Trang chủChính trịNgoại giao50 năm quan hệ Việt Nam-Bangladesh: Bền chặt với thời gian

50 năm quan hệ Việt Nam-Bangladesh: Bền chặt với thời gian

Việt Nam và Bangladesh là hai quốc gia có nền tảng lịch sử tương đồng, cùng trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh giành độc lập. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 11/2/1973. Kể từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước luôn bền chặt. Lãnh đạo và nhân dân hai nước luôn dành cho nhau tình cảm thân thiện, với tin cậy chính trị cao. Đây chính là nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Bangladesh Shirin Sharmin Chaudhury chụp ảnh chung. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN

Trong 50 năm qua, quan hệ chính trị giữa hai nước được tăng cường chặt chẽ, tin cậy hơn thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, trong đó đáng chú ý về phía Việt Nam có các chuyến thăm Bangladesh của Chủ tịch nước Trần Đức Lương (tháng 3/2004), Chủ tịch nước Trần Đại Quang (tháng 3/2018) và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (tháng 9/2023), và về phía Bangladesh có chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Khaleda Zia (tháng 5/2005); Thủ tướng Sheikh Hasina (tháng 11/2012); Tổng thống Abdul Hamid (tháng 8/2015); Chủ tịch Quốc hội Shirin Sharmin Chaudhury (tháng 7/2017).

Trong cuộc hội đàm ở Dhaka hồi cuối tháng 9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và người đồng cấp Shirin Sharmin Chaudhury của Bangladesh đã khẳng định coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Bangladesh, đồng thời nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp và các kênh Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cũng như giao lưu nhân dân, thúc đẩy triển khai các cơ chế song phương, nhất là Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật.

Cùng với việc trao đổi các đoàn cấp cao, hai nước đã duy trì các cơ chế hợp tác như Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật (phía Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương và phía Bangladesh do Bộ trưởng Tài chính và Kế hoạch chủ trì); Tiểu ban hỗn hợp Việt Nam-Bangladesh do Thứ trưởng Bộ thương mại hai nước chủ trì; Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao… Hai nước đã tiến hành 2 kỳ họp của Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; 2 kỳ họp Tiểu ban hỗn hợp; 2 kỳ họp Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao cấp Thứ trưởng.

Mới đây, trong kỳ họp lần thứ 2 Tham khảo chính trị giữa Việt Nam và Bangladesh do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt và Thứ trưởng Ngoại giao Bangladesh Masud Bin Momen đồng chủ trì tại thủ đô Dhaka vào ngày 14/5/2023, hai bên đã nhất trí thời gian tới sẽ phối hợp xây dựng tầm nhìn dài hạn cho quan hệ hai nước, thúc đẩy trao đổi các chuyến thăm cấp cao và các cấp, tăng cường họp định kỳ các cơ chế hợp tác hiện có, xem xét sớm khởi động lại và kiện toàn, nâng cấp Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật trong thời gian tới.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh, kinh tế-thương mại và đầu tư, giáo dục, nông nghiệp, thủy sản và chăn nuôi, tăng cường giao lưu văn hóa và du lịch; nhất trí phối hợp thúc đẩy các bộ, ngành liên quan của hai bên tăng cường rà soát, gia hạn các văn bản hợp tác như Bản ghi nhớ về hợp tác thủy sản và chăn nuôi, Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch, Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực chế tạo máy, Chương trình trao đổi văn hóa cho giai đoạn mới, ký mới Bản ghi nhớ về Hợp tác Công nghệ thông tin, Bản ghi nhớ về hợp tác xúc tiến thương mại…

Mặt khác, hai nước cũng thường xuyên có sự trao đổi, hợp tác khá chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc. Bangladesh đã ủng hộ Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021. Cả Việt Nam và Bangladesh đều trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, ủng hộ ứng cử của nhau, cũng như chia sẻ quan điểm, lập trường tại các diễn đàn của các nước đang phát triển như phong trào Không liên kết, hợp tác Nam-Nam, nhằm tăng cường tiếng nói, thúc đẩy đoàn kết, tự chủ, tự cường của các nước trong khu vực. Hiện hai bên chia sẻ trên tinh thần tin cậy, cởi mở về tình hình khu vực, quốc tế, các vấn đề biến đổi khí hậu, quản lý và giảm nhẹ thiên tai, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng và di cư…

Về kinh tế, Bangladesh là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam ở khu vực Nam Á. Trao đổi thương mại giữa hai nước tăng nhanh, từ 288 triệu USD lên gần 800 triệu USD giai đoạn 2010-2014. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển tích cực bất chấp đại dịch COVID-19. Năm 2022, trao đổi thương mại song phương đã đạt gần 1,5 tỷ USD, đưa Bangladesh trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam ở khu vực Nam Á. Việt Nam xuất khẩu sang Bangladesh các mặt hàng gạo, thức ăn gia súc, nguyên liệu sản phẩm hóa chất; và nhập khẩu hàng thủy sản, nguyên phụ liệu thuốc lá, dược phẩm.

Hai nước đã đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 2 tỷ USD trong những năm tới. Để thực hiện mục tiêu này, lãnh đạo hai nước nhất trí phối hợp thúc đẩy các bộ, ngành liên quan và cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường trao đổi đoàn xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, nghiên cứu các sản phẩm và lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, xúc tiến mở đường bay thẳng kết nối giữa hai nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng hợp tác, giao lưu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bangladesh Mohammed Shahabuddin Ảnh TTXVN

Phía Bangladesh đề nghị Việt Nam xem xét đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ phần mềm của Bangladesh, khẳng định sẽ có nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư Việt Nam; hoan nghênh Việt Nam gia tăng xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh vào thị trường Bangladesh như máy móc nông nghiệp, nguyên vật liệu, hàng gia dụng, điện tử, nông-thủy sản chế biến.

Về đầu tư, Bangladesh hiện có 18 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 930 nghìn USD, đứng thứ 101/142 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam (tính đến tháng 8/2023).

Trong hợp tác nông nghiệp, hai nước đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác thủy sản và chăn nuôi giai đoạn 2018-2022; đã gia hạn Bản ghi nhớ về thương mại gạo thêm 5 năm (từ 2022-2027). Hai bên đang tích cực trao đổi đoàn các cấp sang thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế, tái định cư và di dân, nuôi trồng thủy sản.

Như vậy, có thể thấy sau 5 thập kỷ hình thành và phát triển, quan hệ Việt Nam-Bangladesh đã phát triển bền chặt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, theo giới phân tích, quan hệ giữa hai nước vẫn còn nhiều tiềm năng và thế mạnh chưa được khai thác triệt để.

Vì thế, để đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phát biểu tại Học viện Ngoại giao Bangladesh hôm 21/9 trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới quốc gia Nam Á này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa 5 giải pháp cụ thể, gồm: Làm sâu sắc hơn quan hệ chính trị, gia tăng tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo và các cấp, các ngành hai nước; Tăng cường gắn kết kinh tế, coi đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ hai nước; Làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng và an ninh; Đẩy mạnh giao lưu nhân dân, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước; Tăng cường hợp tác trên cả kênh song phương và đa phương nhằm ứng phó với các thách thức biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, an ninh nguồn nước…/.

Minh Phương

Cùng chủ đề

Ứng dụng nhắn tin Rakuten Viber với tính năng bảo mật vượt trội | Số hóa | Tài Chính

Rakuten Viber là một ứng dụng đặt sự bảo mật và quyền riêng tư của người Việt Nam lên hàng đầu, liên tục cam kết cải tiến các tính năng bảo mật cho người dùng. Rakuten Viber ghi nhận hơn 54% người dùng đánh giá cao các tính...

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 10/2024 ước đạt 50.000 tấn, giá trị đạt 292,7...

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Khoảng 5.000 đại biểu sẽ tham dự Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam 2024) với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” sẽ diễn ra trong hai ngày 7-8/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Cùng chuyên mục

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Giá cà phê robusta thế giới mất hơn 100 USD phiên cuối tuần, trong nước đã tăng trở lại, nguồn cung nhiều hơn dự...

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng 10,76 triệu bao. Kết thúc niên vụ 2023-2024 (10/2023-9/2024) tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 11,7% so với niên vụ trước, đạt tổng cộng 137,27 triệu bao, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Mới nhất

Những lưu ý sau khi bắn tàn nhang chị em cần ghi nhớ

Tình trạng rối loạn tăng sắc tố trên da với những đốm nâu đen hoặc đỏ không gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ,...

Ngày hội Thanh niên quốc tế

Kinhtedothi-Ngày hội Thanh niên quốc tế - Vì một thế giới hòa bình là dịp để người trẻ Thủ đô giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới bạn bè quốc tế; thể hiện tinh thần yêu hòa bình, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị của thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày...

Thời tiết bất lợi, sầu riêng miền Tây khan hiếm khiến giá tăng vọt

Hiện nay nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đang phát giá 195.000 đồng/kg sầu riêng Monthong (Thái) và 140.000 đồng/kg sầu riêng ri 6, nhưng không có hàng để mua. ...

Loại rau dân dã bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Rau cần được chứng minh có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường. ...

Mới nhất