Trang chủNewsKinh tếBước tiến mới trong công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam

Bước tiến mới trong công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam do sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu cùng với các hệ lụy của dịch COVID-19 và xung đột quân sự Nga-Ukraine đã tác động bất lợi tới hầu hết các ngành kinh tế. Tuy nhiên, trong năm thứ 2 áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng khích trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Du khách Ba Lan thích thú với hàng thổ cẩm của người Bahnar ở Kon Tum. Ảnh Dư Toán – TTXVN

Những con số ấn tượng

Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều tiếp tục giảm từ 4,3% năm 2022 xuống còn khoảng 2,93%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo cũng giảm từ mức 38,62% trong năm ngoái xuống còn 33%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số cũng giảm từ 21,02% năm 2022 xuống còn khoảng 17,82%, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, trong khi tỷ lệ hộ nghèo ở 74 huyện nghèo giảm từ 4%-5%.

Trước đó, trong năm 2022 – năm đầu tiên áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cũng giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021 và giảm bình quân 0,81 điểm phần trăm trong giai đoạn 2016-2022, trong khi tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số cũng giảm 4,89% so với năm 2021, đạt mục tiêu quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg, và tỷ lệ hộ nghèo trên 74 huyện nghèo giảm 6,35%, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao (4%).

Theo ước tính của Chính phủ, đến cuối năm 2023, sẽ có thêm 9 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, gồm: xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình); xã Hải An và Hải Khê (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị); xã Phong Chương, Điền Hương (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế); xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế); xã Phú Gia, Phú Diên (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế); xã Phước Vĩnh Đông (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Điều này sẽ góp phần đạt tiêu chí để được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đối với 10/54 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đạt khoảng 18,5% so với chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao là đến năm 2025 có 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Quyết liệt giảm nghèo

Để đạt được kết quả trên, theo nhận định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình và giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các địa phương đã cơ bản được ban hành đầy đủ, kịp thời tạo khung pháp lý để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình.

Nhiều hộ nông dân đã có ý thức chủ động nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Ảnh minh họa: TTXVN

Bên cạnh đó, vốn ngân sách trung ương năm 2023 phục vụ cho việc thực hiện Chương trình đã được cấp có thẩm quyền giao đầy đủ cho các bộ, ngành và địa phương. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đạt yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ giao. Bước đầu người dân đã có ý thức chủ động nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo sinh kế, thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững như chậm ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2022/TT- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính; chưa có hướng dẫn đối tượng người lao động có thu nhập thấp để hỗ trợ đào tạo giáo dục nghề nghiệp; chưa có hướng dẫn việc xem xét hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, phương tiện đào tạo cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn các huyện nghèo.

Hơn thế nữa, theo báo cáo, nhà ở hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo đã được hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác giai đoạn trước năm 2021 đến nay đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng nhưng chưa được xem xét hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Mặt khác, việc ban hành văn bản hướng dẫn và phân bổ vốn năm 2023 còn chậm ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình, đặc biệt là tỷ lệ giải ngân thấp, dẫn tới chưa đánh giá đầy đủ kết quả thực hiện Chương trình năm 2023. Trong khi đó, công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, trách nhiệm đề xuất xây dựng kế hoạch thực hiện chưa cao, chưa chủ động dẫn tới sự chậm trễ trong ban hành văn bản, đề xuất và phân bổ vốn thực hiện Chương trình. Một số bộ, ngành, địa phương báo cáo còn chậm, số liệu chưa chính xác; chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội hóa. Một số dự án triển khai còn chậm, manh mún, dàn trải.

Hơn thế nữa, cán bộ làm công tác giảm nghèo từ trung ương tới địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, còn kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi vị trí công tác. Một số nhỏ còn có tâm lý sợ trách nhiệm, đùn đẩy né tránh thực hiện công việc, ảnh hưởng đến chuyên môn, tiến độ công việc.

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý thực hiện Chương trình còn hạn chế dẫn tới việc tổng hợp, báo cáo chậm, chưa có số liệu tổng hợp kịp thời làm căn cứ ra quyết định điều chỉnh; chưa hoàn thành hệ thống quản lý dữ liệu về giảm nghèo.

Công tác truyền thông tuy được đầu tư nguồn lực và huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhưng vẫn còn một số nơi thực hiện chưa thực sự hiệu quả, mang tính hình thức hoặc truyền thông chưa sát đối tượng, chưa phù hợp với điều kiện, đặc thù vùng miền.

Xuất phát từ nhận định trên, từ nay đến cuối năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự kiến sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác giảm nghèo; truyền thông, hướng dẫn, hỗ trợ người dân tích cực tham gia lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội; chú trọng truyền thông về các sáng kiến, mô hình giảm nghèo hiệu quả và gương điển hình vươn lên thoát nghèo.

Chính phủ phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đổi mới, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau” năm 2023, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.

Một nhiệm vụ khác được Chính phủ đặt ra là hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các vướng mắc, kiến nghị về chính sách, pháp luật trong tổ chức thực hiện Chương trình để tham mưu, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu, đề xuất giải pháp trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo phân cấp.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình cấp có thẩm quyền hướng dẫn một số nội dung về phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn; công bố kết quả rà soát hộ nghèo năm 2023; hoàn thành việc kết nối dữ liệu về giảm nghèo với dữ liệu quốc gia về dân cư.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương khẩn trương, quyết liệt rà soát, hoàn thành ban hành các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia), đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện công tác giảm nghèo, thực hiện Chương trình.

Các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai có chất lượng, hiệu quả, bảo đảm tiến độ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình, chính sách giảm nghèo thường xuyên, tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo; Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp để đủ năng lực triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình./.

Kim Khuyên

Cùng chủ đề

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Bộ Công Thương ban hành...

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực và nguồn cung. Các chuyên gia nhận định, với tình hình thời tiết không thuận lợi tại...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. Sau 3 ngày điều trị tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu,...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Lao dốc không phanh, vàng nhẫn giảm không ngừng

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 trên thị trường quốc tế lao dốc không phanh do tâm lý phòng thủ lên cao sau khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ. Căng thẳng địa chính trị được kỳ vọng giảm. Trong nước, vàng nhẫn tiếp tục giảm, SJC có thể rớt mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá vàng miếng SJC 9999 trong nước được SJC và Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji tại Hà Nội và...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Bộ Công Thương ban hành...

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực và nguồn cung. Các chuyên gia nhận định, với tình hình thời tiết không thuận lợi tại...

Nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật xanh, an toàn

(ĐCSVN) - Những năm gần đây, nhờ các chương trình đào tạo, tập huấn của các ngành chức năng, doanh nghiệp, nhận thức của người nông dân về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng được nâng cao. Trên cơ sở đó, bà con sử dụng đúng cách thuốc (đúng đối tượng), đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách (đúng phương pháp), vừa phát huy tối đa khả năng bảo vệ cây trồng vừa giảm thiểu...

Công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report, kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng VNR500 năm nay cho thấy lĩnh vực công nghiệp-xây dựng vẫn là một trong những động lực phát triển của...

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm

Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024 do Bộ Công Thương chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 16/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 13 đến 16/11, Bộ Công Thương chủ trì giao cho Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế tổ chức Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 - Vietnam Foodexpo...

Mới nhất

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ...

Công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report, kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng...

Xe bán tải vượt ẩu, lấn làn khi đi qua cầu phao Phong Châu

Trong khi các phương tiện đang nối đuôi nhau qua cầu phao Phong Châu, một ô tô bán tải vượt ẩu, lấn làn nguy hiểm bất chấp quy định an toàn. XEM CLIP (Nguồn: NTD): Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh xe bán tải màu trắng lấn làn, đi ngược chiều, vượt ẩu...

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công. Bán nhà để khởi nghiệp với sachi Bà Đỗ Thị Kim Thông - Giám đốc Hợp tác xã Thương mại...

Mới nhất