định “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”. Mặt khác, Nghị quyết cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải “phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội”.

Trên cơ sở đó, vào tháng 10/2017, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó yêu cầu “các địa phương có tiềm năng, lợi thế lớn về phát triển du lịch xây dựng đề án cơ cấu lại ngành du lịch của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới”.

Bên cạnh đó, trong chương trình hành động này, Chính phủ cũng khẳng định sẽ “tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch”.

Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, trong hai năm 2022 và 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều chọn chủ đề “xanh” cho Năm Du lịch Quốc gia, trong đó Năm Du lịch Quốc gia 2022 có chủ đề “Quảng Nam-Điểm đến du lịch xanh”, trong khi Năm Du lịch Quốc gia 2023 lại có chủ đề “Bình Thuận – Hội tụ xanh”.

Phát biểu tại lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023 ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, hồi tháng 3 năm nay, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh với chủ đề hết sức ý nghĩa “Bình Thuận-Hội tụ xanh”, chúng ta khẳng định không chỉ phát triển du lịch đơn thuần, mà xa hơn là phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng là phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Ông nói: “Chúng ta tiếp tục kiên định với những giá trị bền vững mà nhiều năm qua đất nước Việt Nam, du lịch Việt Nam đã tạo dựng và xác lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Đó là thông điệp “Việt Nam-đất nước an toàn” và hình ảnh “Việt Nam-điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”, “Một Việt Nam thân thiện, hòa bình, hợp tác và hiếu khách”.

Về phần mình, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết những chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ được cụ thể hóa vào các chiến lược, kế hoạch hành động của ngành, bám sát phương châm “doanh nghiệp và người dân là chủ thể, khách du lịch là trung tâm, sản phẩm và hạ tầng là nền tảng, dịch vụ tiên tiến, hiện đại là động lực”.

Sau đó, ngày 15/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch. Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh phát triển du lịch là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội; phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn; chuyển từ “cung cấp cái mình có” sang “cung cấp điều khách hàng cần”; từ du lịch “một mùa”, sang du lịch quanh năm; phát triển du lịch theo hướng an toàn, xanh, sạch, văn minh, hiện đại, hấp dẫn, đề cao văn hóa du lịch Việt Nam; phát triển cả chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở tận dụng, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh, song không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần; phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, vừa có tính đặc sắc, riêng có.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch, nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung rà soát, kịp thời cập nhật, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định về du lịch; tăng cường đầu tư và huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch, trong đó khuyến khích khu vực tư đầu tư cho hạ tầng du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch tiếp cận các nguồn vốn, gói kích cầu; nâng cao năng lực kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, phù hợp với nhu cầu và biến động của thị trường du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số; hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt Nam.

Cùng với đó, tiếp tục đầu tư, phát triển nguồn nhân lực du lịch; hoàn thiện chính sách về visa, lệ phí, thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế theo hướng tăng số lượng nước được miễn thị thực và kéo dài thời hạn lưu trú; tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước, quốc tế mở các đường bay và trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm, tiềm năng; tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các tập đoàn, tổng công ty du lịch lớn, đa quốc gia trong thúc đẩy kết nối, thu hút các thị trường khách lớn, tiềm năng.

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”; tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu du lịch nội địa; khai thác có hiệu quả các thị trường nguồn khách quốc tế lớn, chú trọng khai thác các thị trường có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày; khai thác phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh như du lịch văn hóa, du lịch hội nghị, du lịch golf, du lịch ẩm thực, du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch miệt vườn, du lịch nông thôn; triển khai thực hiện hiệu quả, thực chất, đúng hướng đối với các nguồn lực đầu tư cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch…

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tích cực, chủ động phối hợp với bộ, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá văn hóa và du lịch Việt Nam ở nước sở tại; phối hợp, thực hiện tốt chính sách visa, xuất nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế; triển khai hiệu quả ngoại giao kinh tế, trong đó có du lịch. Bộ Công Thương phải lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam trong các chương trình xúc tiến thương mại của Bộ chủ trì ở trong và ngoài nước, gắn xúc tiến thương mại với xúc tiến du lịch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… phát triển du lịch liên quan nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Mặt khác, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tích cực, chủ động phối hợp, thúc đẩy liên kết du lịch để cùng phát triển sản phẩm, nguồn nhân lực, quản lý, đầu tư phát triển du lịch; thường xuyên lắng nghe, trao đổi, giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bền vững, đúng pháp luật; đẩy mạnh hợp tác công-tư, nhất là trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới.

Vịnh Hạ Long. Ảnh: TTXVN

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; tích cực nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm dịch vụ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; xây dựng văn hóa doanh nghiệp; thực hiện tốt văn hóa doanh nhân; đề cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm chế độ cho người lao động và tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch…

Giới chuyên gia nhận định với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, du lịch xanh sẽ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, từ đó đóng góp tích cực cho việc bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của đất nước./.

Mai Hương

Cùng chủ đề

Ứng dụng nhắn tin Rakuten Viber với tính năng bảo mật vượt trội | Số hóa | Tài Chính

Rakuten Viber là một ứng dụng đặt sự bảo mật và quyền riêng tư của người Việt Nam lên hàng đầu, liên tục cam kết cải tiến các tính năng bảo mật cho người dùng. Rakuten Viber ghi nhận hơn 54% người dùng đánh giá cao các tính...

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 10/2024 ước đạt 50.000 tấn, giá trị đạt 292,7...

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

SEMIExpo Vietnam 2024 lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Việt Nam về ngành bán dẫn

Lần đầu tiên tổ chức Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Với chủ đề “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”, Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 7 - 8/11/2024 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc. Khoảng 5000 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện nhiều...

Đầu tư căn hộ Expert Home chỉ 1,1 tỷ/căn tại VIC Grand Square

Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. ...

Cùng chuyên mục

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 10/2024 ước đạt 50.000 tấn, giá trị đạt 292,7...

Fed tiếp tục giảm lãi suất sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong năm, với mức điều chỉnh giảm 25 điểm phần trăm. Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định lý do Fed giảm lãi suất đến từ việc lạm phát lõi giảm xuống 2,6% và hướng đến 2% vào năm nay. Vì thế, Fed không còn quá lo ngại về lạm phát.Tuy vậy, bất chấp việc Fed giảm lãi suất,...

Giá chung cư tăng nghẹt thở, nhà đầu tư chuyển sang bất động sản liền kề

Trong bối cảnh giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc lại chiến lược của mình. Phân khúc bất động sản liền kề đã trở thành lựa chọn sáng giá hơn bao giờ hết. Giá chung cư tăng "nghẹt thở", nhà đầu tư chuyển sang bất động sản liền kềTrong bối cảnh giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc lại chiến lược của mình. Phân...

Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo

Ngày 6/11/2024, Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bầu ra 33 doanh nhân nữ tham gia Ban Chấp hành. Bà Hoàng Thị Hồng tiếp tục được tín nhiệm làm Chủ tịch Hội khóa mới. Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo - Kiến tạo tương laiNgày 6/11/2024, Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ...

Mới nhất

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. ...

“Luật Nhà giáo phải thực sự tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy”

Đây là yêu cầu và mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát biểu thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo sáng 9/11. ...

Những lưu ý sau khi bắn tàn nhang chị em cần ghi nhớ

Tình trạng rối loạn tăng sắc tố trên da với những đốm nâu đen hoặc đỏ không gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ,...

Ngày hội Thanh niên quốc tế

Kinhtedothi-Ngày hội Thanh niên quốc tế - Vì một thế giới hòa bình là dịp để người trẻ Thủ đô giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới bạn bè quốc tế; thể hiện tinh thần yêu hòa bình, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị của thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày...

Thời tiết bất lợi, sầu riêng miền Tây khan hiếm khiến giá tăng vọt

Hiện nay nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang phát giá 195.000 đồng/kg sầu riêng Monthong (Thái) và 140.000 đồng/kg sầu riêng ri 6, nhưng không có hàng để mua. ...

Mới nhất