Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội”.
Quy định này nhấn mạnh sự bình đẳng, công bằng trong mức độ hưởng thụ quyền của các cộng đồng dân tộc sinh sống trên thế giới. Để cụ thể hóa hơn nhóm quyền của người DTTS, tại Điều 3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 và quy định trách nhiệm của các quốc gia trong việc đảm bảo việc thực hiện các quyền của công ước trong Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ 1992.
Tuy nhiên, có một đặc điểm chung trong nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của nhóm đối tượng này, đó là nhấn mạnh vào các quyền được thụ hưởng nền văn hóa riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ, chưa đề cập đến bảo đảm quyền con người của nhóm người DTTS trong bối cảnh BĐKH và STMT.
Kinh nghiệm của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã sử dụng sự can thiệp của con người nhằm điều chỉnh hệ thống sinh thái theo hướng có lợi và tác dụng của phương pháp này đó là tạo ra những hàng rào chống lại những rủi ro trước những biến đổi tiêu cực của BĐKH và STMT.
Một ví dụ điển hình như Chính phủ Thái Lan sẽ có chính sách giúp nông dân chuyển đổi từ giống cây trồng này sang giống cây trồng khác phù hợp hơn với các điều kiện dự đoán, đó cũng là một phương pháp tích cực nhằm đảm bảo quyền của đồng bào DTTS hiện nay.
Cũng trong lĩnh vực nông nghiệp, để giảm lượng khí thải CH4 từ ruộng lúa, các cách tiếp cận sau đây được đề xuất. Một là sử dụng các công nghệ sản xuất lúa gạo tăng cường (chẳng hạn như giảm thiểu việc sử dụng phân xanh và thay thế phân ủ lên men từ tàn dư trang trại, thêm phân đạm chứa nitrat hoặc sunfat để ngăn chặn sản xuất CH4 và một số loại khác.
Hai là Thái Lan thay đổi tập quán canh tác lúa. Hiện nay, trước thực trạng của BĐKH và STMT, Thái Lan cũng có một số đặc điểm tương tự với Việt Nam, đó là nhiệt độ cao hơn bất thường (hoặc thấp hơn bất thường) trong những năm qua, chính vì thế, các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động của các Trung tâm dự báo khí tượng nhằm xây dựng những kịch bản BĐKH được Chính phủ Thái Lan quan tâm sâu sắc. Bởi vì kết quả của nghiên cứu này có thể góp phần chuẩn bị tốt hơn cho nghiên cứu và dự đoán khí hậu trong tương lai bằng cách cung cấp dữ liệu để xây dựng mô hình thích ứng hoặc giảm nhẹ BĐKH.
Thái Lan là một trong những quốc gia phải ứng phó với tình trạng hạn hán nghiêm trọng, tình trạng lũ lụt, điều này ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực. Trước tình hình này, Chính phủ Thái Lan đã lập kế hoạch mức độ rủi ro và chiến lược phân vùng các khu dân cư sinh sống. Cụ thể, những khu vực nào rủi ro ở mức độ cao thì được khuyến nghị quan tâm đến mức độ tổn thương, trong chính sách này bao gồm cả nhóm DTTS.
Trên cơ sở lập kế hoạch mức độ rủi ro, Chính phủ Thái Lan sẽ tiến hành thức hiện các cơ chế đảm bảo cảnh báo hiệu quả. Bên cạnh đó, nhằm giảm tính tổn thương của người nghèo, trong đó có cả nhóm DTTS, Chính phủ Thái Lan duy trì chính sách đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân nếu người dân cải thiện năng suất và khả năng phục hồi của trang trại của họ thông qua các biện pháp mà bảo vệ môi trường như sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường hay thực hiện những chính sách nhằm phân bổ nước theo thời gian thực trong thời gian lũ lụt và hạn hán…
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tiến hành nhiều dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó nổi bật đó là dự án Công nghệ nâng cao của công nghệ tiên tiến để đo lường, giám sát và quản lý cô lập carbon trong nông lâm nghiệp cộng đồng và liên kết bù đắp CO2 với thị trường tài chính carbon để sử dụng đất bền vững (đặc biệt là nhóm DTTS tập trung tại miền núi), hiện đang trong quá trình tiến hành ký kết dự án học tập và quan sát toàn cầu để mang lại lợi ích cho môi trường giữa Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia – Hàng không và vũ trụ quốc gia quản trị – Quỹ khoa học quốc gia (Hoa Kỳ) với Viện Xúc tiến giảng dạy khoa học và công nghệ (Thái Lan), dự án này cũng bao gồm cả nhóm sinh viên người DTTS với nội dung đó là xây dựng một chiến dịch về BĐKH đối với sinh viên nhằm nâng cao hiểu biết về BĐKH.