Hoạt động đối ngoại tôn giáo là một trong những hoạt động quan trọng và thường xuyên của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Hoạt động đối ngoại diễn ra ở nhiều lĩnh vực, từ đào tạo, hội nghị, hội thảo đến việc chia sẻ kinh nghiệm cũng như vấn đề truyền giáo…
Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập vào đời sống thế giới thì hoạt động quốc tế của các tôn giáo Việt Nam cũng diễn ra đa dạng, phong phú số lượng đoàn trong nước và nước ngoài đi, đến nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình tôn giáo ngày càng tăng.
Hoạt động đối ngoại tôn giáo của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam không chỉ thực hiện theo quy định của luật tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn được tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo nâng cao vai trò, vị thế trong hoạt động quốc tế, cũng như tạo điều kiện để các tổ chức nước ngoài có dịp tiếp cận với thực tế ở các vùng miền của Việt Nam, góp phần vào công tác bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, tổ chức tôn giáo.
Thành tựu công tác đối ngoại tôn giáo
Xác định được tầm quan trọng của quan hệ với các nước trên lĩnh vực tôn giáo, nhân quyền, Việt Nam đã tăng cường đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các nước trên lĩnh vực tôn giáo, nhân quyền. Với Lào, Campuchia, Ban Tôn giáo chính phủ đã tăng cường đẩy mạnh hoạt động hợp tác với cơ quan làm công tác tôn giáo của Lào, Campuchia, ví dụ như:
Ký thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước từ năm 2007, với bộ lễ nghi tôn giáo Campuchia từ 2015. Thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác tôn giáo của bạn. Phối hợp tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo giữa các tỉnh biên giới Việt Nam với Lào và Campuchia.
Hoạt động nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo với các nước ở khu vực và trên thế giới được triển khai thường xuyên, như: tổ chức đoàn đi nghiên cứu, trao đổi về công giáo, chính thống giáo tại Mexico, Cuba, Nga; nghiên cứu thực tế về đạo Tin lành tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ; tổ chức đối thoại về vấn đề tôn giáo với cơ quan, các tổ chức, cá nhân tại Hoa Kỳ, Bỉ và Thụy Sĩ; nghiên cứu về Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo tại một số nước Hồi giáo; thiết lập quan hệ trên lĩnh vực tôn giáo với hầu hết các nước trong ASEAN như Singapore, Malaysia, Myanmar, Philippines, Brunei, Thái Lan, giúp đỡ cộng đồng người Việt thực hành tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo tại Đông Âu, Pháp, Hungary, Úc, và New Zealand.
Quan hệ Việt Nam Vantican tiếp tục được duy trì và có những bước tiến mới như nâng cấp quan hệ từ mức đặc phái viên không thường trú lên mức đặc phái viên thường trú, tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao, chuẩn bị tốt các vòng đàm phán và những hoạt động khác thúc đẩy quan hệ 2 bên.
Về công tác tuyên truyền đối ngoại, Việt Nam tăng cường đối thoại với đại diện các cơ quan thường trú ngoại giao, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam hoạt động, trong đó nhiều đoàn là cá nhân và tổ chức tôn giáo. Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền qua báo chí phương tiện truyền thông đại chúng dịch và in sách văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam.
Phối hợp với phái đoàn liên minh châu Âu tại Hà Nội và Viện liên kết toàn cầu tổ chức hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về chính sách pháp luật đối với tôn giáo đóng góp của các tôn giáo đối với xã hội.
Việt Nam tham gia hiệu quả các cuộc đối thoại nhân quyền với Úc, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Na Uy, EU, đón làm việc với báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo của Liên hợp quốc, Ủy ban Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, Xây dựng và bảo vệ trước liên hợp quốc báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ chu kỳ 3 UPR và báo cáo thực thi công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ICCPL trả lời khuyến nghị của các cơ quan của Liên hợp quốc.
Qua các hoạt động này, Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định rõ chính sách nhất quán tôn trọng tự do tìm hướng tôn giáo của đảng và nhà nước Việt Nam, nêu bật những thành tựu trên lĩnh vực tôn giáo ta đã đạt được kiên quyết phê phán luận điệu xuyên tạc bóp méo tình hình thực tế khách quan với tôn giá của các tổ chức cá nhân thiếu thiện chí nước ngoài và hoạt động chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo.
Chính sách chăm lo đời sống tâm linh cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Ban Tôn giáo Chính phủ đã thành lập nhiều đoàn, hoặc kết hợp trong các chuyến công tác nước ngoài để gặp gỡ cộng đồng người Việt tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con, trao đổi với chính quyền sở tại đề nghị giúp đỡ cộng đồng người Việt được tự do sinh hoạt tôn giáo, tâm linh, tạo sự phấn khởi, thêm gắn bó với quê hương đất nước. Nhờ đó có 7 hội Phật tử Việt Nam tại Pháp, Nga, Đức, Séc, Ba Lan, Hungary, Ukraine, một ban đại diện tăng sinh du học ở Ấn Độ và Lào đã cho phép thành lập ban điều phối của giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào. Giáo hội phật giáo Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động Phật giáo tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thời gian qua, hoạt động quốc tế của các tôn giáo Việt Nam diễn ra rất sôi động, thường xuyên. Đây là kết quả của chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động của Đảng và nhà nước ta.
Cụ thể, tính từ 2012 đến nay, có khoảng 370 đoàn Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, với hơn 1.000 lượt cá nhân, tổ chức nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo, khoảng hơn 1.200 lượt chức sắc tín đồ, nhà tu hành của các tôn giáo Việt Nam ra nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo Việt Nam xuất cảnh tham dự hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đào tạo nâng cao, hiện đang có khoảng 250 tăng ni và 250 linh mục đang du học tại các nước châu Á, Hoa Kỳ, Pháp, Italia.
Các tổ chức cá nhân nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo và hợp tác với các tổ chức tôn giáo Việt Nam triển khai các dự án y tế, giáo dục từ thiện nhân đạo, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ vùng bị thiên tai lũ lụt.
Tại Việt Nam, nhiều hội nghị, lễ hội tôn giáo lớn được tổ chức trọng thể, thành công, được dư luận đánh giá cao. Những hoạt động trên đã góp phần giới thiệu về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới, khẳng định chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Phương Anh