Theo Ủy ban Dân tộc, có thể thấy những thành tựu đáng kể trong thời gian qua của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế-xã hội, những bước tiến tích cực trong công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và những chuyển biến trong thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.
Trong lĩnh vực chính trị, lao động
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Có thể thấy sự tăng cường tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị của cán bộ nữ toàn quốc và tại ủy ban dân tộc. Số lượng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số là ủy viên trung ương đảng, đại biểu quốc hội liên tục tăng qua các khóa gần đây. nhiều cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của đảng nhà nước.
Tổng số cán bộ nữ ở các cơ quan đơn vị trực thuộc trung ương là 7.521 người, trong đó có 17,5% giữ chức vụ lãnh đạo. Quản lý từ cấp vụ trở lên một số cơ quan có tỷ lệ cao như Thông tấn xã Việt Nam 41,8%, Đài tiếng nói Việt Nam 25,2%, Ngân hàng nhà nước Việt Nam 24,1%.
Ở cấp tỉnh, tổng số cán bộ nữ là 5.814 người, trong đó có 714 người, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp sở và tương đương trở lên, 12,3%. Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh đạt cao như Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng, Cần Thơ.
Về lĩnh vực kinh tế, lao động việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế và thị trường lao động, các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế lao động việc làm tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế thị trường lao động, được triển khai thực hiện thông qua nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, góp phần thay đổi bộ mặt vùng dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn này, vai trò và tiếng nói của phụ nữ tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các công trình đã được chú trọng, được bộ ngành lồng ghép vào các văn bản hướng dẫn thực hiện như quy định tỷ lệ nữ trong ban chỉ đạo, ban giám sát…
Về lao động và việc làm, khả năng tiếp cận thị trường giúp phụ nữ dân tộc thiểu số đóng góp vào kinh tế gia đình cũng là một trong những yếu tố tác động tích cực đến việc nâng cao vị thế của người phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình và xã hội.
Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Chất lượng nguồn nhân lực nữ được nâng cao, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các chương trình dự án chính sách của nhà nước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số. Mạng lưới trường mầm non, trường phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được củng cố mở rộng nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học dân tộc; chất lượng giáo dục của các trường được nâng lên một bước.
Y tế cũng là lĩnh vực được chính phủ quan tâm đầu tư tại vùng dân tộc thiểu số đến nay đã đạt được các kết quả quan trọng. Có gần 6 triệu người dân tộc thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế phần lớn nhờ chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người dân tộc thiểu số sinh sống tại những địa bàn khó khăn, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh khoảng trên 90%.
Dù vậy, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số khám thai và sinh con tại cơ sở y tế vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước.
Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các hoạt động truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình, các vấn đề về giới, bình đẳng giới, bất bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được triển khai với nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú thu hút sự quan tâm của nam và nữ giới trong việc thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.
Nhiều hoạt động truyền thông, vận động được các bộ ngành địa phương linh hoạt, chủ động thực hiện bằng nhiều hình thức sáng tạo, tranh thủ lồng ghép vào các chương trình dự án chính sách khác đang triển khai tại vùng dân tộc thiểu số, từ đó nâng cao hiệu quả, góp phần hoàn thành các mục tiêu về bình đẳng giới.
Phương Anh